Thứ nhất:Việc xét tuyển năm nay tạo sự công bằng trong việc học, họcsinh thi đạt điểm cao thì phải được chọn trường và ngành mình yêu thích. Mọi nămsố lượng thí sinh đăng ký vào những trường xịn rất cao và tỉ lệ rớt rất cao. Nếucoi như đợt điểm đầu tiên là nguyện vọng 1 thì rất nhiều em học giỏi trong nhữngkỳ thi trước phải rớt xuống nguyện vọng 2.
Làm theo năm nay thí sinh đạt điểm cao (không phải cao nhất) vẫn có khả năngvào những trường tốp đầu. Và nhìn theo bảng điểm xét tuyển năm nay, chúng ta cóquyền hy vọng một chất lượng đầu vào tốt hơn cho các trường ĐH.
![]() |
Ảnh Lê Anh Dũng |
Thứ hai:Việc được chọn nhiều nguyện vọng cũng như được rút hồ sơ vànộp lại, tạo cho thí sinh có nhiều quyền tự quyết hơn trong việc lựa chọn nơimình học phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
Với 2 yếu tố trên, phương án này mang tính đột phá khá nhiều so với nhiều nămtrì trệ tuyển sinh theo phương án cũ.
Lùm xùm xét tuyển có lỗi của phụ huynh
Thật sự phương án mới lại mang đến không ít phàn nàn. Một làđiểm ưutiên được cộng quá nhiều tạo sự không công bằng cho việc lựa chọn trường, ngành.Hai làcào bằng các trường như nhau trong thời gian tuyển sinh khiến choviệc lựa chọn của thí sinh trở nên khó khăn. Thứ bakhông đồng bộ trongviệc tra cứu thông tin về tuyển sinh của các trường khiến cho việc tra cứu củathí sinh về trường, nguyện vọng, điểm, danh sách thí sinh đầy khó khăn. Cuốicùng là việc nộp trả hồ sơ bằng thủ công, gây khó cho thí sinh nhất là những thísinh ở xa.
Ngoài những điểm yếu trên, việc phụ huynh phàn nàn về phương thức tuyển sinhgiống như chứng khoán, tôi nghĩ đó là lỗi của phụ huynh và thí sinh. Tại saonhững năm trước (ví dụ) ĐH Bách khoa có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 là16.000. Nhưng trường chỉ nhận 4.000. Tại sao 12.000 thí sinh rớt không ai phànnàn. Mà những thí sinh dám thi vào Trường ĐH Bách khoa thường là những học sinhgiỏi mới dám thi. Vậy năm nay 12.000 thí sinh đó chắc chắc sẽ được vào nhữngtrường danh giá hơn (so với nguyện vọng 2). Vậy tại sao người ta vẫn khiếu nại?
Tôi nghĩ bởi 2 lý do, thứ nhấtphụ huynh ta sợ quyền tự chủ. Theophương án cũ, khi nộp hơ sơ xong thi, thi rớt thì thôi, xuống nguyện vọng 2,khỏi suy nghĩ gì, chuyện đương nhiên. Nhưng năm nay, phải suy nghĩ vì vẫn có cơhội và vì thế họ rối. Lý do thứ hai do phụ huynh “ngựa theo đường cũ”,sống quen thời bao cấp, con mình phải vào trường xịn mà chẳng cần để ý đến sứchọc của thí sinh. Theo phương thức cũ, nếu không đậu vào trường xịn thì rớt.Nhưng năm nay không đậu vào trường xịn lại không có rớt. Không rớt thì phải cótrường học cho nguyện vọng 1 và họ không biết hoặc không muốn chọn trường khác.
Phương án "cần" và "đủ"
Nhưng yếu tố cần cho việc tuyển sinh:
Thí sinh điểm tốt hơn phải được ưu tiên chọn trường tốt hơn. Ngược lại trườngtốt hơn được quyền ưu tiên tuyển thí sinh có điểm cao hơn.
Thời gian tuyển sinh phải bảo đảm phân hoá các trường, trường tốt hơn phải tuyểnhoàn tất trước, rồi đến trường tốt kém hơn.
Phương án tuyển sinh phải đơn giản, không sử dụng phương pháp đăng ký thủ công.
Những yếu tố đủ cho việc tuyển sinh:
Bộ phải có một phần mềm tuyển sinh chung trên toàn quốc. Thí sinh chỉ vàotrang này để đăng ký tuyển sinh. Toàn bộ dữ liệu về kỳ thi (SBD, tên, tuổi, điểm…)được làm cơ sở dữ liệu cho phần mềm này. Trong phần mềm này thí sinh sẽ chọntrường, trong trường chọn ngành, trong mỗi ngành có giới thiệu đầy đủ về ngànhcủa mình (bao gồm chương trình học, điểm chuẩn những năm, danh sách đã đăng ký…)và nút để thí sinh trực tiếp đăng ký vào trường. Khi thí sinh đăng ký, phần mềmsẽ dựa vào dữ liệu thí sinh để chấp nhận (nếu còn chỉ tiêu) hoặc từ chối (nếuthí sinh đăng ký một lúc nhiều hơn 1 trường hoặc đã hết chỉ tiêu). Trong phầnmềm này, nếu trường đã nhận đủ chỉ tiêu xét tuyển thì không được tiếp tục nhậnđăng ký nữa. Việc này còn có nghĩa là những thí sinh nào được xác nhận đã đăngký thành công thì thí sinh đó coi như đã đậu vào trường đó.
Trường ĐH có trách nhiệm soạn thảo đầy đủ thông tin của trường, ngành và cậpnhập vào phần mềm. Trường phải có một phương án tuyển sinh rõ ràng được bộ chấpnhận và cập nhập đầy đủ trong phần mềm tuyển sinh.
Mổi thí sinh phải được cấp 1 email. Email đó phải được kích hoạt bởi trựctiếp thí sinh và là phương tiện chủ yếu để trường ĐH thông báo các thông tin vềtuyển sinh cho thí sinh.
Mỗi thí sinh phải được cấp 1mật mã, mật mã đó được cấp cùng phiếu báo điểmcho thí sinh. Mật mã đó dùng để đăng ký tuyển sinh.
Thời gian tuyển sinh là 1 tháng, không phân chia nguyện vọng
Một tháng tuyển sinh sẽ được phân kỳ thời gian theo phổ điểm khác nhau từ caoxuống thấp.
Việc phân kỳ được thực hiện như sau: Một phân kỳ được xác định bằng mộtkhoảng thời gian nhất định và sẽ nhận 1 phổ điểm. Phổ điểm tối đa trong một phânkỳ là 6 điểm. Phổ điểm cao nhất là trong phân kỳ 1, sẽ giảm dần trong những phânkỳ sau. Những phổ điểm có số thì sinh đông thì thời gian phân kỳ sẽ kéo dài hơn.
Ví dụ như phân kỳ 1 có thời gian là 3 ngày nhận các thí sinh có phổ điểm từ27 điểm đến 30 điểm. Phân kỳ 2 có thời gian là 4 ngày nhận thí sinh có phổ điểmtừ 24 đến 30 điểm, phân kỳ 3 có thời gian 5 ngày với phổ điểm là 21 đến <27điểm,phân kỳ 4 có thời gian là 6 ngày cho phổ điểm từ 18 đến <24 điểm, phân kỳ 5thời gian là 7 ngày cho các phổ điểm còn lại. Không nhận các thí sinh có điểmngoài phổ điểm quy định trong thời gian phân kỳ.
Thí sinh trong phổ điểm, đăng ký tuyển sinh theo phần mềm trên mạng. Khitrường tuyển đủ số lượng sẽ khoá sổ luôn và công bố danh sách trúng tuyển liềnsau. Sau đó gửi ngay Email cho thí sinh để xác nhận việc trúng tuyển của mình.
Việc phân kỳ này do các trường đại học tự chủ thực hiện nhưng thời gian vàphổ điểm không quá thời gian và phổ điểm đã quy định.Việc tự chủ thực hiện củacác trường căn cứ trên yêu cầu tuyển sinh của trường tính riêng biệt theo từngngành, thời gian phân kỳ hoặc phổ điểm có thể thay đổi. Ví dụ: trường có 2 ngànhtuyển sinh, một ngành nóng và một ngành thường.
Với ngành nóng trường quy định phân kỳ 1 là 1 ngày cho phổ điểm là 30 điểm.Nếu hết ngày thứ nhất (phân kỳ 1), thì trường sẽ chuyển qua phân kỳ 2 trong 2ngày với phổ điểm là > 29 điểm, và cứ thế phổ điểm giảm dần cho đến khi tuyển đủthí sinh. Với ngành thường thì phân kỳ 1 là 3 ngày với phổ điểm từ 27-30 điểm,phân kỳ 2 từ 24 đến <27 điểm. Nhưng sau khi phân kỳ 2 trường chỉ còn thiếu mộtít chỉ tiêu thì phân kỳ 3 chỉ còn 1 ngày và phổ điểm sẽ là > 23 điểm hoặc kèmtheo điều kiện (môn nào đó đạt số điểm nào đó).
Hồ sơ chỉ nộp khi có thông báo trúng tuyển. Vời thời hạn nộp hồ sơ không quá3 ngày khi nhận thông báo. Nếu thí sinh ở quá xa cho thời hạn 3 ngày, thì trườnghoặc phòng giáo dục hoặc sở giáo dục nơi thí sinh học hoặc cư trú sẽ xác nhận đãnhận hồ sơ. Quá thời hạn nộp hồ sơ, trường coi như thí sinh bỏ học và có quyềntuyển tiếp tục thí sinh trong những phổ điểm thấp hơn đang tuyển cho đủ chỉ tiêu.
Trong thời hạn phân kỳ của phổ điểm, thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọngvà rút đăng ký. Ngoài thời gian đó thí sinh không được thay đổi đăng ký trênmạng, mọi mong muốn thay đổi sẽ do thí sinh thực hiện trực tiếp với trường vàtại trường.
***
Không phương án nào là hoàn hảo, nếu được chọn, tôi chọn phương án giao quyềntự chủ cho các trường ĐH (giống như phương thức tuyển sinh của Mỹ). Nhưng phươngán đó giờ chỉ là ảo tưởng. Bởi vì nguyên tắc quan trọng nhất cho trường tự tuyểnsinh là trường phải thể hiện được đầy đủ trách nhiệm của mình đối với sản phẩmmình tạo ra đó là công ăn việc làm của thí sinh và mức thu nhập mà họ thụ hưởng.Tất nhiên tôi không nói đến việc trường phải tìm việc làm cho sinh viên mà tôiđang nói đến văn hoá, kiến thức, công nghệ, lao động mà người sinh viên đượchưởng từ trường.
Hiện giờ gần hết sinh viên đi làm đều phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Đólà về lao động, về công nghệ thì khó có khả năng tiếp cận công nghệ mới hiện đạivề kiến thức thì chỉ gói gọn trong chuyên môn, đặc biệt về văn hoá như kỹ luật,khả năng làm việc nhóm, khả năng hoà nhập cũng rất kém.
Nếu chỉ việc xây trường cho lớn, mướn thầy xịn mà không có trách nhiệm vớisản phẩm của mình tạo ra, việc giao quyền tự quyết cho các trường là một sai lầmkhông thể tha thứ được.
Mời bạn đọc hiến kế cho phương án xét tuyển ĐH năm tới. Các ý kiến, bài viết gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những bài viết phù hợp sẽ đươc đăng tải trên trang Giáo dục báo VietNamNet. |
Độc giảMinh Trần
" alt=""/>Độc giả 'hiến kế' phương án xét tuyển ĐH bớt lùm xùm![]() |
Ninh Dương Lan Ngọc: "Ngọc nữ" của Chạy đi chờ chi (Running Man bản Việt) là diễn viên thực lực của điện ảnh nước nhà. Cô nhận được sự chú ý của giới chuyên môn từ vai Nương trong Cánh đồng bất tận (2010). Sau đó, Lan Ngọc liên tiếp xuất hiện trong các tác phẩm Tèo Em, Trúng số, Tấm Cám, Cô ba Sài Gòn…. và nhận được sự yêu mến của khán giả. Danh tiếng của cô bùng nổ vào năm 2019 khi tham gia Chạy đi chờ chi. So với các đồng nghiệp cùng trang lứa, Lan Ngọc được nhận xét trẻ hơn tuổi. |
![]() |
Diễm My 9X: Xuất thân là diễn viên tuổi teen, Diễm My 9X tham gia showbiz từ rất sớm. Khi trưởng thành, cô tiếp tục theo đuổi môn nghệ thuật thứ 7 với các phim Thiên sứ 99, Dòng đời nghiệt ngã, Làn môi trong mưa, Gái già lắm chiêu… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cô chỉ là "bình hoa di động" - xinh đẹp nhưng không có tài diễn xuất. Khả năng diễn xuất của nữ diễn viên được nhận xét có nhiều tiến bộ với vai diễn Helen trong Cô Ba Sài Gòn (2017). Nữ diễn viên đang hẹn hò với một doanh nhân Việt kiều. Mối tình đã kéo dài khoảng 2 năm. |
![]() |
Bảo Thanh: Bảo Thanh xuất thân là diễn viên nhí triển vọng của điện ảnh Việt. Cô tham gia đóng phim từ năm 8 tuổi nhưng chỉ thực sự được chú ý sau vai diễn trong Sống chung với mẹ chồng (2017). Nhờ thành công của Về nhà đi con, Bảo Thanh trở thành tên tuổi được yêu thích trên màn ảnh nhỏ. Khác với đồng nghiệp cùng tuổi, nữ diễn viên kết hôn từ khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Năm nay con trai Bảo Thanh đã được 8 tuổi. |
![]() |
Vân Trang: Nữ nghệ sĩ 29 tuổi gặt hái nhiều thành công với loạt phim Scandal, Cô dâu đại chiến, Thiên mệnh anh hùng... Cô từng được kỳ vọng sẽ trở thành ngọc nữ mới của điện ảnh nước nhà, thay thế cho Tăng Thanh Hà. Tuy nhiên, sau khi kết hôn vào năm 2016, Vân Trang gần như rút lui khỏi ngành giải trí, tập trung chăm sóc gia đình và con cái. Gần nhất, trong Liên hoan phim Quốc gia 2019, nữ diễn viên dự thảm đỏ cùng con gái. Đây là lần hiếm hoi cô xuất hiện trước truyền thông trong năm nay. |
![]() |
Hoa hậu Thùy Dung: Người đẹp 9X đăng quang Hoa hậu Việt Nam vào năm 2008. Thời điểm đó, scandal chưa tốt nghiệp THPT, học lực kém và nghi án làm giả học bạ khiến cô bị công chúng quay lưng. 11 năm sau khi đăng quang, Thùy Dung gần như rút lui khỏi ngành giải trí và chuyển ra nước ngoài sống. |
![]() |
Hoa hậu Diễm Hương: Diễm Hương lên ngôi Hoa hậu thế giới người Việt vào năm 2010. Với nhiều người, cô được coi là một trong những hoa hậu đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, ồn ào liên quan đến học vấn, bí mật kết hôn trước khi thi hoa hậu... khiến người đẹp "mất điểm" trầm trọng trong mắt khán giả. Thời gian gần đây, hoa hậu sinh năm 1990 xuất hiện với khuôn mặt khác lạ khiến cô vướng vào nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ. Diễm Hương từ chối trả lời về vấn đề trên. |
![]() |
Khởi My: Sở hữu ngoại hình trẻ hơn tuổi và tính cách nhí nhảnh, nhiều người khá bất ngờ khi biết Khởi My sinh năm 1990. Nữ ca sĩ Gửi cho anh sẽ bước sang tuổi 30 vào năm nay. Khởi My kết hôn với Kelvin Khánh vào năm 2017. Người hâm mộ nhận xét cô ngày càng trẻ trung hơn sau khi lập gia đình. |
![]() |
Sam: Sam là một trong những hot girl đời đầu của giới trẻ Việt. Cô dần lấn sân qua lĩnh vực diễn xuất và dẫn chương trình. Hiện tại, Sam đã tham gia các phim Những cô nàng rắc rối, Nhà trọ có 4 cô chiêu, Siêu sao siêu ngố, Cô Thắm về làng... Ngoài ra, việc phủ sóng trong game show truyền hình cũng giúp người đẹp sinh năm 1990 trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả Việt. |
![]() |
Phương Mai: Chân dài người Hà Nội từng đoạt giải vàng cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2012 và đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi người mẫu ở phạm vi quốc tế. Sau đó, cô quyết tâm rời bỏ sàn catwalk và chuyển hướng sang dẫn chương trình, đồng thời tạo ấn tượng với vai diễn trong Âm mưu giày gót nhọn. Phương Mai vừa sinh con hồi tháng 11, cô nhanh chóng trở lại làm việc chỉ sau 10 ngày ở cữ. |
Theo Zing.vn
- Mặc dù sinh con từ lâu nhưng mãi đến gần đây Nhã Phương mới tiết lộ tên bé cùng cuộc sống viên mãn bên ông xã Trường Giang.
" alt=""/>Nhã Phương, Lan Ngọc và mỹ nhân Việt bước sang tuổi 30Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra ngày 6/12 (Ảnh: TTCP).
Phát hiện nhiều vi phạm,tiềm ẩn nguy cơ sách nhiễu
Tại kết luận, Thanh tra Chính phủ khẳng định việc rà soát, đánh giá, cắt giảm, đơn giản hóa, phân cấp thủ tục hành chính tại Bộ GD&ĐT thực hiện chậm, chưa đầy đủ, nghiêm túc theo nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ này không phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách hành chính theo quy định của Văn phòng Chính phủ; chưa có thủ tục hành chính nào được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hoặc dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo Nghị định số 42/2022 của Chính phủ.
Bộ GD&ĐT chưa xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ theo quy định. Việc tổ chức bộ phận một cửa và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ GD&ĐT còn bất cập, hạn chế, yếu kém.
Công chức được cử không làm việc và thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tại bộ phận một cửa. Không thực hiện xin lỗi người dân, doanh nghiệp khi để xảy ra quá hạn giải quyết thủ tục hành chính.
Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ GD&ĐT bị kết luận chưa được thực hiện thường xuyên, kết quả hạn chế, chưa chỉ rõ để chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, bất cập.
Tiến hành thanh tra 10 thủ tục hành chính và 18 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý chất lượng, Cục Hợp tác quốc tế đã phát hiện một số hạn chế, vi phạm.
Bộ GD&ĐT còn báo cáo kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính chưa phản ánh đúng thực trạng, thiếu chính xác. "Báo cáo định kỳ gửi Chính phủ kết quả giải quyết năm 2021-2022 đúng hạn là 100%, trong khi thanh tra 10 thủ tục hành chính đã có 419 hồ sơ quá hạn (chiếm 2,27% hồ sơ đã giải quyết), trong đó có 3 thủ tục hành chính có tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trên 50%", thanh tra dẫn chứng.
Việc yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ ngoài danh mục thành phần hồ sơ quy định (34 hồ sơ), theo thanh tra, đã gây bức xúc, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp phải đi lại, giải trình, bổ sung nhiều lần, tiềm ẩn nguy cơ sách nhiễu.
Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh: Chinhphu).
Với 18 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được kiểm tra, kết luận thanh tra phát hiện tình trạng đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT nhận hồ sơ nhưng không chuyển về bộ phận một cửa để theo dõi, xử lý theo đúng quy định (10 hồ sơ), từ chối giải quyết nhưng không trả lại hồ sơ, văn bản từ chối không đúng theo mẫu (1 hồ sơ).
Đáng chú ý, theo kết luận thanh tra, Cục Hợp tác quốc tế ban hành Giấy chứng nhận đã tốt nghiệp đối với 3 hồ sơ thủ tục hành chính "Tiếp nhận du học sinh học bổng ngân sách nhà nước tốt nghiệp về nước"sai thẩm quyền; thẩm định đối với 3 hồ sơ của thủ tục hành chính "Sửa đổi quyết định, thay đổi địa điểm của văn phòng đại diện"không đúng quy định.
Cục Quản lý chất lượng phát hành Giấy công nhận văn bằng không đúng theo trình tự quy định đối với 2 hồ sơ của thủ tục hành chính "Công nhận văn bằng…"
Yêu cầu chấn chỉnh, xử lý cán bộ
Lý giải nguyên nhân, Thanh tra Chính phủ cho rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa chú trọng, quan tâm thực chất đến việc rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phương án phân cấp thực hiện thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Văn phòng và một số cục, vụ, đơn vị (Cục Quản lý chất lượng, Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế), tập thể, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong giai đoạn từ ngày 15/6/2021 đến ngày 30/11/2023 và giai đoạn trước đó, theo kết luận thanh tra.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tiếp thu kết luận thanh tra và cho biết sẽ tổ chức thực hiện nghiêm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (Ảnh: TTCP).
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý, khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên; rà soát, khắc phục ngay tình trạng ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính thừa, thiếu yêu cầu, điều kiện.
Đồng thời có biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, nghiêm cấm việc yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài danh mục thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, nội dung thẩm định.
Bộ GD&ĐT phải thực hiện xin lỗi người dân, doanh nghiệp khi quá hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
"Căn cứ kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT trực tiếp liên quan đối với những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý nhà nước và việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Theo thẩm quyền chỉ đạo, kiểm điểm đối với lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị, tập thể, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường nêu rõ yêu cầu tại kết luận thanh tra.
" alt=""/>Phát hiện nhiều vi phạm trong phân cấp thủ tục hành chính ở Bộ Giáo dục