Đây là tin đáng mừng với các học sinh trường chuyên.
Tuy nhiên, bất cập cũng nảy sinh khi trong 4 trường chuyên, trường có hệ chuyên tại Hà Nội, chỉ có học sinh của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chuyên Nguyễn Huệ được nhận mức học bổng này; còn học sinh hệ chuyên của 2 Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thì không được hưởng.
Trước thông tin này, nhiều phụ huynh và giáo viên cho rằng sẽ không công bằng nếu cùng học hệ chuyên mà học sinh này được, học sinh khác lại không.
Một giáo viên cho biết, trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 được ban hành mỗi năm, Hà Nội đều cho phép 2 trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây tuyển hệ chuyên, thì việc này không công bằng về quyền lợi của các học sinh.
![]() |
Thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội năm 2020. Ảnh: Thúy Nga |
Trao đổi với VietNamNet, bà Hoàng Thị Thu Phương, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, theo Nghị định 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, trên cơ sở tờ trình của UBND, thì HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND về việc quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền, trong đó có nội dung về học bổng cho học sinh chuyên.
Nếu theo Nghị quyết này, chỉ học sinh thuộc 2 trường chuyên là THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chuyên Nguyễn Huệ được hưởng mức hỗ trợ.
“Theo quy định thì chỉ có cơ chế hỗ trợ học bổng cho học sinh trường chuyên, chứ không hỗ trợ đối với học sinh thuộc lớp chuyên trong các trường thường, hay học sinh thuộc trường THPT có lớp chuyên. Trong khi, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây không phải là trường THPT chuyên”, bà Phương lý giải.
Trước câu hỏi của VietNamNetrằng việc này liệu có thiệt thòi cho các học sinh cũng học hệ chuyên, bà Phương cho hay, thực tế Sở GD-ĐT cũng nhìn nhận việc có học sinh ở các trường THPT có hệ chuyên (không phải trường chuyên) vốn là đặc thù của Hà Nội bao nhiêu năm nay, chưa kể, các học sinh hệ chuyện của các trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây đã mang về rất nhiều thành tích cho Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Do đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT báo cáo tất cả những khó khăn với những thực trạng vốn là đặc thù của địa phương, xin ý kiến việc mở rộng đối tượng được thụ hưởng và đang chờ Bộ trả lời.
Theo bà Phương, nếu Bộ GD-ĐT có ý kiến thì Hà Nội mới có thể mở rộng đối tượng.
“Nếu Bộ GD-ĐT trả lời là việc mở rộng đối tượng học sinh chuyên trong các trường thường là thẩm quyền của địa phương thì sang năm học tới, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục trình tham mưu các cấp cho hỗ trợ đối với cả các học sinh học hệ chuyên của Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây", bà Phương nói là khẳng định chắc chắn Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ theo đến cùng để được quyền lợi cho các đối tượng học hệ chuyên còn lại.
Hoàng Lan
Trong chính sách cấp học bổng cho học sinh trường chuyên của Hà Nội, những học sinh thuộc hệ chuyên của 2 Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây không được hưởng.
" alt=""/>Bất cập học bổng cho học sinh chuyên ở Hà Nội: Chờ Bộ GDHọc viện Múa Việt Nam |
Bộ GD-ĐT cũng đồng ý để Học viện Múa Việt Nam cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong trường hợp học sinh đã hoàn thành chương trình theo quy định tại Thông tư 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc Ban hành Quy định khung trung cấp chuyên nghiệp.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Học viện Múa Việt Nam triển khai thực hiện các nội dung này để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, hơn 300 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam kêu cứu về việc con mình không được nhận bằng tốt nghiệp văn hóa dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
Nhóm phụ huynh cho hay, từ năm 2017 đến nay, rất nhiều học viên ngành Diễn viên múa của Học viện Múa Việt Nam (trước đây là Trường CĐ Múa Việt Nam, gọi tắt là trường Múa) khi ra trường không nhận được bằng tốt nghiệp THCS và THPT.
Điều khiến họ bức xúc là chỉ đến khi con ra trường, gia đình mới “té ngửa” vì biết chuyện này. Bởi thực tế, con họ đứng trước cảnh trắng tay khi không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT lẫn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng cao đẳng Diễn viên múa thì có cũng như không khi muốn thi vào các trường đại học vì không có bằng văn hóa.
Quá lo lắng cho tương lai của con mình, nhóm phụ huynh đã quyết định kêu cứu.
Các phụ huynh cho rằng việc nhà trường không nói rõ thông tin, cùng với việc vẫn tổ chức dạy học văn hóa cũng như các kỳ thi hết lớp 12 như bình thường, đẩy các phụ huynh và học viên vào thế bị động và có những lầm tưởng nhất định.
Thanh Hùng
Hơn 300 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam kêu cứu về việc con mình không được nhận bằng tốt nghiệp văn hóa dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
" alt=""/>Vụ học viên Học viện Múa Việt Nam kêu cứu: Bộ GDTại cơ sở 2 ở Khu đô thị ĐH quốc gia TP.HCM, P.Linh Trung, TP Thủ Đức, Trường Phổ thông Năng khiếu tuyển 210 học sinh lớp 10 chuyên, cho 6 lớp gồm: Toán, Vật lý, Hoá, Sinh, tiếng Anh, Ngữ văn.
Điều kiện dự thi vào lớp 10 chuyên của trường Phổ thông Năng khiếu: Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15; Đối với học sinh được học vượt lớp ở cấp THCS hoặc học sinh vào cấp THCS ở độ tuổi cao hơn quy định thì tuổi lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào năm tốt nghiệp THCS; Xếp loại tốt nghiệp từ khá trở lên; Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp trung học cơ sở từ khá trở lên.
Trường Phổ thông Năng khiếu tổ chức một kỳ thi chung cho cả 2 cơ sở với 10 môn thi. 3 môn không chuyên gồm Toán, Ngữ văn, tiếng Anh; 7 môn chuyên gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, tiếng Anh.
Để xét tuyển vào lớp 10, học sinh phải dự thi 4 môn trong đó 3 môn không chuyên bắt buộc và 1 môn chuyên theo nguyện vọng đăng ký. Thí sinh được đăng ký dự thi nhiều môn chuyên.
![]() |
Lịch thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu |
![]() |
Nguyên tắc xét tuyển và thời gian phát hồ sơ dự thi vào Trường Phổ thông năng khiếu |
Lê Huyền
UBND TP.HCM quy định rõ việc cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi vào lớp 10 với các mức từ 1 đến 2 điểm.
" alt=""/>Trường Phổ thông Năng khiếu tuyển lớp 10 năm 2021 ra sao?