Uớc tính đến hết năm 2019 sẽ có khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ, đạt 87% mục tiêu của Đề án (11,03 triệu người), trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 5,59 triệu người, đạt 85% kế hoạch (6,558 triệu người của Đề án trong 11 năm 2010-2020.
Sau học nghề số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80,4%. Lao động nữ nông thôn được hỗ trợ học nghề chiếm 59,4% vượt mục tiêu đề ra.
Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề; trên 35% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp để tiếp tục làm nghề nông nghiệp có năng suất, thu nhập cao hơn.
Các địa phương đã thông kê có gần 350 ngàn hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát nghèo, chiếm 61,5% số người nghèo tham gia học nghề; gần 300 ngàn hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân tại địa phương và trở thành hộ có thu nhập khá; gần 200 ngàn người sau học nghề đã thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhiều mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thực hiện mỗi làng một sản phẩm và thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới.
Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Sau 10 năm, hơn 9,2 triệu lao động nông thôn được học nghề các trình độ. Ảnh: Hạ Anh. |
Kết quả trên đã góp phần thực hiện các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (có bằng chứng chỉ đạt 14,1%) năm 2009 lên 59,5% (có văn bằng chứng chỉ đạt khoảng 23%) cuối quý 1/2019, tăng 31,8%;
Vượt chỉ tiêu chung tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của cả nước và Vùng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung trong xây dựng nông thôn mới 19,5%; vượt chỉ tiêu lao động có việc làm qua đào tạo ở hai vùng phát triển nhất (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) 35% (75/40%) và 3 vùng còn lại (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long) 15% (40/25%);
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 35,4% cuối quý 1/2019, giảm 16,1%.
Nâng năng suất lao động từ 37,9 triệu đồng năm 2009 lên đạt 102,2 triệu đồng năm 2018, gấp 2,7 lần. Năng suất lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản 14,1 triệu đồng năm 2009 lên 39,8 triệu đồng năm 2018, gấp 2,82 lần.
Tuy nhiên, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn còn tồn tại.
Cụ thể, nội dung đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế không đạt mục tiêu của Đề án. Điều này do nguồn kinh phí trung ương bố trí thấp hơn so với kế hoạch và vướng mắc trong triển khai thực hiện quy định về đấu thầu đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước.
Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm cấp huyện chưa được quan tâm và hiệu quả chưa cao.
Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn vẫn còn dàn trải, nhất là danh mục nghề nông nghiệp; một số địa phương chưa xây dựng, phê duyệt định mức chi phí đào tạo, xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra cho các nghề đào tạo.
Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn, hiệu quả việc làm sau đào tạo còn hạn chế,...
Mục tiêu và nhiệm vụ đề ra đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn Năm 2020: Đào tạo nghề các cấp trình độ cho 1,43 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 950.000 lao động nông thôn (350.000 người học nghề nông nghiệp, 640.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%. Giải đoạn 2021-2025: hàng năm đào tạo nghề các trình độ cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. |
Thanh Hùng
- Những hạn chế và giải pháp đã được các đại biểu đưa ra tại hội nghị về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên năm 2019, sơ kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2010 – 2019).
" alt=""/>Những con số tích cực sau 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thônTrước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với từng Đại học (trong đó có hai lần làm việc với ĐHQG Hà Nội) để thị sát trực tiếp tình hình, lắng nghe ý kiến và đưa ra các định hướng phát triển của mỗi trường.
![]() |
Ảnh VGP/ Quang Hiếu |
Tại cuộc họp ngày 2/11, ý kiến phát biểu của các đại học đều đề cập nhiều đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng theo các dự án đã được duyệt - với ĐH Đà Nẵng là làng đại học, với ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội là khu đô thị đại học - trong đó nổi lên là vấn đề thu xếp nguồn vốn cho công tác này và một số cơ chế, chính sách cho các trường, nhất là việc tự chủ đại học.
Các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam đều thể hiện ủng hộ các đại học phát triển.
Ý kiến của các Phó Thủ tướng, bộ, ngành đều nhấn mạnh việc cần có cơ chế đặc thù, mở rộng tự chủ, trong đó, ĐH Đà Nẵng là đại học mang tính chất vùng có thể áp dụng cơ chế tương tự như 2 ĐHQG. Các trường cần rà soát lại công tác quy hoạch, nhất là sử dụng đất, cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật lại quy hoạch vốn đã có từ mấy chục năm trước. Với quan điểm đầu tư cho nhân lực là đầu tư cho phát triển, nguồn vốn Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư các công trình trọng yếu và tạo cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực khác như PPP…
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cả trung ương và địa phương, nhất là Bộ GD-ĐT và 3 đại học nói trên cần “dồn lực để tập trung phát triển 3 đại học này thành những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, trước hết là cho 3 vùng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Theo ông Phúc, 3 đại học sẽ được tập trung xây dựng thành khu đô thị đại học có quy hoạch xứng tầm để có hạ tầng bảo đảm cho sự phát triển, “chứ trường gì mà mỗi anh một mảnh thì làm sao được”.
Ông Phúc cho rằng đây phải là những đại học đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của đại học Việt Nam trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học. Do đó, dù trực thuộc Chính phủ hay Bộ thì nếu các đại học không tự vươn lên, không tự đổi mới bản thân mình, không có quyết tâm chính trị cao thì khó thành công.
Ông Phúc nêu rõ, Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với 3 đại học, các địa phương hỗ trợ tái định cư cho người dân.
Ảnh VGP/ Quang Hiếu |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì xem xét lại các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cùng với Bộ Tài chính, các địa phương đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, có những hình thức huy động nguồn lực khác để đầu tư vào đây.
Chia sẻ mong muốn xây dựng các đại học này thành đại học nổi tiếng, chất lượng của đất nước, ông Phúc nói: “Những việc các đại học đề xuất hôm nay mà Thủ tướng đồng ý trên cơ sở có đề án phát triển tái cấu trúc của 3 đại học thành các đại học lớn của Việt Nam mang tầm quốc tế, trong đó nêu rõ về sứ mạng, tầm nhìn, xác định mục tiêu toàn diện về phát triển công tác đào tạo khoa học công nghệ, xếp hạng quốc tế”.
Đề án phát triển tái cấu trúc 3 đại học cần thực hiện theo quy hoạch chung về phát triển 3 đô thị đại học tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó 3 đại học là trung tâm. Mục tiêu của 3 đại học là có mặt trong bảng xếp hạng đại học của thế giới. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GD-ĐT góp ý xây dựng đề án phát triển tái cơ cấu. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng để thực hiện đề án.
Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn các đại học thúc đẩy công tác này thông qua các đề án, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho công tác giáo dục đào tạo, kể cả cho phép 3 đại học này thực hiện hợp tác công – tư PPP nhưng phải có đề án riêng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Chúng ta có mặt bằng sạch, có hạ tầng tốt thì dứt khoát chúng ta xã hội hóa hay các hình thức khác sẽ thành công”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, xử lý các vướng mắc của 3 đại học nhằm tạo điều kiện cho 3 đại học tăng tốc, nhất là xây dựng được 3 khu đô thị đại học.
Theo tường thuật của TTXVN, Thủ tướng cũng cho biết, Nhà nước sẽ tiến hành vay vốn ODA để thực hiện các dự án của ba trung tâm đại học này, nhằm huy động 1 nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu cho dạy và học tương xứng với quy mô một trung tâm đại học. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn và mức vay cụ thể theo yêu cầu của các trường. Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành và các đại học trình phương án để Thủ tướng xem xét quyết định.
Phương Chi
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu dồn lực phát triển 3 đại học lớnSách Chiến thắng Con Quỷ bên trong.
May mắn thay, giờ đây chúng ta đã có thể khám phá bí mật vĩ đại mà Napoleon Hill cất giấu trong Chiến thắng Con Quỷ bên trong. Ở giai đoạn hiện tại, cuốn sách tiết lộ cách chúng ta chạm đến thành công, cách nhận ra tư duy chìm đắm của bản thân và cả sự quan trọng của quá trình thực hành tỉnh thức.
Đây là một hành trình để khám phá cách con người chống lại cám dỗ nội tâm, đối mặt với Con Quỷ của chính mình và tìm lại sự tỉnh thức. Như Napoleon Hill đã nhắc nhở chúng ta: “Tôi cũng đã khám phá ra rằng trong mỗi thất bại tạm thời, mỗi vấp ngã hay nghịch cảnh luôn có một hạt mầm lợi ích tương đương”.
Con đường chúng ta đi dường như có cả hai thái cực, thất bại lẫn thành công. Có một cách nhẹ nhàng hơn để diễn đạt điều này: những nguyên tắc sống của Hill dạy chúng ta “thất bại một cách thành công”.
Liệu bạn đã sẵn sàng?
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Đối mặt và chiến thắng con quỷ trong bạn