Nếu muốn đọc những nội dung bổ ích nhất trên web hoặc tìm hiểu các cuốn sách mới, Deepstash là ứng dụng phù hợp. Đây là nền tảng cộng đồng, nơi bạn chia sẻ trích đoạn từ bài báo, sách hay tự tạo nội dung. Nội dung được chia làm nhiều danh mục như tâm lý, khoa học dữ liệu, tài chính, sức khỏe…
Deepstash trình bày thông tin phức tạp một cách cô đọng. Chỉ cần lựa chọn chủ đề yêu thích, ứng dụng sẽ tạo ra nguồn cấp cá nhân hóa, sau đó bạn chỉ cần đọc nhanh các thẻ tóm tắt thay vì cả bài báo hay cuốn sách. Bạn cũng được phép tạo thư viện cá nhân cho riêng mình.
2. Blinkist
![]() |
Đọc sách cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Rèn luyện thói quen này khi lịch trình bận rộn đặc biệt khó đối với nhiều người. Blinkist sẽ giúp bạn bằng cách đưa ra kiến thức cơ bản từ bất kỳ cuốn sách nào trong thời gian 15 phút. Khác với Deepstash, Blinkist tập trung vào sách phi hư cấu. Trong mục khám phá, bạn sẽ tìm thấy những cuốn sách dựa trên sở thích.
3. Elevate
![]() |
Elevate là ứng dụng rèn luyện não bộ từng giành được giải thưởng của Apple. Nó sử dụng các phương pháp đã được chứng minh để giúp bạn cải thiện khả năng tính nhẩm, ghi nhớ, từ vựng, ngữ pháp. Ứng dụng dùng các trò chơi và hoạt động vui nhộn để nâng cao kỹ năng của bạn theo thời gian. Cách tiếp cận “game hóa” của Elevate giúp bạn có động lực hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn.
Thang điểm độc quyền có tên EPQ của Elevate dùng để đánh giá kỹ năng. Các bài huấn luyện sẽ khó hơn theo thời gian. Có khoảng 40 mini game trong ứng dụng. Vì vậy, các bài tập sẽ không bao giờ lặp lại. Theo nghiên cứu độc lập của Elevate, kết quả học tập của bạn có thể tăng tới 69% nhờ ứng dụng.
4. TED
![]() |
TED là một tổ chức phi lợi nhuận, trình bày các ý tưởng thông qua các đoạn thuyết trình ngắn. Chủ đề trải dài từ khoa học, công nghệ đến phát triển bản thân, vấn đề toàn cầu. Bạn có thể dùng TED để học về ý tưởng mới hàng ngày, mở rộng tầm hiểu biết.
Ngoài ra, ứng dụng còn có mục podcast riêng cho từng lĩnh vực cụ thể, như sức khỏe, thiết kế, kinh doanh, môi trường… Chỉ cần lựa chọn chủ đề yêu thích, TED sẽ cung cấp các bài nói chuyện liên quan.
5. CuriosityStream
![]() |
CuriosityStream là dịch vụ stream phim tài liệu hàng đầu thế giới. Phim tài liệu là công cụ học tập toàn diện giúp bạn học hỏi những điều mới, gia tăng kiến thức. Tìm hiểu về tự nhiên, vũ trụ, lịch sử hay dinh dưỡng thông qua những bộ phim tài liệu chất lượng.
Nền tảng cũng có một mục dành riêng cho trẻ em. Mỗi tuần đều có thêm các bộ phim mới, đồng nghĩa bạn không phải lo hết nội dung để xem.
6. Refind
![]() |
Refind là ứng dụng quản lý bài viết, giúp bạn có kiến thức nâng cao về mọi chủ đề. Tương tự Deepstash, nó tạo nguồn cấp dữ liệu cá nhân dựa trên sở thích. Khi đăng ký, bạn phải lựa chọn chủ đề, đường liên kết và theo dõi tác giả. Càng tương tác nhiều với ứng dụng, nguồn cấp dữ liệu càng chính xác hơn.
Refind khuyến khích bạn đọc 7 bài báo mỗi ngày để nắm rõ hơn một lĩnh vực. Nếu không có thời gian đọc, bạn có thể nghe báo nói.
7. Uptime
![]() |
Nếu cảm thấy đọc các bài báo hay nghiên cứu dài hàng trăm trang là việc khó khăn, Uptime là ứng dụng hoàn hảo dành cho bạn. Nó tóm tắt một cuốn sách hay tài liệu để bạn nắm được ý chính chỉ trong 5 phút. Uptime cung cấp các tóm tắt dưới định dạng như Stories trên Instagram.
Ứng dụng hữu ích nhất nếu bạn dùng nó như một công cụ bổ sung. Sau khi đọc một cuốn sách, bạn có thể xem lại trên Uptime để ghi nhớ các bài học và kiến thức của nó.
Du Lam (Theo MakeUseOf)
Nghiên cứu của một giáo sư khoa học máy tính chỉ ra các ứng dụng nhắn tin, gọi điện mặc định trên Android thu thập tin nhắn, lịch sử cuộc gọi rồi gửi về cho Google mà người dùng không hề hay biết.
" alt=""/>7 ứng dụng giúp bạn thông minh hơn mỗi ngàyCụ thể, Musk nói trên Twitter rằng: "Lương của hội đồng quản trị sẽ là 0 USD nếu tôi thâu tóm thành công Twitter. Như vậy, mỗi năm công ty tiết kiệm được gần 3 triệu USD". Đáng chú ý, lời nói này được Musk đã tweet để đáp lại bài đăng của một người dùng chỉ trích hội đồng quản trị Twitter.
Musk hiện nắm 9,1% cổ phần của Twitter và là cổ đông lớn nhất của công ty truyền thông xã hội. Đầu tuần này, giám đốc điều hành Tesla đã đề nghị mua lại toàn bộ công ty với giá 43 tỷ USD.
Elon Musk, một người tự cho mình là "người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận", đã chỉ trích các chính sách của Twitter. Vào thứ năm, ông đã hỏi 80 triệu người theo dõi của mình trên nền tảng rằng liệu "đưa Twitter thành công ty tư nhân với giá 54,20 USD có nên phụ thuộc vào cổ đông, không phải hội đồng quản trị hay không".
Kể từ sau tuyên bố muốn thâu tóm Twitter, Elon Musk đã đưa ra rất nhiều dự định gây sốc. Đáng chú ý là việc ông đề xuất một ý tưởng cực kỳ hoang đường: Biến trụ sở chính của Twitter tại trung tâm thành phố San Francisco thành nhà cho người vô gia cư.
Dòng tweet trên sau đó đã bị xóa, xong vẫn bị coi là “sự châm chọc quá đáng’’ đối với giới chức thành phố San Francisco, nơi vốn đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng vô gia cư, trong khi nhân viên Twitter thì được thông báo có thể phải làm việc từ xa mãi mãi hậu COVID-19. Do vậy, tòa trụ sở chính được Musk khuyến khích dành cho những người neo đơn không nhà, và rằng “dù gì thì nơi đây cũng bỏ trống và không có ai ở cả’’.
Theo tờ Bloomberg, không có dấu hiệu nào cho thấy Twitter sẽ chuyển đổi văn phòng của mình thành nhà cho dân vô gia cư và giả dụ có muốn thì trang mạng xã hội này cũng không có khả năng. Trước đây, việc chuyển đổi văn phòng bỏ trống thành đơn vị nhà ở tại các thành phố lớn như San Francisco được coi như một cách hiệu quả để giải quyết nút thắt nguồn cung cũng tái sử dụng các trung tâm thương mại không dùng đến.
Theo ông Dan Sider, Giám đốc Sở Kế hoạch San Francisco, Twitter hoàn toàn có thể chuyển đổi văn phòng của mình thành nhà ở giá rẻ vĩnh viễn nếu xét trên góc độ quản lý, song quá trình này sẽ tương đối phức tạp. Trong khi đó, việc cho người vô gia cư ở nhờ, theo ông, lại "khá đơn giản".
Tuy nhiên, nếu xét tới yếu tố chính trị hoặc động lực tài chính, rất khó để Twitter bắt tay thực hiện đề xuất này, nhất là khi lãnh đạo trang mạng xã hội nổi tiếng bắt đầu tái sử dụng tòa nhà trụ sở vào mục đích công việc.
Dẫu vậy, nếu Musk thâu tóm Twitter thành công với cái giá 43 tỷ USD, viễn cảnh trên hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa, trong bối cảnh tổng số dân vô gia cư là hơn 9.800 người tính đến cuối năm 2019 và tỷ lệ văn phòng bỏ trống lên tới 22,6% vào cuối năm 2021, có lẽ không quá nực cười khi Musk đặt ra ý tưởng này.
Hiện vẫn chưa rõ Elon Musk toan tính gì khi muốn mua lại Twitter. Tuy nhiên, trong thông báo của mình, Musk nói rằng lựa chọn thâu tóm là "tốt nhất và cuối cùng".
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, BI)
CEO Tesla và SpaceX đã đề nghị mua lại toàn bộ Twitter với giá 41 tỷ USD, chỉ vài ngày sau khi từ chối một vị trí trong hội đồng quản trị công ty truyền thông xã hội này.
" alt=""/>Elon Musk: Nếu mua được Twitter, tôi sẽ trả lương cho toàn bộ HĐQT 0 đồng