Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảm thấy nguyên do chính dẫn đến vấn đề của Daewoo Motor là hoạt động quản trị sai lầm và tham nhũng của ông Kim Woo Choong, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo Group.
Từ vinh quang xuống vực sâu
Một người bình luận: “Quản lý yếu kém và sự bất lực của các công ty Daewoo đã dẫn đến phá sản. Ông chủ cũ vô trách nhiệm đang lẩn trốn ở nơi nào đó trên thế giới”. Các chuyên gia cho rằng do ông quản lý tài chính yếu kém nên không chỉ Daewoo Motor, mà cả tập đoàn Daewoo, đều chìm trong nợ nần. Tháng 11/2000, chính phủ Hàn Quốc chính thức tuyên bố Daewoo Group phá sản, rao bán tài sản của tập đoàn. Hãng xe hơi GM đã ký thỏa thuận sơ bộ tháng 9/2001 để mua lại tài sản của Daewoo Motor với giá 1,2 tỷ USD.
Khi còn phồn thịnh, Daewoo Group là một trong năm chaebol lớn của Hàn Quốc, bao gồm Samsung, LG, Sunkyong (nay là SK), Hyundai. Năm 1967, ông Kim thành lập Daewoo Group chuyên về dệt may.
Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là ông Park Chung Hee đã giúp đỡ ông Kim bằng cách giao quyền quản lý các công ty phá sản mà chính phủ dự kiến tá cơ cấu. Ông Park cũng hỗ trợ ông Kim với nguồn lực thiết yếu. Ông Kim còn phát triển quan hệ với các chính trị gia và nhận được tài trợ từ một số ngân hàng. Nhờ các khoản vay được chính phủ xét duyệt, Daewoo Group tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau từ thập niên 70 đến 80, nhanh chóng trở thành tập đoàn lớn thứ 18 thế giới. Daewoo Group đầu tư hơn 400 dự án tại khoảng 85 quốc gia.
Daewoo Group bao gồm 24 công ty con, nổi tiếng nhất là Daewoo Motor, Daewoo Shipbuilding, Daewoo Telecom, Daewoo Engineering & Construction, Daewoo Electronics, Daewoo International, Daewoo Heavy Industries…
Ban lãnh đạo tập đoàn tin rằng mở rộng đồng nghĩa với thành công. Song, họ không mấy để ý đến lợi nhuận của các doanh nghiệp mới. Giữa những năm 1990, Daewoo Group bị buộc tội vì tham nhũng doanh nghiệp. Ông Kim cùng 34 giám đốc, kế toán bỏ túi 20 tỷ USD chính thức và 38 tỷ USD không chính thức dưới hình thức cho vay ngoại hối bất hợp pháp. Họ còn gom tiền từ các công ty con qua tài liệu giả. Tập đoàn cũng được cho là làm giả sổ sách để hiển thị lợi nhuận hư cấu và giảm nợ phải trả, vẽ ra bức tranh hứa hẹn về tình hình tài chính. Tập đoàn dường như che giấu nhiều doanh nghiệp thất bại và cũng hoán đổi tài sản giữa các công ty con.
Daewoo Group gia nhập ngành công nghiệp xe hơi năm 1978 khi mua 50% cổ phần Saehan Motor Company. Ra đời năm 1972, Saehan là liên doanh 50-50 giữa Shinjin Motors và General Motors (GM). Năm 1976, Shinjin Motors đối mặt vấn đề tài chính và bán cổ phần trong Saehan cho Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB). Năm 1978, Daewoo Group mua lại số cổ phần này và quyền quản trị từ KDB. Năm 1983, GM và Daewoo Group quyết định đổi tên liên doanh thành Daewoo Motor Company. Năm 1984, họ xây nhà máy lắp ráp, động cơ tại thành phố Bupyong. Nhà máy hoạt động vào ba năm sau, khoảng 50% xe hơi xuất khẩu sang Mỹ và thị trường nước ngoài.
Rắc rối của Daewoo bắt đầu khi nhà sáng lập Kim dùng số nợ khổng lồ để mở rộng kinh doanh xe hơi. Khoảng 1,3 tỷ USD được chi cho mở rộng Daewoo Motor tại các nước đang phát triển. Họ dùng thêm 1,1 tỷ USD nữa để mua Ssang Yong Motor. Ông Kim còn tăng công suất sản xuất trên toàn cầu một cách vô độ. Ông thành lập các nhà máy tại Ukraine, Romania, Việt Nam, Uzbekistan với vốn đầu tư thấp và cam kết “ảo”. Chẳng hạn, tại Ba Lan, Daewoo mua lại nhà máy sản xuất xe hơi quốc doanh với lời hứa đầu tư 1,1 tỷ USD và tạo ra 20.000 việc làm nhưng không thực hiện lời hứa.
Năm 2001, GM cùng đối tác SAIC và Suzuki “giải cứu” Daewoo Motor, đổi tên thành GM Daewoo. GM thâu tóm Daewoo là một nước cờ cần thiết để thiết lập vị trí dẫn đầu trên thị trường châu Á. Nếu không có GM, Daewoo sẽ sụp đổ. Hầu hết thiết kế xe hơi Daewoo dựa trên của GM. Trước thương vụ này, GM phụ thuộc hoàn toàn vào chi nhánh Adam Opel để sản xuất xe hơi cỡ nhỏ cho các nước đang phát triển. Xe hơi cỡ nhỏ của GM cũng không thực sự thành công nên muốn dùng kinh nghiệ của Daewoo để phát triển những chiếc xe phù hợp. Thời điểm đó, GM dự đoán Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan sẽ là thị trường quan trọng trong 10 năm sau này. Alan Perriton, người phụ trách phát triển kinh doanh GM tại châu Á khi ấy, cho biết mua lại Daewoo mang đến sản phẩm chất lượng cao, chi phí thấp cho phần còn lại của châu Á. Năm 2011, GM quyết định cho Daewoo Motor trở thành dĩ vãng khi đổi tên công ty thành GM Korea. Tất cả xe hơi của công ty đều mang thương hiệu Chevrolet.
Cái chết của Daewoo Motor và sự sụp đổ của tập đoàn Daewoo là cú sốc lớn với nhiều người Hàn Quốc. Họ có niềm tin mãnh liệt rằng các chaebol như Hyundai, Daewoo, Samsung và LG quá lớn để thất bại. Song, nó cũng là minh chứng cho câu nói “chuyện gì cũng có thể xảy ra”. Công ty con về điện tử của Daewoo Group qua tay nhiều người mua, trong khi công ty đóng tàu và kỹ thuật vận tải được quốc hữu hóa. Những chaebol sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính như LG, Samsung, Hyundai nhờ cắt giảm chi phí và chiến lược hợp lý đã vươn lên thành tên tuổi toàn cầu.
Ông Kim Woo Chung sau một thời gian chạy trốn đã quay lại Hàn Quốc năm 2005. Ông bị kết án 10 năm tù nhưng được ân xá năm 2007. Tháng 12/2019, ông mất ở tuổi 82, khép lại cuộc đời của một người vừa được xem là anh hùng, vừa bị xem là kẻ tội đồ khiến “vũ trụ vĩ đại” Daewoo lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé.
Du Lam
Tại Hàn Quốc, khi muốn tìm kiếm gì đó trên Internet, người ta không nói: “Google đi”, mà là “hãy hỏi Naver”.
" alt=""/>Cái chết của Daewoo MotorNgày 10/4/2018, Viện Pháp y tâm thần Trung ương cũng kết luận: “Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định, bị can Vũ Thị Thu Hoài mắc bệnh trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muộn do di chứng sử dụng nhiều loại ma túy”.
Để có tiền chơi ma túy, Hoài tham gia rất nhiều đường dây ma túy xuyên quốc gia, nhưng hầu hết với vai trò cửu vạn. Ngoài việc chồng Hoài cũng là tay giang hồ có tiếng, dù đã ly dị, nhưng do rất am hiểu pháp luật, Hoài thường đứng ra tư vấn cho đám tội phạm mỗi khi “dính lưới”, thậm chí đảm nhận việc “chạy án” luôn, nên tiếng tăm của thị ngày càng nổi trong giới giang hồ.
Có những vụ, kẻ chủ mưu chỉ cần chi vài trăm triệu đồng, Hoài đã lo êm xuôi mọi việc, trong khi những mối chạy án khác thường hét giá cả tỷ bạc. Tất nhiên, những kẻ dính vào ma túy như cây kim trong bọc, chẳng chóng thì chày cũng sẽ lộ ra.
Như trường hợp của Phạm Thị Hợp (SN 1977, ngụ số 392 Tô Hiệu, P.Hồ Nam, Q.Lê Chân, TP Hải Phòng), đầu nậu có tiếng tại ngõ đường tàu-một chợ ma túy tương tự “siêu thị trắng” Thanh Nhàn ở Hà Nội là một ví dụ.
Khoảng tháng 4/2017, Hợp được Tuấn “Trạm” đặt hàng mua nửa kg “đá” và 500 viên ma túy tổng hợp nên đã thuê Trần Quang Anh, nhà ở thị trấn An Dương, Hải Phòng đi giao hàng với tiền công 3 triệu đồng. Rất ranh ma, Hợp để “hàng” cùng số tiền công vào giỏ chiếc xe đạp điện rồi dựng sẵn trong ngõ gần nhà thị để Quang Anh qua nhận vận chuyển.
![]() |
Các đối tượng Phạm Thị Hợp |
Chuyến đó, Trần Quang Anh lái xe ô tô đi giao thì bị lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hải Dương phát hiện, bắt giữ. Hợp vội vàng đưa vài trăm triệu đồng cho Hoài “Giám”. Sau đó, chỉ có mình Quang Anh bị Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xử phạt 20 năm tù, hiện vẫn đang chấp hành án tại Trại giam Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Nhưng đến đầu tháng 11/2017, Hợp cũng bị lực lượng Biên phòng cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) bắt khi đang cùng Lê Trung Thành (SN 1977, trú tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) vận chuyển thuê 8.011 viên ma túy tổng hợp (trọng lượng hơn 2 kg) từ Campuchia về Việt Nam cho một bà trùm tên là Nguyễn Thị Liên. Bị Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an) khởi tố điều tra do liên quan đến nhiều vụ mua bán, vận chuyển ma túy khác, Phạm Thị Hợp mới khai ra việc chạy án và vụ việc mới được phục hồi điều tra…
![]() |
Các đối tượng Phạm Thị Hợp |
“Quái chiêu” vận chuyển ma túy
Để bắt Hoài “Giám” về “quy án”, lực lượng Công an TP Hải Phòng đã nhiều lần lên kế hoạch nhưng đều không thành công. Nắm được thông tin Hoài thường xách thuê ma túy cho các đường dây tội phạm, Công an TP Hải Phòng cũng đã tung quân vây bắt, nhưng dường như lần nào Hoài cũng “đánh hơi” thấy, nên chỉ bắt được đống ma túy giả. Cũng bởi vậy mà Hoài càng ngày càng dương dương tự đắc, coi thường pháp luật.
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, nửa đêm 19/6/2017, Vũ Thị Thu Hoài đã bị Cục CSĐT tội phạm về ma túy bắt quả tang khi đang cùng Vũ Thị Hải Yến (SN 1995, ngụ P.Thượng Lý, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng) vận chuyển 4.861 viên ma túy tổng hợp các loại (trọng lượng gần 1,7 kg) và gần 1 kg ma túy đá .
Tại cơ quan CSĐT-Bộ Công an, Hoài “Giám” đã phải cúi đầu nhận tội. Các đối tượng khai nhận, ngày 18/6/2017, Phạm Thị Hợp được Nguyễn Thị Liên thuê vào TP Hồ Chí Minh nhận “hàng” để vận chuyển về Hải Phòng giao cho Liên, nhưng do Hợp bận con nhỏ nên nhờ Hoài “ship” thay. Hợp bảo cháu gái là Vũ Thị Hải Yến đi cùng Hoài. Nhưng vừa bước xuống sân bay Nội Bài, Hoài-Yến đã được “mời” vào phòng y tế để kiểm tra.
Tại đây, Yến tự nguyện lôi 2 túi ma túy giấu trong áo ngực ra giao nộp. Công an cũng kiểm tra, lấy ra 16 túi ma túy tổng hợp nhét trong ruột quả thanh long và 2 túi khác ngụy trang trong hộp bánh pía.
![]() |
Hình ảnh các đối tượng đang vận chuyển ma túy trong camera theo dõi của cơ quan Công an |
Đồng chí Lê Văn Đàm, Phó trưởng Phòng 8, Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Bộ Công an-điều tra viên thụ lý chính vụ án cho biết, dù đã bị bắt quả tang vận chuyển ma túy, nhưng việc đấu tranh với nữ quái này hết sức vất vả. Hoài vốn ranh ma, quỷ quyệt nên đều tính toán rất kỹ mọi việc.
Khi nhận lời xách thuê ma túy, Hoài đã chuẩn bị kỹ các chứng cứ ngoại phạm. Trong vụ vận chuyển gần 3 kg ma túy bị bắt quả tang, Hoài không chỉ có cách ngụy trang rất tinh vi bằng cách khoét ruột quả thanh long rồi nhét các túi ma túy vào đó, dùng giấy quấn lại rồi đóng vào thùng carton, số còn thừa giấu trong túi bánh pía và bảo Yến tự nhét vào áo ngực, khi đến sân bay, thị còn mua vé hành lý ký gửi chậm để gửi thùng thanh long có chứa ma túy nhưng lại lấy tên Vũ Thị Hải Yến.
Về tới cơ quan điều tra, Hoài một mực “không biết, không nhớ”, lúc thì tỏ ra đàn anh, đàn chị vênh váo “đấu lý” với cả điều tra viên, lúc lại giả vờ điên, đến mức CQĐT phải trưng cầu giám định của Viện Pháp y tâm thần trung ương.
Khi cơ quan này khẳng định: “Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bệnh ở giai đoạn ổn định. Bị can đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”, Hoài lại xin “hợp tác đi bắt đối tượng khác”, mục đích là để thông cung ra ngoài...Nhưng tất cả những chiêu trò tai quái đó đều bị các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm lật tẩy.
Giữa tháng 6/2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Viện KSND tối cao để chuẩn bị đưa Vũ Thị Thu Hoài, Phạm Thị Hợp và các đồng phạm ra xét xử trong một ngày gần đây.
Trong khi các đàn em lần lượt nhận án tử hình, ông trùm Nguyễn Thanh Tuân vẫn cố thủ trong sào huyệt, điều hành các đường dây ma túy khủng.
" alt=""/>Chân dung nữ giang hồ mới nổi ở Hải PhòngQua thanh tra 6 dự án điển hình cho thấy, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn, các đơn vị thành viên và công ty cổ phần có vốn góp của Tổng Công ty có nhiều sai phạm.
Cụ thể, 6 dự án bị thanh tra gồm: Dự án căn hộ Felisa Riverside (số 99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư; dự án tại số 577 Bến Bình Đông, phường 13, quận 8 và dự án Trung tâm thương mại Bình Đăng (Quốc lộ 50, phường 6, quận 8) do Công ty CP phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư;
Các dự án do Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư như: dự án đầu tư xây dựng khu cao ốc văn phòng tại số 257 Điện Biên Phủ, quận 3; dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư An Hội, phường 14 và dự án chung cư Nguyễn Kim B, quận 10.
![]() |
Dự án căn hộ Felisa Riverside (số 99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư. |
Theo Thanh tra TP.HCM, qua ghi nhận hầu hết các dự án nói trên đều chậm tiến độ thực hiện cũng như chậm tiến độ thi công, có một số dự án từ khi phê duyệt dự án đến nay đã hơn 10 năm nhưng chưa đưa vào khai thác sử dụng, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp và có sai phạm trong việc chỉ định thầu, đấu thầu.
Bên cạnh đó, việc bán nhà hình thành trong tương lai chưa đảm bảo quy định, chưa thực hiện đầuy đủ việc bảo lãnh ngân hàng nhưng đã tiến hành bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Riêng việc quản lý, sử dụng nhà đất số 236 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3 của Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III (doanh nghiệp có vốn góp của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn) có sai phạm khi doanh nghiệp này cho Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm thuê lại không đúng đối tượng, mục đích được giao, thuê đất. Tháng 11/2018, Sở TN&MT đã đề xuất UBND TP.HCM thu hồi và lập thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.
Về việc chi tiền hộ cho đối tác kinh doanh, chi hộ trả tiền thuê đất cho các đơn vị, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn sử dụng 100% vốn Nhà nước để chi nộp tiền thuê đất, thuế đất của Công ty CP Hùng Vương hơn 4,8 tỷ đồng; của Công ty CP Địa ốc 7 hơn 469,5 triệu đồng; đặc biệt chi trả các chi phí thực hiện dự án chung cư Nguyễn Kim – Khu B thay cho Công ty CP Địa ốc Ngân Hiệp.
Theo Thanh tra TP.HCM, việc chi tiền hộ cho các đối tác làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, làm lợi cho đối tác, rủi ro cao, có sự tuỳ tiện trong việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước, dễ dẫn đến làm thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước.
Đến cuối năm 2018, Công ty CP Địa ốc Ngân Hiệp đã góp vốn 398,31 tỷ đồng và góp bằng tiền thu từ chia tiền bán sàn thương mại khu B chung cư Nguyễn Kim là 32,18 tỷ đồng. Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn chưa kịp thời kiểm tra, xử lý, chưa báo cáo xin ý kiến chủ sở hữu để chỉ đạo.
Giai đoạn 2017 – 2018, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn đầu tư tài chính tại 32 doanh nghiệp với tổng vốn là 2.250,4 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ có 18 đơn vị có lợi nhuận, được chia cổ tức. Trong năm 2017, có 7 doanh nghiệp đầu tư bị lỗ với tổng số lỗ luỹ kế lên đến 40,66 tỷ đồng. Năm 2018 có 5 doanh nghiệp với tổng giá trị lỗ gần 24 tỷ đồng, khó có khả năng bảo toàn vốn đầu tư.
Liên quan đến 3 dự án chung cư của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn tại quận 10, ngày 23/4, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo các sở ngành, UBND quận 10 rà soát các thủ tục, báo cáo để TP xem xét giải quyết. Các dự án gồm: Dự án xây mới chung cư Nguyễn Kim – Khu B, phường 7; dự án xây mới chung cư Thành Thái và dự án lô A chung cư Bưu Điện tại phường 14.
- Quá trình thanh tra 14 dự án khu đô thị và nhà ở thương mại trên địa bàn, Sở Xây dựng Bình Thuận xác định nhiều chủ đầu tư vi phạm luật xây dựng, kinh doanh BĐS, thậm chí có trường hợp không liên hệ được chủ đầu tư.
" alt=""/>Sa lầy tại 6 dự án, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn còn “làm lợi cho đối tác”