- Hạt giống số 2 người Thụy Sĩ bất ngờ dừng bước ở vòng 4 US Open 2018 sau khi để thua tay vợt hạng 55 thế giới John Millman với điểm số 3-6 7-5 7-6 (8/6) 7-6 (7/3).
- Hạt giống số 2 người Thụy Sĩ bất ngờ dừng bước ở vòng 4 US Open 2018 sau khi để thua tay vợt hạng 55 thế giới John Millman với điểm số 3-6 7-5 7-6 (8/6) 7-6 (7/3).
Gần 21h, quán cơm tấm "bãi rác" nép mình cạnh chợ Xóm Chiếu (quận 4, TPHCM) vẫn đông đúc. Khách liên tục ghé vào quán, có khi là gia đình, có khi là nhóm bạn trẻ.
Cái tên cơm tấm "bãi rác" của quán dường như không ảnh hưởng đến tâm trạng ăn uống của thực khách. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chính tên gọi độc lạ này khiến quán cơm được biết đến nhiều hơn.
Cơm tấm "bãi rác": Giá cao nhưng vẫn nườm nượp khách (Video: Cẩm Tiên).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Trường Thịnh - gia đình chủ quán - cho biết cơm tấm "bãi rác" không phải là tên gọi chính thức của quán. Hơn 40 năm tồn tại, quán lấy tên là Cơm tấm 73. Song, cái tên cơm tấm "bãi rác" do thực khách đặt cho quán, lại được biết đến rộng rãi hơn.
Anh Thịnh lý giải, trước đây, quán cơm gần điểm tập kết rác của chợ Xóm Chiếu. Khách tìm đến quán sẽ thấy một bãi rác rất to. Người này truyền tai người khác, dần dà quán cơm tấm của gia đình anh Thịnh được nhận diện bằng cái tên cơm tấm "bãi rác".
"Về sau, bãi rác không còn nữa, không gian nơi đây cũng sạch sẽ, tươm tất hơn, khách ăn uống tại quán không còn phải lo lắng về mùi. Dù vậy, cái tên đặc biệt đã trở thành dấu ấn khó phai và gắn với quán từ năm này sang năm khác", anh Thịnh cho hay.
Quán cơm tấm "bãi rác" nằm cạnh chợ Xóm Chiếu ở quận 4, TPHCM (Ảnh: Cẩm Tiên).
Anh Thịnh cũng nói thêm, quán cơm là tâm huyết của bà ngoại anh - người phụ nữ ngoài 70 tuổi mà thực khách thường gọi là bà Bảy. Từ lớp 6, anh Thịnh đã ra quán cơm phụ bà và nghe về nguồn gốc cái tên đặc biệt của quán.
Anh Thịnh cho biết tên cơm tấm "bãi rác" đã phần nào giúp khách biết đến quán nhiều hơn nên gia đình anh không ngại khi nghe khách gọi bằng cái tên có phần "bốc mùi" này.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, không gian xung quanh quán cơm khá thoáng. Song, vì nằm cạnh chợ, nên quán không tránh khỏi mùi đặc trưng của một khu chợ hay mùi thoang thoảng xuất phát từ những hàng thịt, hàng cá phía trước.
Được nhiều người biết đến vì tên gọi độc lạ, nhưng cơm tấm "bãi rác" lại không nổi tiếng chỉ vì nguyên nhân đó. Không ít thực khách cho biết họ nhiều lần quay lại nơi này ăn cơm vì bị chinh phục bởi hương vị của sườn, chả, nước mắm...
Nhiều khách hàng đã gắn bó với quán cơm này nhiều năm (Ảnh: Cẩm Tiên).
Thậm chí, dù giá món ăn ở quán cơm đắt hơn so với nhiều quán cơm tấm khác ở TPHCM, nhiều người vẫn gắn bó với quán mười mấy năm qua.
Anh Trường Thịnh cho biết quán bán đa dạng món, nhưng khách hàng thường ăn cơm sườn miếng, sườn cọng, mực nhồi thịt... với giá khoảng 80.000 đồng trở lên, tùy theo các phần lớn, nhỏ. Bên cạnh đồ ăn, quán còn bán sữa đậu nành giải khát.
Mỗi ngày, từ 4h sáng, bà Bảy (chủ quán) đã phải thức dậy để làm nước mắm cũng như chuẩn bị các nguyên liệu, món ăn, đến trưa mới hoàn thành. Từ 17h, quán bắt đầu mở cửa đến nửa đêm.
Quán có đa dạng món ăn để khách lựa chọn (Ảnh: Cẩm Tiên).
Thông thường, từ 18h đến 22h là lúc quán đông khách nhất. Thời điểm này, khách kéo vào nườm nượp khiến nhân viên "luôn tay luôn chân". Người ghi món, người chuẩn bị thức ăn, người bưng bê, người tính tiền... không ai ngơi tay.
"Toàn bộ nhân viên đều là người thân trong gia đình, như vậy quán có thể đảm bảo được chất lượng món ăn", anh Trường Thịnh cho hay.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Xuân Thiện (quận 4) cho biết anh đã ăn tại cơm tấm "bãi rác" mấy chục năm nay. Mỗi lần đến quán, anh lại gọi một món khác nhau và món nào cũng khiến anh hài lòng.
"Tên là cơm tấm "bãi rác" nhưng giá không hề bình dân. Thông thường, mỗi phần cơm tôi ăn khoảng 80.000 đồng. Điều khiến tôi ấn tượng là thịt được ướp bằng mật ong, mềm và rất thơm. Các món ăn kèm như bì, chả cũng rất vừa miệng", anh Thiện nói.
Phần cơm có giá hơn 100.000 đồng tại quán cơm tấm "bãi rác" (Ảnh: Cẩm Tiên).
Anh Thiện cho rằng cơm tại quán có giá cao hơn so với thị trường. Dù vậy mọi món ăn ở đây đều có hương vị thơm ngon, được chế biến chỉn chu, hợp vệ sinh nên mức giá trên với anh là "hợp lý".
" alt=""/>Cơm tấm "bãi rác" ở TPHCM: Gần 100.000 đồng/đĩa vì sao vẫn nườm nượp khách?Đó là kế hoạch mà Hà Nội triển khai đại trà bắt buộc tại 100% các trường THPT trên địa bàn. Thông tin được ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra tại Hội thảo sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh mới lớp 10 và 11 diễn ra ngày 16/8.
Mỗi trường ít nhất có 2 lớp
Mỗi trường có ít nhất 2 lớp 10 dạy SGK theo chương trình mới. Những lớp 10 còn lại tiếp tục dạy học theo SGK hiện hành. Các lớp 11 và 12 phải được tiếp tục dạy học lên theo đúng chương trình SGK.
![]() |
Thiết kế nội dung bên trong SGK tiếng Anh mới. |
Tiến tới từ năm học 2016-2020, Hà Nội sẽ triển khai 100% số lớp 10 trong các trường THPT trên địa bàn được học SGK tiếng Anh chương trình mới và học nối tiếp chương trình đến lớp 12.
Theo ông Dũng, chương trình mới với thời lượng dạy học tối thiểu 3 tiết/tuần theo các chủ điểm/chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh; quan tâm đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với định hướng phát triển toàn diện. Đặc biệt đánh giá học sinh theo kết quả đầu ra.
Cụ thể, yêu cầu kết quả đạt được đối với từng lớp cấp THPT như sau:
Hết lớp 10, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.1.
Hết lớp 11, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.2.
Hết lớp 12, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.
Để đảm bảo kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu về định hướng, mục tiêu, nội dung đầu ra của chương trình tiếng Anh cấp THPT, ông Dũng cho biết, việc kiểm tra đánh giá sẽ được tiến hành thường xuyên và định kỳ.
Kiểm tra thường xuyên chủ yếu dành cho kỹ năng nói. Học sinh được đánh giá thông qua các hoạt động trên lớp như trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, thuyết trình, hùng biện, hội thoại,... chú trọng định hướng giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Học sinh được đánh giá kỹ năng nói qua kiểm tra thường xuyên tối thiểu 2 lần/kỳ.
Kiểm tra định kỳ (45 phút) sẽ kiểm tra tích hợp các kỹ năng. Bài kiểm tra phải có ít nhất 2 dạng câu hỏi cho mỗi kỹ năng với định hướng đánh giá năng lực ngôn ngữ toàn diện của học sinh. Giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học và chương trình chi tiết đã được phê duyệt lựa chọn thời điểm phù hợp để tiến hành kiểm tra định kỳ cho học sinh. Không tổ chức kiểm tra định kỳ quá sớm, quá muộn hoặc quá sát nhau trong học kỳ.
Bài kiểm tra học kỳ dành cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và có từ 35 đến 60 câu hỏi.
Giáo viên được chủ động, linh hoạt
Theo ông Dũng, để phát huy những điểm mạnh của SGK tiếng Anh theo chương trình mới, giáo viên cần vận dụng linh hoạt nội dung trong SGK, tăng cường sử dụng các thiết bị trong dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và trong giảng dạy nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả các kênh hình ảnh, âm thanh đa phương tiện kết hợp hài hòa với các phương pháp truyền thống để tiếp thu kiến thức và luyện tập các kỹ năng đảm bảo chất lượng.
Ngoài SGK, giáo viên có thể sử dụng các tài liệu khác để bổ trợ cho bài giảng dựa trên các tiêu chí quy định trong chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng phải lưu ý dạy hết kiến thức trong SGK theo quy định trước khi bổ sung tài liệu bổ trợ. Đặc biệt không được tự ý dùng tài liệu bổ trợ để thay thế SGK.
Những giáo viên lần đầu tiên dạy SGK tiếng Anh lớp 10 theo chương trình mới được giảm số giờ với định mức: 1 tiết dạy chương trình SGK tiếng Anh mới tương đương 1,5 tiết thông thường.
Số tiết vượt định mức sau khi quy đổi được thanh toán thừa giờ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, mỗi giáo viên dạy theo SGK chương trình mới chỉ được tính giảm số giờ trong 1 năm duy nhất.
Giáo viên soạn giáo án mới có thể viết tay hoặc đánh máy.
Ngoài ra, các trường học cần phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu (Đài, máy chiếu, màn chiếu,... cho giáo viên tiếng Anh) tổ chức dạy học đạt chất lượng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
1. Đừng bao giờ cười những ý tưởng của trẻ, kể cả nó kỳ lạ đến mức nào
Cũng giống như người lớn, trẻ muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Khi chúng có cảm giác mình đang bị chế giễu hay cười nhạo, bản năng của trẻ sẽ là tức giận, khép kín và không chia sẻ những ý tưởng của mình thêm nữa. Sau đó, trẻ sẽ nhìn thế giới qua một lăng kính khác với chúng ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi lắng nghe và nhìn nhận nghiêm túc ý kiến của trẻ.
2. Đặt trẻ vào các tình huống xã hội không quen thuộc
Cậu con trai 6 tuổi của tôi rất thích bóng đá, vì thế tôi mời thằng bé tới dự một bữa tiệc dành cho những người thích bóng đá của một người bạn. Bữa tiệc không có anh chị em của thằng bé đi cùng và tôi thông báo điều đó cho con biết. Thằng bé do dự một lát nhưng sau đó cũng đồng ý tham gia cùng tôi. Ở bữa tiệc, rõ ràng là cu cậu không thoải mái chút nào và không biết phải làm gì, đặc biệt là khi cu cậu chỉ quen biết tôi và chủ tiệc. Nhưng một lúc sau, thằng bé đã bắt đầu tán chuyện về “Star Wars”, nằm ườn trên ghế như những cu cậu khác. Cách duy nhất để có sự thoải mái là trải nghiệm sự không thoải mái trước.
3. Để trẻ chơi một loại nhạc cụ
Mặc dù tôi không tin vào việc ép sở thích cá nhân của mình lên đứa trẻ, nhưng việc chơi nhạc cụ mang lại nhiều lợi ích. Khi đủ tuổi khả năng tiếp thu, học nhạc không chỉ giúp trẻ giảm căng thẳng mà còn cải thiện lòng tự trọng của trẻ.
4. Kéo trẻ vào bếp
Hầu hết bọn trẻ hứng thú với việc ăn hơn là vào bếp, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về tác động của việc này. Một buổi sáng, chúng tôi đề nghị con trai là phụ bếp khi chúng tôi làm món bánh việt quất. Nhiều ngày sau, thằng bé khăng khăng đòi vào bếp và luôn tự hào về sản phẩm cuối cùng.
![]() |
5. Chúc mừng thành công của trẻ
Tôi không nói đến việc tặng trẻ một ngôi sao vàng khi trẻ ăn hết phần cà rốt. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trẻ phản ứng tốt khi nhận được lời khen. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cho trẻ thấy rằng sự nỗ lực sẽ mang lại kết quả.
6. Đề nghị trẻ dạy bạn thứ gì đó
Rất ít cha mẹ làm điều này. Hãy đề nghị trẻ dạy bạn bất cứ điều gì khiến trẻ nghĩ rằng mình đang là chuyên gia. Hãy khuyến khích con chia sẻ kiến thức của mình (mà không khoe khoang) với bạn và với những người khác. Đảm bảo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều.
7. Kích hoạt khả năng sáng tạo của trẻ
Có lần tôi tình cờ nghe thấy vợ tôi đọc truyện cho con nghe, và cô ấy dừng lại hỏi thằng bé: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” Mắt thằng bé sáng lên. Những câu hỏi đơn giản như thế này sẽ đánh thức một phần bộ não đang “ngồi im” của trẻ.
8. Thể hiện sự tự tin trong hành động của bạn
Điều này có vẻ trực quan nhưng thường bị bỏ qua. Chính chúng ta luôn là tấm gương rõ ràng nhất cho trẻ. Vì thế, chúng ta trông đợi trẻ tự tin như thế nào nếu như chính chúng ta thậm chí còn không tự tin?
9. Để trẻ nói ra vấn đề của mình
Khi trẻ tức giận, thay vì phạt, hãy ngồi xuống nói chuyện để tìm ra nguyên nhân chính xác cho việc này. Hãy cho trẻ biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe, mang đến sự ổn định mà trẻ cần để cảm thấy an toàn.
10. Để cho trẻ thất bại
Đối mặt với thất bại không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi bạn chưa quen với nó. Và để quen với điều này, đơn giản là trải nghiệm nó. Hãy để cho trẻ thất bại, có thể là khi ghép Lego hay trong cuộc đua xe đạp không bánh. Nó có thể khiến trẻ tức giận ban đầu, nhưng như chủ mục tư vấn nổi tiếng Ann Landers từng nói: “Để giúp trẻ trở thành những con người thành công, không phải là bạn làm gì cho trẻ, mà là bạn dạy chúng tự làm gì cho mình”.