
UBND huyện Thanh Trì vừa báo cáo kết quả thực hiện các chỉ đạo của UBND TP Hà Nội liên quan đến dự án Xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh (dự án Khu đô thị Đại Thanh) do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (thuộc tập đoàn Mường Thanh) của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư.
Về dự án này, trước đó, năm 2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều sai phạm. Theo TTCP, tính đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói tuy nhiên các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp.
![]() |
UBND huyện Thanh Trì không nêu rõ danh tính cụ thể những cá nhân, tổ chức liên quan đến sai phạm chung cư Đại Thanh. |
“Chủ đầu tư dự án chưa nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm”, kết luận thanh tra nêu rõ.
Kết luận thanh tra cũng chỉ ra rằng dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội; đối với các bên tham gia dự án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án gồm các khu nhà liền kề, biệt thự và 6 khối nhà cao tầng được phê duyệt xây dựng 29 tầng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã xây các tòa nhà chung cư tăng lên 32 tầng và đã được bán cho cư dân vào sinh sống....
Đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, có dấu hiệu thất thoát tiền ngân sách nhà nước. TTCP kiến nghị cơ quan công an điều tra hình sự những sai phạm tại dự án Đại Thanh.
Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân và tập thể, UBND huyện Thanh Trì cho biết, đã nghiêm túc thực hiện Kết luận số 39-KL/UBKTTU ngày 12/7/2017 của UBKT Thành ủy Hà Nội, thi hành kỷ luật đối với 4 đồng chí cán bộ, đảng viên; kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 5 tổ chức. Tuy nhiên, UBND huyện Thanh Trì không nêu rõ danh tính cụ thể những cá nhân, tổ chức.
9 lần đối thoại cư dân Đại Thanh vẫn bế tắc cấp sổ đỏ
UBND huyện Thanh Trì cũng cho biết, ngày 20/9, UBND huyện đã chủ trì cùng Thanh tra TP, cơ quan cảnh sát điều tra (Công an TP) mời toàn thể cư dân họp, làm rõ yêu cầu, nguyện vọng của cư dân về biện pháp xử lý đối với nhà đầu tư, đối với dự án, công trình vi phạm tại dự án khu đô thị Đại Thanh và tổng hợp toàn bộ ý kiến của cư dân, báo cáo TP.
![]() |
Sau nhiều năm, 9 lần đối thoại những kiến nghị về bất cập, những sai phạm tại dự án Khu đô thị Đại Thanh đến giờ vẫn bế tắc. |
Theo đó, ý kiến của người dân cơ bản tập trung vào 3 nội dung chính.
Thứ nhất, tuy chủ đầu tư chưa hoàn thành các thủ tục của Dự án và có một số sai phạm với Nhà nước nhưng do người dân đã bỏ tiền mua nhà, đất qua sàn bất động sản của chủ đầu tư từ năm 2012 nhưng không được cấp sổ đỏ; không được xây nhà nên gặp nhiều khó khăn. Kiến nghị TP cấp giấy chứng nhận cho các hộ liền kề, các căn hộ chung cư chưa được cấp và cho các hộ có đất được xây nhà theo quy hoạch được duyệt song song với quá trình giải quyết xử lý vi phạm của chủ đầu tư.
Thứ hai, người dân yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch phục vụ cư dân như: thảm nốt mặt đường giao thông, xây trường học, bãi đỗ xe, trồng cây xanh...
Thứ ba, kiểm tra kỹ lại hệ thống PCCC, bảo trì và vận hành hệ thống thang máy đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cư dân. Bàn giao quỹ bảo trì 2%, hồ sơ pháp lý và diện tích sử dụng chung cho Ban quản trị chung cư.
Trước đó, sáng 20/9, UBND huyện Thanh Trì tổ chức cuộc họp ghi nhận ý kiến giữa đông đảo cư dân, người mua nhà tại Khu đô thị Đại với các cơ quan ban ngành TP.Hà Nội.
Tại buổi đối thoại, đại diện cư dân Đại Thanh đặt câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý khi sau 3 năm mới phát hiện sai phạm tại dự án này: Chúng tôi đặt câu hỏi việc cơ quan quản lý thông đồng với doanh nghiệp hay không? Thứ hai là những cán bộ này không có nghiệp vụ, mà không có nghiệp vụ thì làm việc ở vị trí đó làm gì?, đại diện cư dân Đại Thanh nêu câu hỏi.
Đây là lần thứ 9 cư dân Đại Thanh gặp gỡ, đối thoại với các cơ quan liên quan như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Thanh tra thành phố hay chính quyền huyện Thanh Trì để tìm hướng giải quyết những quyền lợi của mình liên quan đến những sai phạm của chủ đầu tư nhưng đến giờ vẫn bế tắc khiến người dân bức xúc.
Hồng Khanh
- Dù được bàn giao nhiều năm nay nhưng cư dân chưa biết bao giờ mới được cấp sổ hồng. Tại nhiều toà chung cư của “đại gia điếu cày”, cư dân đã đồng loạt treo băng rôn yêu cầu trả sổ hồng cho cư dân.
" alt=""/>Loạt cán bộ liên quan đến sai phạm chung cư Đại Thanh bị kỷ luậtTheo con số thống kê, số lượng phương tiện dán thẻ thu phí không dừng mà VDTC phát triển được trong vòng 1 năm kể từ khi ra mắt dịch vụ ePass, ngang bằng với con số của toàn bộ thị trường Việt Nam trong giai đoạn 5 năm trước đó. Nhờ đó, tỉ lệ phương tiện có dán thẻ thu phí tự động tại Việt Nam đã tăng từ 25% lên gần 50% (theo thống kê tại Cổng thông tin điện tử Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 8/2021, có hơn 4,4 triệu ô tô đang lưu hành).
Hệ thống ePass của VDTC giúp thời gian xử lý giao dịch giảm 3 lần so với trước đây, từ 0,6 giây xuống 0,2 giây. Hệ thống có tỷ lệ nhận dạng biển số xe là 99,8, vượt 8,8% so với KPI của cơ quan quản lý Nhà nước. Tỷ lệ nhận dạng thẻ đầu cuối đạt 98,48%, vượt 0,48% so với KPI của cơ quan quản lý Nhà nước. So với hình thức thu phí một dừng, thời gian vận chuyển của khách hàng qua trạm giảm đến 60 lần, góp phần giảm thiểu ùn tắc trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ.
Hiện tại, hệ thống của VDTC có tỷ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên đạt hơn 75%. Tại các trạm do VDTC triển khai cung cấp dịch vụ, tỷ lệ khách hàng chuyển sang sử dụng thu phí không dừng đạt hơn 50%.
Tổng giám đốc VDTC Bùi Trình cho biết: “Trong tương lai, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh tiến độ phổ cập dịch vụ thu phí không dừng, chúng tôi muốn xây dựng một hệ sinh thái giao thông thông minh, tiếp tục phục vụ người dân, đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế. VDTC đặt mục tiêu mở rộng dịch vụ thông qua xúc tiến triển khai các dự án giao thông thông minh trên các tuyến đường cao tốc cũng như các bãi đỗ xe, bến cảng, sân bay. Đây sẽ là một thử thách mới với chúng tôi."
Nguyễn Thái
Hà Nội dự kiến sẽ có khoảng 11,7 triệu lượt phương tiện đi vào khu vực thu phí mỗi năm. Do đó, vấn đề công nghệ sử dụng ở các cổng thu phí là thông tin được nhiều người quan tâm, bên cạnh mức phí thu trên mỗi lượt xe.
" alt=""/>CEO VDTC: 'Chúng tôi muốn xây dựng một hệ sinh thái giao thông thông minh'Nghị định 87 của Chính phủ về CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến có hiệu lực từ ngày 15/9/2020 đã quy định rõ, cơ quan đăng ký hộ tịch khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thống kê số liệu đăng ký hộ tịch và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong CSDL hộ tịch điện tử. Triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL hộ tịch điện tử với các CSDL khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Tư pháp cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay, tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch (11.000 UBND cấp xã, trên 700 phòng tư pháp cấp huyện và 63 sở tư pháp) với trên 18.000 tài khoản người dùng đã sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử. Phần mềm này đã giúp giải quyết hầu hết các nghiệp vụ đăng ký hộ tịch theo Luật Hộ tịch trên hệ thống mạng, máy tính và được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh. Do đó, người dân có thể thực hiện nhiều thủ tục đăng ký hộ tịch theo phương thức trực tuyến; lấy số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh. Qua đó cung cấp nguồn thông tin hộ tịch đầu vào, cập nhật dữ liệu “sống” cho CSDL quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của Luật Hộ tịch và Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã cho thấy CSDL hộ tịch điện tử còn nhiều hạn chế. Do đó, Bộ Tư pháp đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Nâng cấp cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” với nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, dự kiến thực hiện trong năm 2022 và năm 2023; đồng thời chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc số hóa sổ hộ tịch lịch sử. Khi cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được hoàn thiện, sẽ tạo đà cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quốc tịch, chứng thực cũng như các lĩnh vực hành chính tư pháp khác của Bộ Tư pháp.
Linh Đan
" alt=""/>Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phải thống nhất từ Trung ương đến địa phương