Những giao dịch thanh toán thuộc nhóm dịch vụ công ở các nhà cung cấp khác cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 67% về số lượng và gấp 2 lần về giá trị giao dịch. Điều này chứng tỏ nỗ lực của Chính phủ và các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trong việc thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt bước đầu đạt kết quả khả quan.
Thanh toán học phí giữ đà tăng trưởng
Không chỉ mảng dịch vụ công mà một số lĩnh vực khác cũng ghi nhận mức độ thanh toán không tiền mặt ngày càng tăng.
Mảng giáo dục bứt phá mạnh nhất trong thời kỳ dịch bệnh do nhu cầu học và thanh toán học phí trực tuyến, vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng từ năm ngoái đến nay.
Với nhóm trường công lập, thực hiện đề án thanh toán học phí không dùng tiền mặt của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Payoo phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa Ngôi nhà xanh (đơn vị triển khai Đề án thẻ học đường SSC) hỗ trợ thu hộ học phí cho hơn 1.500 trường công lập tại TPHCM, bao gồm các cấp từ mầm non đến bậc đại học.
Quý II/2022, giá trị giao dịch thanh toán học phí tăng gấp 2,5 lần so với quý I và gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với nhóm các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo, trung tâm Anh ngữ, tăng trưởng giao dịch đạt 40% về số lượng và 50% về giá trị so với quý I/2022. Trong đó, giao dịch mã QR và hình thức trả góp 0% lãi suất ngày càng chiếm ưu thế do phù hợp với nhu cầu chi trả linh hoạt của người dùng.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (đơn vị sở hữu Payoo) đánh giá người Việt có mức độ thích ứng nhanh với dịch vụ thanh toán số và thị trường vẫn còn dư địa phát triển.
Ngoài ra, nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc đồng hành cùng ngân hàng, tổ chức tài chính, đơn vị fintech thúc đẩy thanh toán điện tử thông qua các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, thị trường đã đón nhận và phản hồi một cách tích cực.
"Thanh toán không tiền mặt đã và đang được các doanh nghiệp lẫn người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ", ông Lĩnh nhận định.
Hải Đăng
Thanh toán kỹ thuật số được thúc đẩy bởi Covid-19, và vẫn tiếp tục kéo dài dù đại dịch đã được kiểm soát phần lớn.
" alt=""/>Thanh toán số mảng dịch vụ công tăng trưởng mạnhBiểu trưng này đại diện cho "Open your eyes. Open your mind" (Mở rộng tầm mắt, mở mang đầu óc), đó là khái niệm thương hiệu đã được định hình khi Valve khởi động những dự án đầu tiên.
Hai mươi năm sau, họ vẫn tuân thủ ý tưởng ban đầu. Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu, Gabe Newell (chủ tịch, đồng sáng lập Valve, còn được gọi là G Fat) đã hé lộ thông tin, để cho phép người chơi trải nghiệm game nhập vai toàn diện hơn, công ty hiện đang nghiên cứu công nghệ giao diện máy tính não VR BCI và OpenBCI.
Nói một cách đơn giản, công nghệ giao diện não-máy tính là kết nối các thiết bị bên ngoài trực tiếp với não người, thay vì báo cáo thông tin thu thập được lên não thông qua các giác quan như xúc giác hay thị giác. Thông tin thu thập được truyền tải sẽ bao gồm cả cảm giác và hình ảnh.
Tương tự, trên giao diện máy tính-não, việc trao đổi thông tin hai chiều cũng có thể được hoàn thành bằng cách gửi trực tiếp các lệnh đến giao diện máy tính-não thông qua não bộ.
![]() |
Một phiên bản giao diện não-máy tính |
Trong thiết bị giao diện máy tính não do Valve thiết kế cho game thủ, người chơi chỉ cần đeo tai nghe có thể điều chỉnh phù hợp, sau đó ghép nối với thiết bị mũ được gắn giao diện máy tính não để có trải nghiệm chơi game thực tế chưa từng có.
G Fat đã đề cập trong cuộc phỏng vấn: Khi sử dụng BCI để chơi trò chơi, giao diện có thể đánh giá mức độ đắm chìm của người chơi bằng cách nhận các tín hiệu từ não, chẳng hạn như phấn khích, vui vẻ, buồn bã và các cảm xúc khác. Nếu người chơi có suy nghĩ rằng trò chơi quá đơn giản, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh độ khó. Ngoài ra, khi bị thương trong game, người chơi cũng sẽ cảm thấy đau đớn.
Khi chơi trò chơi với giao diện não-máy tính, người chơi không thể sử dụng "thiết bị ngoại vi vật lý" nữa. So với việc nhập tín hiệu trực tiếp lên não, thế giới được trải nghiệm bằng mắt sẽ làm giảm trải nghiệm chơi game do mất "thiết bị".
Nhưng việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong các lĩnh vực khác có thể đạt được kết quả bất ngờ. Đối với bệnh nhân khuyết tật, nếu họ được trang bị chân giả, sau đó nhập tín hiệu “Đây là cánh tay của bạn” lên não thì người bệnh có thể nhanh chóng sử dụng chân giả như đang sử dụng chính cánh tay của mình.
Theo cách tương tự, cánh tay của bạn cũng có thể trở thành các xúc tu.
Nhưng trước khi tất cả những thứ này chính thức được thương mại hóa, làm thế nào để bảo vệ nó khỏi bị hack cũng trở thành một vấn đề quan trọng. G Fat cho biết, tất cả những việc này sẽ được tiến hành sau khi đã đảm bảo hoàn toàn an toàn và lấy được lòng tin của mọi người.
![]() |
G Fat rất tự tin về công nghệ này |
Thiết kế giao diện máy tính não bộ dành cho người chơi game này sẽ là mã nguồn mở để các công nghệ khác được tích hợp vào thiết bị mũ, nhằm phát ra tín hiệu tần số cao tới não bộ. Đồng thời, G-Fat cũng tin rằng giao diện não-máy tính sẽ là hướng phát triển công nghệ tiếp theo, nếu không có các nhà phát triển phần mềm liên quan đến công nghệ giao diện não-máy tính trong phòng thí nghiệm vào năm 2022, “đó sẽ là một điều ngu ngốc”.
Tuy nhiên, công nghệ này hiện tại chỉ giống như một trò chơi mới tung ra trailer đầu tiên, và còn quá sớm để trông đợi. Ngay cả vào năm 2022, liệu thiết kế giao diện não-máy tính có thể được thương mại hóa hay không vẫn còn được thảo luận. Đây là một ứng dụng có thể gây tranh cãi bởi cuộc chiến giữa công nghệ và đạo đức chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại…
Phong Vũ
Xác định đi theo con đường thi đấu chuyên nghiệp, nhiều game thủ đánh đổi sức khỏe, thậm chí mạng sống của mình.
" alt=""/>Giao diện nãoĐể mọi người chơi khi trải nghiệm Skyler đều có thể cảm nhận như đang tương tác cùng Sơn Tùng M-TP, đội ngũ sáng tạo Free Fire đã ứng dụng các công nghệ thiết kế, làm game chuẩn quốc tế nhất. Cũng nhờ sự “tinh xảo” này nên ngay khi nhân vật Skyler được giới thiệu đã làm “điên đảo” cộng đồng game thủ. Thậm chí các Hot TikToker cũng bị cuốn hút hoàn toàn. Và từ đây, một trào lưu mang tên #SkylerChallenge đã được phát động trên nền tảng mạng xã hội TikTok.
Với hiệu ứng Glitch cực ngầu, trào lưu #SkylerChallenge đã làm vô số Hot TikToker nổi tiếng như: Lê Bống, Linh Barbie, Nguyễn Anh Thư, Thịnh Sếu, Trang Chun, Trần Thanh Tâm, Bo Bo… nhiệt tình cover và phát động. Đây là một Challenge với điệu nhảy mạnh mẽ, dứt khoát trên nền nhạc ca khúc mới nhất của Sơn Tùng M-TP. Chỉ với những động tác đơn giản, phối hợp cùng filter glitch đã tạo nên nét hiện đại và toát lên thần thái của Sơn Tùng M-TP.
<insert clip của hot TikTok nhảy>
Lê bống https://vt.tiktok.com/ZSoPBbYj/
Linh barbie https://vt.tiktok.com/ZSoP6HvM/
Với slogan “Scream My Name, Bay Theo Nhịp Flow Này”, Skyler Challenge đang được khuấy động mạnh mẽ trên nền tảng TikTok từ ngày 01/02 – 10/02/2021.
![]() |
Bạn thấy sao về Skyler Challenge? Thử ngay và “Scream My Name” cùng Sơn Tùng M-TP nhé.
Skyler sẽ được mở bán chính thức từ ngày 05/02/2021. Người hâm mộ có thể đặt trước nhân vật này từ ngày 02/02/2021 để nhận được hòm xác Sân khấu miễn phí và bộ quà độc quyền M-TP. Các bạn có thể trải nghiệm Skyler trên hai phiên bản Free Fire và Free Fire MAX, tải miễn phí trên Google Play và App Store để có trải nghiệm tốt nhất. Ở phiên bản Free Fire Max, người chơi có thể trải nghiệm thêm các hiệu ứng âm thanh, chuyển động và hình ảnh sống động, sắc nét chất lượng cao. Hãy cùng tham gia vào game ngay hôm nay để sở hữu và tương tác cùng thần tượng.
An Nhiên
" alt=""/>Không riêng cộng đồng game thủ, hàng loạt Hot TikToker cũng “điên đảo” với nhân vật Skyler