Theo Bộ GD-ĐT, tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dụcđược giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Đồng thời, việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% đã làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục.
Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.
Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận còn tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).
Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT và các địa phương phối hợp kiểm tra, rà soát tình hình tuyển dụng biên chế giáo viên bổ sung cho giai đoạn 2022-2026.
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguyên tắc “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp nhưng phù hợp”. Để làm được điều này, Thủ tướng cũng yêu các địa phương cầu cần làm tốt bài toán về quy hoạch.
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết đây là sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn nhận, những năm qua, công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam có nhiều thành tựu.
Ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển, tập trung nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ; tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng những yêu cầu của đất nước.
Hội nghị lần này đã có sự lớn mạnh về quy mô tổ chức, số lượng đại biểu, đặc biệt là nội dung và chất lượng các báo cáo khoa học, góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam.
Vì vậy, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng kết quả của hội nghị sẽ góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam.
Là địa phương được chọn địa điểm diễn ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Lê Hữu Hoàng, khẳng định tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đời sống. Trong đó, ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ hạt nhân mang lại những giá trị trực tiếp và hết sức thiết thực.
Thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở ứng dụng năng lượng nguyên tử thực hiện tốt công tác quản lý đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ, an toàn bức xạ đúng theo quy định.
Đồng thời, các cơ quan chuyên môn tiếp tục duy trì công tác truyền thông; liên tục cập nhật kiến thức về công nghệ hạt nhân và tìm kiếm cơ hội ứng dụng tại Khánh Hòa.
Hội nghị kéo dài từ ngày 9-11/8. Tại phiên toàn thể còn diễn ra tọa đàm bàn tròn giữa Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna (JINR) về kết quả nghiên cứu và triển vọng hợp tác giữa hai bên; các chuyên gia đầu ngành cùng trao đổi về các vấn đề như nghiên cứu chùm tia phóng xạ tại FLNR…
Trong khuôn khổ hội nghị cũng diễn ra Hội thảo IAEA với chủ đề “Ảnh hưởng kinh tế và xã hội của Chương trình hợp tác vùng (RCA) và các sáng kiến đổi mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
" alt=""/>Gần 450 đại biểu tham dự Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốcTuy nhiên, Đà Nẵng cũng như cả nước sau đại dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn, các địa phương đều kiến nghị hoãn thực hiện Nghị định 81.
Trong thời gian chờ hướng dẫn của Chính phủ, Nghị quyết 46 quy định rõ: “Trường hợp có văn bản của cấp có thẩm quyền quy định, hướng dẫn chưa thực hiện mức thu học phí năm học 2022-2023 theo Nghị định số 81, vẫn giữ nguyên mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập như năm học 2021-2022, tiếp tục áp dụng mức thu học phí năm học 2022-2023 theo quy định tại Nghị quyết số 35 của HĐND TP”.
Đồng thời với Nghị quyết 46, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết 41 về hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập, ngoài công lập trên địa bàn năm học 2022-2023.
Sau khi Đà Nẵng đã triển khai việc hỗ trợ, mới có Nghị quyết 165 của Chính phủ hướng dẫn giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức năm học 2021-2022.
Tuy nhiên, do Nghị quyết số 165 ban hành ngày 20/12/2022 (sau khai giảng năm học mới 4 tháng) và Công văn hướng dẫn số 694 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 23/2/2023, một số đơn vị, trường học thuộc các quận, huyện đã thực hiện hỗ trợ học phí trong học kì 1, năm học 2022-2023 cho học sinh theo mức mới quy định tại Nghị quyết số 46.
Để giải quyết vấn đề, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn gửi các đơn vị thực hiện Nghị quyết 165. Trường hợp người học đã được chi trả tiền miễn, giảm, hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 theo mức quy định tại Nghị quyết số 46, phần chênh lệch sẽ giảm trừ vào kỳ tiếp theo (cơ sở giáo dục công lập) hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước (cơ sở ngoài công lập).
Theo Sở GD-ĐT Đà Nẵng, năm học 2023-2024, TP chưa thực hiện thu học phí theo Nghị quyết số 46 mà vẫn sẽ thực hiện mức học phí theo Nghị quyết số 35. Chủ trương hỗ trợ học phí tại Nghị quyết số 43 vẫn thực hiện (đối với cả công lập và ngoài công lập) nhưng mức hỗ trợ sẽ theo Nghị quyết số 35.