Năm 2020 hãng smartphone giữ vị trí Á quân tại Việt Nam khiến các O-Fan được dịp rần rần phấn khích khi tiếp tục phổ cập công nghệ xịn sò này xuống các dòng sản phẩm giá dễ chịu hơn mà OPPO A91 là ví dụ. Có thêm trang bị để cải thiện thêm trải nghiệm người dùng, đại diện mới nhất A-Series đồng thời phả hơi nóng vào các đối thủ khác giúp phân khúc 7 triệu đồng thêm hấp dẫn.
![]() |
VOOC 3.0 có gì nổi trội hơn đối thủ?
Đối với những ai đã dùng qua các dòng tầm trung tới cao cấp của OPPO hay các O-Fan lâu năm hẳn chẳng còn xa lạ gì công nghệ sạc nhanh này nữa. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn điểm nhanh lại những nét đặc sắc của VOOC 3.0 khi nó lần đầu xuất hiện trên A-Series - dòng sản phẩm được rất nhiều người dùng phổ thông bao gồm các bạn học sinh, sinh viên yêu thích.
So với mức công suất sạc 18W trên các smartphone hỗ trợ Quick Charge 3.0 và 15W từ công nghệ Fast Charging ở một số smartphone trên thị trường, VOOC 3.0 ấn tượng hơn với con số 20W. Công suất cao hơn đồng nghĩa thời gian sạc cũng sẽ nhanh hơn, cực tiện trong các tình huống sử dụng hằng ngày.
Một điểm nhỏ nữa, dù một số sản phẩm hãng khác công bố hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge nhưng sẽ có trường hợp yêu cầu người dùng mua thêm củ sạc để có thể dùng được. Riêng với "dế iu" cộp mác OPPO nói chung, OPPO A91 nói riêng một khi công bố có VOOC 3.0 đồng nghĩa củ sạc và dây sạc đi kèm đều "chuẩn chỉnh" để bạn dùng ngay từ khi mở hộp.
![]() |
Nhanh hơn, đồng thời cũng an toàn hơn, đó là công bố đầy tự hào của OPPO tới người dùng khi nói về công nghệ VOOC 3.0.
Thay vì sử dụng điện áp 9V hoặc 12V, công nghệ sạc nhanh nhà OPPO chỉ sử dụng điện áp 5V nhưng có cường độ dòng điện cao hơn để có tốc độ sạc nhanh hơn. Nhờ vậy mà smartphone OPPO có thể tăng tốc quá trình sạc lên cao mà không làm nóng pin, giúp tuổi thọ pin kéo dài hơn cũng như an toàn hơn cho người dùng trong quá trình sạc. Bên cạnh đó hãng còn chu đáo trang bị thêm 5 lớp bảo vệ xuyên suốt từ pin cho tới cổng sạc, dây sạc và củ sạc mà bạn có thể nhìn rõ hơn từ hình bên dưới.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet
Năm 2016, Đại học Deakin của Úc đã thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ pin, chủ yếu tập trung vào cải tiến công nghệ lưu trữ năng lượng. Vừa qua, trung tâm này thông báo đã chế tạo một nguyên mẫu pin kim loại lithium với một số tính chất rất thú vị.
Mỗi tế bào pin (cell) được cấu tạo như một tế bào dạng túi phẳng có dung lượng 1Ah, sử dụng cực dương kim loại lithium, được đánh giá cao về khả năng cung cấp lưu trữ năng lượng nhiều hơn tới 50% so với các tế bào được sử dụng hiện nay. Nó cũng sử dụng chất điện phân lỏng ion là một loại muối ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, có một số ưu điểm so với công nghệ chính hiện nay.
Giáo sư Patrick Howlett, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cho biết: “Các chất lỏng ion không bị bay hơi và không có khả năng bắt lửa có nghĩa là không giống như các chất điện phân đang được sử dụng trong các cell lithium-ion hiện nay. Không chỉ vậy, chúng còn hoạt động tốt hơn khi nóng lên, do đó không cần hệ thống làm mát đắt tiền và cồng kềnh để ngăn chặn pin quá nóng”.
" alt=""/>Úc sản xuất loại pin “thích” nhiệt và không bao giờ phát nổ