Từ góc độ này, việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho giáo viên, không chỉ thu hút nhiều nhân tài giỏi gia nhập ngành, còn khuyến khích họ tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngược lại, hạ lương giáo viên có thể dẫn đến tình trạng bỏ nghề, giảm chất lượng giáo dục, đe dọa đến sự phát triển đất nước và tiến bộ xã hội.
Với quan điểm của ông Nhậm Chính Phi, nhiều người cho rằng chính phủ Trung Quốc cần xem xét giá trị và vị thế của giáo dục và dành cho giáo viên chế độ đãi ngộ xứng đáng. Bằng cách này, mới đảm bảo sự phát triển của ngành giáo dục và đặt nền tảng vững chắc trong tương lai của Trung Quốc.
Đồng quan điểm với tỷ phú công nghệ của Huawei, ông Hướng Tùng Tộ - Giáo sư Kinh tế Trường Đại học Tài chính Nhân dân, cho rằng: "Chìa khóa của giáo dục là cải cách tiền lương cho giáo viên. Họ là cốt lõi và linh hồn của ngành. Giáo viên giỏi làm cho giáo dục vững mạnh và đào tạo được học sinh tốt".
Theo ông Tộ, giáo dục vừa là động lực phát triển cũng là nền tảng cho sự tiến bộ của quốc gia. Giáo dục phát triển, trí tuệ nhân dân được khai sáng, khi đó dân tộc sẽ đứng trên đỉnh cao tri thức và công nghệ.
"Nếu giáo dục không phát triển, tương lai Trung Quốc sẽ không có nhân tài. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách duy nhất là tăng chế độ đãi ngộ cho giáo viên. Trên thực tế, lương giáo viên không cao, thậm chí có nơi thấp hơn ngành khác", giáo sư kinh tế cho hay.
Lương giáo viên ở Trung Quốc không cao, do đó sau khi trừ các chi phí hàng tháng thu nhập gần như bằng 0. Lấy dẫn chứng cụ thể, ông Tộ cho biết: "Quê tôi ở vùng dân tộc thiểu số thuộc một tỉnh biên giới. Lương công chức địa phương (nhân viên mới) là hơn 7.000 NDT (23 triệu đồng), trong khi lương giáo viên (nhân viên mới) chỉ được 5.000 NDT (17 triệu đồng)".
Ông Tộ nhận định, mặt bằng chung nghề giáo viên có trợ cấp thấp, công sức bỏ ra nhiều và trách nhiệm nặng nề, nên nhiều người muốn nghỉ. Họ sẵn sàng đóng góp, nếu điểm mấu chốt được giải quyết. Giáo viên cũng giống người bình thường, vẫn phải ăn, mặc và nuôi gia đình.
Theo NetEase
ĐH Y Dược TP.HCM đã có phần trình bày thuyết phục và mang về số phiếu ủng hộ là 12/12 từ ban giám khảo cũng như các nhà đầu tư. Hai đội chơi trường Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên được 7/12 phiếu ủng hộ và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM 8/12 phiếu.
Dự án VỰC của ĐH Y Dược TP.HCM phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng với slogan: "Sơ cứu chuyên nghiệp, thông điệp tương lai". VỰC trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành trong cộng đồng, đặc biệt với đối tượng học sinh, sinh viên. Dự án này được đa dạng hóa phương thức tiếp cận, đơn giản hóa kiến thức, ngôn ngữ của người trẻ.
Ở vòng thi cuối Chúng tôi là?, mỗi đội nhận 1 câu hỏi từ 1 trong 3 giám khảo xuyên suốt và có 30 giây để trả lời. Đây không còn là câu chuyện về dự án, mà mở rộng hơn về cách nhìn nhận thế hệ mình, suy nghĩ về trách nhiệm và con đường phía trước với những điều cần làm...
Giành chiến thắng sít sao chỉ nhỉnh hơn 1 điểm so với đội bạn, ĐH Y Dược TP.HCM đã trở thành quán quân Sinh viên thế hệ mới 2023. Hai đội trường Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM đã nhận cúp á quân.
Lê An
Hoàn thành 3 bài thi lập trình trong 42 phút 14 giây, Trần Thuỳ Dương đã giành giải Nhất bảng đấu khối THPT không chuyên tại cuộc thi Codewar Junior 2020.
" alt=""/>Dự án phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu giúp sinh viên trường Y thành quán quân