D.T(theo Newsflare)

Trộm lái xe húc tung cửa hàng đồ trang sức trong đêm
Những tên trộm đã sử dụng chiếc Range Rover màu đen húc tung cửa hàng đồ trang sức và đột nhập để vơ vét.
D.T(theo Newsflare)
Những tên trộm đã sử dụng chiếc Range Rover màu đen húc tung cửa hàng đồ trang sức và đột nhập để vơ vét.
Người quý trọng sách thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ dễ dàng bắt gặp mình trong tác phẩm này. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm và tâm sự của tác giả về giá trị cùng cái đẹp của sách và nghệ thuật chơi sách hẳn sẽ nhận được sự tán đồng, tâm đắc của bạn đọc.
Mượn lời nhiều tác giả, ông Vương Hồng Sển gọi “những pho sách xinh xinh” là “bằng hữu”, những người bạn “không khi nào phiền nhiễu tôi, và một khi tôi hỏi han điều gì, vẫn có câu trả lời túc trực. Có bạn nhắc tôi những dĩ vãng êm đềm năm cũ, có bạn chỉ tôi những huyền diệu trong vũ trụ hiện thời. Bạn dạy tôi sống cho phải đường, bạn dạy tôi chết cho phải cách”.
Yêu sách như vậy, người chơi cũng biết phân biệt sách hay sách dở, ban đầu thâu lượm tất cả những sách gặp được, sau đó chắt lọc lại, “tự mình làm thầy, tự mình học hỏi lấy mình”, chọn giữ lấy những gì đáng quý. Người chơi sách cũng mê thích sách lạ, in khéo, bìa đẹp nhưng đặc biệt quý trọng giá trị nội dung, cái giá trị giúp cho cuốn sách thành “trường cửu”.
Xuất phát từ ham thích tìm tòi của một học giả, nhà sưu tầm, ông Vương Hồng Sển chú tâm thu thập nhiều ấn bản khác nhau của cùng một tác phẩm, từ ấn bản đầu tiên đến các bản in giấy đẹp, có chữ ký tác giả, minh họa hay thêm nội dung đặc sắc. Trong Thú chơi sách, ông hãnh diện kê ra 26 ấn bản Truyện Kiều và 11 ấn bản Lục Vân Tiên mình sưu tầm được, mỗi bản mang một giá trị riêng.
Người yêu sách thời nay thêm đồng cảm khi tác giả bày tỏ ước mơ được mở một hiệu sách quý, sách cổ, sự kén chọn với từng tác phẩm hay nỗi buồn bực trước “cái họa cho mượn sách”.
Đặc biệt, ông Vương Hồng Sển khuyến khích tủ sách người Việt cần có cả sách Pháp, sách Anh, sách Trung - Hoa nhưng cần kíp là phải cứu vớt sách chữ Nôm, một bộ phận quý giá của ngôn ngữ dân tộc. Nỗi lo, nỗi thương dành cho sách và ngôn ngữ chứng tỏ tấm lòng của một nhà văn hóa lớn
Bên cạnh đó, tác giả cũng chia sẻ về tuổi thơ đọc sách, về người mẹ đã gieo vào lòng ông tình yêu với sách, về những câu chuyện hoặc con người thú vị mà ông tao ngộ trên hành trình sưu tầm.
Thú chơi sáchlà một ấn bản đẹp về cả hình thức lẫn nội dung, giúp độc giả khám phá mọi sắc thái của thú chơi phong lưu bậc nhất, qua đó khơi gợi trong mỗi con người khát khao lưu giữ vốn tri thức và văn hóa dân tộc.
Vương Hồng SểnVương Hồng Sển (1902 - 1996) bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là nhà văn hóa, học giả, người sưu tầm cổ ngoạn uy tín trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.
Ông sinh ra ở Sóc Trăng, mang trong mình ba dòng máu Kinh, Hoa và Khmer.
Niềm đam mê trọn đời của Vương Hồng Sển là đọc sách, sưu tầm, tìm tòi và ghi chép tất cả những điều tai nghe mắt thấy. Các tác phẩm của ông phần nhiều thuộc dạng hồi ký, bút ký - là nguồn tư liệu sống động và quý giá cho thấy đời sống, suy nghĩ, văn hóa ở xã hội năm xưa.
Khi qua đời, ông hiến tặng ngôi nhà (Vân Đường phủ) và bộ sưu tập cổ vật (tổng cộng 849 món) cho nhà nước. Ngày 5/8/2003, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định xếp hạng ngôi nhà là di tích cấp thành phố và là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống.
" alt=""/>Ấn bản đặc biệt của tựa sách quý được săn lùng bậc nhất
![]() |
Đến vòng thi Lộ Diện, Ái Phương chọn song ca cùng “nàng Cám” ở vị trí số 4. Nữ ca sĩ chọn ca khúc “Cô dâu” và thể hiện với giọng hát đầy nội lực. Thế nhưng, thí sinh số 4 lại sở hữu giọng hát thảm họa, khiến Ái Phương phải vất vả “dìu dắt” cô nàng hát hết bài. |
![]() |
Sau phần trình diễn, Ái Phương bất ngờ tiết lộ cô đã từng hát ca khúc này, kiêm luôn cả công việc bưng quả trong đám cưới của Trường Giang và Nhã Phương. Nữ ca sĩ còn hài hước ‘tố cáo’ rằng Trường Giang không hề trả tiền cát-xê cho cô. Trước đó, trong lúc trình diễn, Ái Phương và thí sinh số 4 đã đến ngồi cạnh Trường Giang để gợi nhớ cho đàn anh về bài hát này. |
![]() |
Về phần mình, Trường Giang vui vẻ thú nhận khi Ái Phương hát bài “Cô dâu”, anh cũng bồi hồi nhớ lại đám cưới của mình và bà xã. Nhưng đến khi “nàng Cám” số 4 cất giọng thì nam danh hài hoàn toàn “thức tỉnh”. |
![]() |
Trở lại vòng thi đầu tiên, đội Trấn Thành và Trường Giang đều không may mắn khi liên tiếp loại nhầm những giọng hát hay. Cô gái số 6 trong vai Thị Nở là sinh viên khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nữ thí sinh đã có màn trình diễn ngọt ngào ca khúc “Nàng thơ xứ Huế”. Chàng trai ở vị trí số 7 cũng mang đến chương trình tiết mục sôi động với bài hát “Chí Phèo”. |
![]() |
Đội Trấn Thành và Trường Giang dường như không nói được lời nào, chỉ biết lấy nón lá che mặt sau khi loại nhầm cả hai giọng hát khủng. |
![]() |
Đến vòng thi thứ 2, đội Trường Giang quyết định loại đi cô gái số 3. Nữ thí sinh tự tin thể hiện giọng hát chênh phô trên giai điệu ballad nhẹ nhàng của ca khúc “Vắng anh mùa đông”. |
![]() |
Cũng trong vòng thi này, đội Trấn Thành lại tiếp tục loại nhầm thí sinh hát hay. Chàng trai số 2 khiến cả trường quay phải bất ngờ vì chất giọng lạ và cao vút khi trình diễn ca khúc “Never enough”. |
![]() |
Ở vòng song ca, cùng “số phận” với Ái Phương, Will cũng chọn nhầm giọng hát thảm họa. Bản hit “Tận cùng của nỗi nhớ” đầy cảm xúc lại biến thành màn trình diễn hài hước qua giọng hát ngang phè của thí sinh số 1. Sau màn song ca, cựu thành viên 365 chỉ biết ngậm ngùi nói: “Đã hai mùa rồi, biên tập đã lừa được em cả hai mùa”. |
![]() |
Với sự lựa chọn của mình, cả Will và Ái Phương đều ra về tay trắng. |
Thanh Uyên
- Trong phần thi của mình, Bà Tân Vlog gợi ý làm món đuông dừa “siêu to khổng lồ” và không ngần ngại mời Trấn Thành lên sân khấu: “Cháu Thành ơi, lên đây bà thịt, nghen!”.
" alt=""/>Giọng ải giọng ai tập 14: Ái Phương ‘tố’ Trường Giang mời hát đám cưới, bưng quả không trả cátVợ chồng ông Linh không tham gia mạng xã hội. Thông qua con cháu, ông bà biết chuyện mình “đang nổi rần rần” trên mạng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Linh bày tỏ sự bất ngờ xen lẫn vui thích. Ý tưởng tổ chức đám cưới vàng được ông Linh ấp ủ từ 6 tháng trước. Ông chia sẻ mong muốn này với vợ và nhận được sự “nhất trí cao”.
“Ngày xưa, gia đình tôi từ nơi khác đến Nghĩa Đàn khai hoang. Vợ tôi cũng theo bố mẹ đến đây lập nghiệp. Chúng tôi biết nhau và nảy sinh tình cảm. Đến năm 1974, khi cất xong nhà tạm, chúng tôi tổ chức đám cưới trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ.
Lễ cưới diễn ra vào ngày 16/1/1974 âm lịch, trước sự chứng kiến của người thân và dân làng. Hôm đó, chúng tôi không có lễ phục để mặc. Sân khấu và phông màn dựng tạm bằng vách phơi lúa, rồi dùng chăn màn quây lại.
Tiệc cưới đãi bà con bằng cơm độn sắn, không có tiếng nhạc xập xình. Dù vậy, mọi người rất đoàn kết, vui vẻ chúc phúc cho vợ chồng tôi”, ông Linh kể.
Ngày 16/1/2024 âm lịch, tức ngày 25/2/2024 dương lịch là tròn 50 năm ngày cưới của vợ chồng ông Linh. Hiện tại, kinh tế gia đình ông Linh đã ổn định, 8 người con yên bề gia thất.
Thế nên, ông bà quyết tâm làm đám cưới vàng để bù đắp những năm tháng thiếu thốn. Đây cũng là dịp để con cháu, họ hàng tụ họp ăn uống chung vui.
Đãi 30 mâm, không nhận tiền mừng
Để chuẩn bị cho đám cưới vàng, vợ chồng ông Linh cùng nhau đặt may lễ phục. Bà Lan chọn áo dài xanh, còn ông Linh mặc vest chỉnh tề. Ông Linh tự lên kế hoạch, bỏ tiền tổ chức tiệc cưới. Con cháu chỉ giúp đỡ, hỗ trợ một số công việc nhỏ.
Do con cháu, họ hàng và bạn bè, hàng xóm tổng cộng hơn 300 người nên ông Linh làm 30 mâm cỗ. Ông không đặt món của nhà hàng, mà dùng “cây nhà lá vườn” để đãi khách.
Ông Linh cho biết: “Chúng tôi dân quê, có gì đãi đó. Tôi bảo con cháu làm thịt con bê sữa 35kg, 1 con lợn rừng hơn 5kg, 40 con gà.
Tất cả đều được đem nướng trên than hồng, rồi trải ra mâm đã lót lá chuối. Chúng tôi bày thêm vài chén nước chấm ở mỗi bàn. Thế là cỗ bàn cũng tươm tất, bà con dự tiệc ăn uống vui vẻ”.
Ông Linh chỉ bỏ ra khoảng 40 triệu đồng đã có được lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới rình rang. Không chỉ vậy, ông còn thiết đãi con cháu, họ hàng, xóm làng bữa ăn miễn phí.
Ông bà nhất định không nhận phong bì. Ông Linh cho rằng: “Khoảng 90% khách mời là con cháu, họ hàng thì lấy tiền làm gì. Mình đãi tiệc cưới để chung vui, đâu phải kiếm tiền”.
Đặc biệt, đám cưới vàng của vợ chồng ông Linh được tổ chức đầy đủ nghi lễ. Trước cưới 1 ngày, ông Linh chở bà Lan về nhà ngoại. Hôm sau, ông cùng con cháu, họ hàng đi trên 25 chiếc ô tô đến rước dâu.
Bà Lan bẽn lẽn nắm tay chồng, bước lên xe hoa. Người mẹ 90 tuổi của bà Lan một lần nữa chúc phúc cho con gái tuổi 70.
Đoàn xe rước dâu rời nhà gái về đến hôn trường. Ông Linh dắt tay vợ lên sân khấu trong tiếng hò reo, pháo giấy rợp trời. Họ cùng trao nhẫn, cắt bánh kem, rót rượu… như một đám cưới thực sự.
Ông Linh tâm sự, vợ chồng ông làm nông, chưa từng có suy nghĩ làm chuyện khác người. Đám cưới vàng của ông bà đơn giản là kỷ niệm 50 năm vợ chồng hòa thuận, vui vẻ.
Vợ chồng ông đã trải qua không ít khó khăn, nhưng chưa lần nào tranh cãi hay bất đồng quan điểm. Đến tận bây giờ, ông Linh vẫn ngọt ngào, nói lời yêu thương trìu mến với vợ.
Trước đám cưới vàng, ông Linh đã đặt sẵn khách sạn, cùng vợ hưởng tuần trăng mật ở Cửa Lò. Gian khổ đã qua, con cái trưởng thành, đây là lúc ông bà tận hưởng tuổi già hạnh phúc.