Theo người dùng này, khi tắt đường link và truy cập lại một lần nữa vào website cơ quan nhà nước, thông báo “trúng thưởng” vẫn tiếp tục hiện lên. “Được người bạn bên cạnh nhắc nhở phải cẩn thận bởi đang dùng “WiFi free”, tôi liền tắt để truy cập bằng 4G thì thấy mọi thứ lại trở về như bình thường”, anh Huy chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet về trường hợp này, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc kỹ thuật của NCS cho rằng, hiện một số mạng WiFi công cộng như ở khách sạn, quán cafe, nhà hàng cung cấp miễn phí cho người dùng nhưng đính kèm theo quảng cáo. Trước khi người dùng vào website mong muốn, họ sẽ buộc phải qua trang quảng cáo trước rồi mới chuyển đến website đích.
“Cơ chế hoạt động của loại hình này tương tự như các mạng quảng cáo số, nhưng thay vì nội dung quảng cáo, thông tin trả về là thông báo chúc mừng. Quảng cáo sẽ hiện tùy người, tùy vị trí. Có thể ở một thiết bị khác, thông tin trả về là bài đăng với nội dung khác”, ông Sơn cho hay.
Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, về bản chất, mạng quảng cáo sẽ bán cho người khác đặt banner, cửa hàng, quán cafe sẽ không kiểm soát được nội dung đăng tải. Do đó, những đường link đính kèm hoàn toàn có thể bị cài cắm mã độc.
“Thông tin trả về còn có thể là bài đăng về hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là lừa đảo do các công ty bán quảng cáo trên WiFi không kiểm soát được nội dung”, chuyên gia cảnh báo.
Để tự bảo vệ mình, người dùng di động cần luôn cảnh giác khi truy cập các hệ thống WiFi mới, đặc biệt tại địa điểm công cộng như khách sạn, nhà hàng, quán cafe. Bởi khi đó, kết nối của người dùng sẽ phụ thuộc vào cài đặt của cơ sở cung cấp WiFi.
Nếu gặp các thông tin lạ, người dùng nên bỏ qua. Đặc biệt lưu ý, chỉ thực hiện các giao dịch quan trọng trên các mạng tin tưởng như WiFi tại nhà, ở công ty hay mạng 3G/4G từ điện thoại.
Cho dù liên tục được cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an, trong năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022.
Đây là con số dựa trên những sự việc người dân đến trình báo cơ quan công an. Bộ Công an cũng cho biết, trong năm qua đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng.
Được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia chủ trì tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Công an, hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” là sự kiện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn, hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra và các quy định của pháp luật có liên quan để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, hội thảo cũng hướng tới mục tiêu tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Diễn ra trong cả ngày 13/5, hội thảo về "Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng" sẽ mang đến những nội dung mang tính thời sự, nổi bật, cập nhật các công nghệ an ninh mạng mới, các xu hướng và kinh nghiệm của quốc tế, thực tiễn tốt của các nước về việc phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, đặc biệt là hình thức lừa đảo tài chính công nghệ cao.
“Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ, đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”, Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Tổng thư ký Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết.
Theo chương trình vừa được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thông tin, hội thảo gồm 2 phiên. Trong phiên toàn thể vào buổi sáng, bên cạnh các phát biểu, tham luận đến từ các lãnh đạo và chuyên gia của Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội An ninh mạng, còn diễn ra tọa đàm “Giải pháp tổng thể phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”.
Với phiên chuyên đề buổi chiều, đại diện các cơ quan nhà nước, chuyên gia trong ngành sẽ tập trung bàn giải pháp kỹ thuật phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.
Đáng chú ý, trong mục tiêu xây dựng cộng đồng phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, tại hội thảo ngày 13/5, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia sẽ giới thiệu về phần mềm phòng, chống lừa đảo dành cho người dân, cài trên smartphone.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết, phần mềm phòng, chống lừa đảo là sản phẩm được phát triển dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng về nguy cơ với người sử dụng tại Việt Nam, hỗ trợ các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS.
"Dự kiến, phần mềm này sẽ ra mắt vào tháng 7/2024 và kết nối với cơ sở dữ liệu về phòng, chống lừa đảo của các bộ, ngành, cũng như các công ty an ninh mạng thành viên của Hiệp hội để phát huy sức mạnh tổng hợp", ông Vũ Ngọc Sơn thông tin thêm.
Ngày phượng thắm đỏ sân trường năm ấy, tôi và anh thẫn thờ nhớ nhớ thương thương khi kỳ nghỉ hè cuối cùng của đời học sinh vừa gõ nhịp. Cuộc vượt vũ môn tuổi 18 đang ngấp nghé, mình hẹn nhau cùng bước vào giảng đường đại học bằng những trang thư chuyền tay nối dài lời động viên, cổ vũ.
Thế mà mình lại lạc nhau ở ngay ngưỡng cửa ấy. Hai ngôi trường đại học xa cách có bao nhiêu đâu mà sao lòng mình lại cách xa đến thế? Nước mắt, giận hờn cứ đẩy chúng ta về hai phía, xa tít tắp. Lối rẽ đẩy đưa tôi ở lại thành phố, anh đi xa lập nghiệp và bặt tin nhau dần…
![]() |
Ảnh minh họa |
Dòng tin của những người bạn cùng lớp năm nào giúp chúng ta tìm lại nhau. Trang facebook ấy giờ cứ hối thúc tôi, níu kéo tôi lần mò vào lục lọi. Bức ảnh anh mới cập nhật, dòng trạng thái anh vừa đăng tải, kỷ niệm cũ anh chia sẻ cứ gieo vào lòng tôi muôn vàn xúc cảm, lúc vui lúc buồn, khi xốn xang khi lại giận hờn vô cớ…
Tưởng rằng những sóng sánh rung động về người ấy sẽ mãi ngủ vùi ở đâu đó trong tim. Ai ngờ đâu những gợn sóng lao xao về nỗi nhớ niềm thương xưa cũ cứ inh ỏi dội về khiến tâm ta bất định và trái tim vốn mong manh một lần nữa sống dậy xúc cảm tình đầu.
Như một kẻ chuyên đi rình mò hạnh phúc, tôi chỉ dám len lén thăm “nhà” của anh và cố gắng không để lại chút dấu vết nào. Thế mà hôm kia cũng “tài lanh” lỡ bấm nút like vào bức ảnh gia đình anh rồi thon thót lo, thần thờ đợi phản ứng…
Như một kẻ “khát” những rung động, xuyến xao thuở ban sơ, tôi cố tình nhận vơ vào mình những hỏi han, quan tâm của anh trên dòng nhật ký. Hôm kia là tin nhắn vu vơ chúc mọi người bình an trọng dịch giã, tôi mừng thầm tự nhủ anh nhắn gửi riêng mình. Hôm rồi là lời nhắn trời chuẩn bị giông bão nhớ đi đứng cẩn trọng, tôi lại ấm cả cõi lòng tưởng như dòng tin kia ẩn ý cho riêng mình…
Như một kẻ đủ đầy lương tri biết ăn năn, sau những sóng sánh cảm xúc và chếnh choáng nhớ về tình cũ, tôi dằn vặt mình suốt về những phút xao lòng khiến mái ấm gia đình mình bất chợt rung rinh. Người cũ – dù khiến lòng mình cuộn sóng vẫn mãi mãi chỉ là người đã từng đi qua đời ta trong quá khứ. Người cũ – dù ánh mắt vẫn ấm nồng vẫn mãi mãi là bóng hình của những ngày xưa cũ…
Ừ thì mình lạc mất nhau bởi trái tim nông nổi vừa mới biết yêu và những bất đồng của một thời trẻ dại. Tiếc chứ! Đau lắm! Nhưng thời gian cuộn mình đã xóa nhòa nhiều giới hạn. Chúng ta giờ là vợ, là chồng gánh trách nhiệm vun vén tổ ấm. Là cha, là mẹ của những đứa trẻ con đang mỗi ngày tựa vào bóng mát của đời mình mà khôn lớn, trưởng thành.
Nên, bao rung động vừa ùa đến xin hãy dừng lại ở những chút xao lòng. Vừa đủ để biết trái tim ta vẫn đập những thanh âm tươi tắn giữa cuộc đời đầy hối hả. Và vừa đủ để mình nhẹ lòng gói ghém những xốn xang và mắt thương ta lại nhìn những con người bằng xương bằng thịt quá đỗi thân quen bên cạnh mà nâng niu gìn giữ và trân quý hạnh phúc hiện hữu.
Một chút xao lòng, hãy như cơn gió thoảng qua thôi nhé.
Theo VOV
Có câu “tình cũ không rủ cũng đến” bởi với nhiều người thì cho dù bao năm trôi qua vết thương lòng sẽ vẫn luôn còn đó.
" alt=""/>Một chút xao lòng như gió thoảng qua