Walber được kỳ vọng giúp hệ thống phòng ngự của Thép Xanh Nam Định thêm chắc chắn, hướng tới những thành công ở các đấu trường quốc nội lẫn sân chơi AFC Champions League Two (giải C2 châu Á).
Trước đó, nhà ĐKVĐ V-League cũng ký hợp đồng với Mpande và Trần Văn Trung, gia hạn hợp đồng 3 năm với Tuấn Anh.
Mùa giải 2024/25, Thép xanh Nam Định không chỉ đá V-League và Cup Quốc gia mà còn đại diện cho Việt Nam tranh tài ở đấu trường AFC Champions League Two (C2 châu Á), nên có sự chuẩn bị lực lượng rất kỹ lưỡng.
Ở một diễn biến khác, HAGL cũng vừa chính thức ra mắt tân binh người Brazil, Marciel Silva Da Silva. "Sau khi vượt qua kiểm tra y tế, tiền vệ 29 tuổi Marciel Silva Da Silva đặt bút ký hợp đồng thi đấu cho CLB HAGL mùa giải LPBank V-League 2024/25. Chúc Marciel sớm hợp nhập vào lối chơi của toàn đội", CLB HAGL thông báo.
Marciel sinh năm 1995 tại Porto Alegre, Brazil. Cầu thủ 29 tuổi sở hữu chiều cao 1m86 và thuận chân trái. Silva được chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt định giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng). Cầu thủ này là tân binh đầu tiên của HAGL chuẩn bị cho mùa giải mới.
![]() | ![]() |
Tại Thể Công Viettel, đội bóng này cũng vừa ra mắt 2 ngoại binh Wesley Nata (tiền vệ) và Amarildo (tiền đạo). Trong 2 cầu thủ này, Nata được xem là phương án mà Thể Công Viettel chuẩn bị thay cho Hoàng Đức một khi cầu thủ này ra đi. Cả Wesley Nata và Amarildo đều đến từ Brazil.
Ngoài 2 ngoại binh này, đội bóng áo lính gia hạn hợp đồng với thủ môn Văn Phong. Trước đó, Thể Công Viettel ký hợp đồng với trung vệ Nguyễn Minh Tùng, hậu vệ Bùi Văn Đức và HLV thủ môn Guilherme Almeida.
Công văn do Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký nêu rõ: Tiếp nhận Công văn số 1896/BGDĐT-KHTC ngày 27/4/2023 và Công văn số 2533/ BGDĐT-KHTC ngày 25/5/2023 của Bộ GD-ĐT về đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 81), sau khi nghiên cứu, UBND Thành TP.HCM cơ bản thống nhất với dự thảo.
Tuy nhiên, UBND TP.HCM đề nghị tiếp tục giữ nguyên lộ trình học phí và việc quy định mức sàn học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 81) và có điều khoản quy định riêng đối với trường hợp địa phương khó khăn đang quy định thấp hơn mức sàn học phí tại Nghị định 81 theo tiêu chí phù hợp.
Cụ thể, UBND TP.HCM cho biết hiện nay đã tham mưu HĐND TP ban hành Nghị quyết 16/2022 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP căn cứ trên mức sàn tại Nghị định 81.
TP.HCM cũng có chính sách hỗ trợ phần chênh lệch học phí tại Nghị quyết 17/2022 của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP năm học 2022-2023 (bao gồm học sinh ngoài công lập), được dư luận xã hội đồng tình.
Về dự kiến bỏ mức sàn học phí, UBND TP.HCM cho rằng việc này sẽ gây xôn xao dư luận, tạo sức ép đối với các địa phương đã thực hiện lộ trình phải điều chỉnh lại mức học phí, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính...
"Trong khi đó, mức sàn hiện tại là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sau nhiều năm thực hiện Nghị định 86/2015, tận dụng được nguồn lực trong nhân dân cùng với nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Đây cũng là nguồn lực cần thiết để bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm và thực hiện lộ trình tự chủ" - công văn của UBND TP.HCM nêu rõ.
Đề nghị hướng dẫn lộ trình miễn học phí THCS từ năm 2025
UBND TP nhấn mạnh, trong năm học 2023-2024, UBND TP sẽ tiếp tục thực hiện mức học phí theo mức sàn học phí quy định tại Nghị định 81 và sẽ cập nhật điều kiện kinh tế - xã hội trong thời gian tới để có đề xuất chính sách hỗ trợ miễn, giảm theo quy định của Chính phủ và các chính sách đặc thù khác của thành phố. Mục tiêu của TP là không để một học sinh nào nghỉ, bỏ học vì điều kiện kinh tế khó khăn.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đề xuất với Bộ GD-ĐT có hướng dẫn thực hiện lộ trình miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở từ năm 2025 theo Luật Giáo dục năm 2019, xem xét nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cấp bù học phí đối với các trường tiểu học công lập.
Lý do bởi hiện nay, học sinh tiểu học trường công lập thuộc đối tượng không phải đóng học phí theo quy định tại Nghị định 81/2021 nhưng ngân sách không được cấp bù. Trong khi đó, việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 dạy học 2 buổi/ngày theo lộ trình từ năm học 2020-2021 khiến các trường gặp khó khăn trong nguồn thu để đảm bảo kinh phí hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục.