- Dường như mô tuýp ‘nàng béo’ đang dần trở thành 'đặc sản' không thể thiếu của Vietnam Idol.
- Dường như mô tuýp ‘nàng béo’ đang dần trở thành 'đặc sản' không thể thiếu của Vietnam Idol.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện hình ảnh cản quang ngang đốt sống ngực C3, C4 trên phim X-quang ngực thẳng. Hình ảnh CT cột sống cổ cho thấy dị vật đang nằm ở thực quản.
Ngay lập tức, bệnh nhân được kíp nội soi tiêu hóa - gây mê nhanh chóng can thiệp, gắp bỏ được cục pin từ thực quản của bé ra ngoài.
Bệnh nhân N. bị viêm loét thực quản độ 2 do hóa chất trong pin ăn mòn.
Sau 6 ngày điều trị, hiện bệnh nhi đã ổn định và đang được nhịn ăn nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị loét thực quản.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lốp xe ô tô bị rò rỉ hơi (xuống hoặc non hơi) một cách chậm rãi, có thể kể đến như lốp bị mòn sau một thời gian sử dụng, van lốp bị hỏng, vành xe bị cong vênh hay bị đâm thủng.
Dưới đây sẽ là những hướng dẫn giúp người dùng có thể khắc phục được các vấn đề lốp xe bị rò rỉ hơi từ từ, nhằm đảm bảo có một chuyến đi an toàn. Thông thường, cách khắc phục tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Do vật nhọn đâm thủng
Khi phát hiện vấn đề rò rỉ hơi là do vật nhọn đâm thủng, điều này cần phải xử lý ngay. Trước tiên, hãy kiểm tra lượng hơi còn lại trong lốp xem có đủ áp suất tối thiểu 190 kPa (27 Psi) hay không.
Nếu không đủ hơi, người dùng hãy sử dụng bơm tạm đủ lượng áp suất theo nhà sản xuất ô tô khuyến cáo đối với xe của mình. Sau đó, hãy tìm đến một trung tâm lốp để tiến hành loại bỏ vật gây ra vết thủng ra khỏi lốp xe và tiến hành vá lại lốp xe. Người dùng cũng có thể tự làm điều này tại nhà trong trường hợp có đủ các thiết bị tháo lốp và dụng cụ vá lốp chuyên dụng.
Van lốp bị hỏng
Nếu kiểm tra xung quanh bề mặt lốp mà không có dị vật đâm vào lốp xe ô tô, khi đó người dùng có thể phán đoán vấn đề rò rỉ hơi đến từ van lốp bị hỏng. Việc kiểm tra van lốp có bị hỏng hay không cũng khá đơn giản bằng cách bôi lên đầu van một ít nước xà phòng loãng.
Nếu phát hiện tại vị trí van lốp có hiện tượng sủi bọt khí thì gần như có thể khẳng định van lốp đã hỏng. Việc thay thế van lốp buộc phải thông qua các kỹ thuật viên lốp, chi phí thay van lốp khá rẻ, trong khoảng hơn 100.000 đồng đối với loại thường. Loại chân van lốp có cảm biến áp suất lốp sẽ đắt hơn, dao động từ 500.000 đồng cho tới hơn 1.000.000 đồng.
Do vành xe bị cong vênh
Nếu nghi ngờ lốp bị rò rỉ hơi là do vành xe (la-zăng) bị cong vênh, để tìm ra nguồn rò rỉ hơi, người dùng có thể dùng tay miết theo viền của la-zăng hoặc dùng nước xà phòng xịt xung quanh khu vực tiếp xúc giữa vành xe và lốp để xác định xem không khí thoát ra từ vị trí nào.
Về vấn đề này, người dùng sẽ khó có thể tự xử lý mà buộc phải có sự can thiệp của kỹ thuật viên lốp. Họ sẽ tiến hành nắn lại các vị trí vành bị cong vênh hay móp méo, sau đó tiến hành bịt kín các vị trí tiếp xúc giữa lốp và vành bằng keo dán vành.
Trong một số trường hợp cấp bách khi gặp sự cố về lốp tại một khu vực hẻo lánh và khó tìm được một trung tâm chăm sóc lốp, người dùng có thể mua sẵn bình xịt keo tự vá lốp xe ô tô khẩn cấp với giá từ 80.000-300.000 đồng. Bình xịt này sẽ bơm thẳng keo vào lốp xe qua van lốp giúp trám vết rò rỉ khí do thủng lốp.
Điều quan trọng cần lưu ý, trên đây chỉ là giải pháp thay thế tạm thời hữu ích nếu xe không có sẵn lốp dự phòng và không nên sử dụng như một biện pháp khắc phục lâu dài. Biện pháp này sẽ giúp người lái xe có thể tới nơi an toàn hơn sau khi lốp bị xẹp hoặc tới ga-ra ô tô gần nhất để nhận được trợ giúp từ chuyên gia về lốp.
Người dùng nên nhờ các chuyên gia tại cửa hàng lốp hoặc dịch vụ sửa lốp lưu động chẩn đoán lốp càng sớm càng tốt để đảm bảo lốp xe của mình luôn ở trong trạng thái tốt và có thể hoạt động một cách lâu dài.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Chúng ta cần tăng cường giám sát trọng điểm, phát hiện các ca bệnh tại cộng đồng, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và truyền thông để người dân hiểu và dự phòng”, TS Tâm nói.
Về tình hình các ca cúm A mắc chủng thường nhưng vẫn tăng nhanh, TS Tâm nói: “Theo tôi, một năm ghi nhận 600 nghìn đến 1 triệu ca không phải tăng đột biến. Tại Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm số ca mắc cúm A thấp hơn năm ngoái. Hà Nội cũng tăng nhẹ số ca mắc và chưa nằm ngoài kiểm soát của ngành y tế”.
Lý giải nguyên nhân số ca cúm A tăng, TS Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch Covid-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm A ít. Tuy nhiên sau khi khống chế được Covid-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, ví dụ không đeo khẩu trang khi xuất hiện nơi công cộng. Vì vậy số ca mắc có xu hướng tăng. Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nói thêm, ngành y tế ghi nhận sự các ca nhập viện do cúm A tăng. Tuy nhiên cúm A chủ yếu 2 chủng là H3N2 và H1N1 đây là những chủng đã có vắc xin để dự phòng. “Cho đến nay, hệ thống giám sát chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8”, PGS.TS Liên Hương nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Liên Hương, về tình hình số ca nhập viện do cúm A có xu hướng tăng để phòng chống bệnh, chúng ta tăng cường giám sát phát hiện các chủng mắc, các ổ mắc, xác nhận các tác nhân gây bệnh, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác phân tuyến điều trị, phân luồng khám sàng lọc để tăng hiệu quả khám chữa bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, cúm A đang có dấu hiệu tăng cao tại một số địa phương, người bệnh cần chú ý khi có các dấu hiệu sau: - Sốt kèm cảm giác ớn lạnh. Người bệnh thường bị sốt trên 38 độ C. - Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, cơ thể suy nhược. - Đau họng, viêm họng, ho. - Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. - Có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ, ban đầu trẻ sốt từ 38 độ trở lên, cảm giác nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước. Tuy nhiên khi bệnh chuyển nặng, trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân lạnh, trẻ thở nhanh, ngủ li bì. Nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật. Người mắc cúm A thường hồi phục sau 1 tuần. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ chuyển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ suy hô hấp dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản… thậm chí tử vong. Những người có nguy cơ chuyển nặng khi mắc cúm A gồm trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền tim mạch, hô hấp… |