“Giấc mơ Mỹ” năm 14 tuổi
Tham gia chung kết cuộc thi World Scholar’s Cup được tổ chức tại Đại học Yale vào năm lớp 9, cô bé 14 tuổi Khánh Trang lần đầu tiên được trải nghiệm môi trường giáo dục khai phóng tại Hoa Kỳ. Chuyến đi này, theo Trang đã thay đổi cuộc đời của mình mãi mãi. Từ một cô bé cận thị, rụt rè, Khánh Trang quyết tâm phải nghiêm khắc thay đổi bản thân để tìm cho mình cơ hội được đến Mỹ một lần nữa.
Trang sau đó quyết tâm ôn luyện và thi đỗ vào lớp chuyên Anh Trường Phổ thông Năng Khiếu, một trong những trường chuyên nổi tiếng ở TP.HCM.
Là học sinh lớp chuyên Anh nên Khánh Trang luôn duy trì việc học tiếng Anh đều đặn trong nhiều năm liên tiếp với mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, em không gặp quá nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các chứng chỉ chuẩn hóa. Ngay từ cuối năm lớp 10 và đầu năm lớp 11, em đã đạt 1530/1600 SAT, 800/800 điểm SAT 2 Toán và 8.0/9.0 IELTS.
“Cách học trước nay em áp dụng nhiều nhất chính là duy trì việc luyện đề để vừa ôn luyện ngữ pháp vừa học từ mới. Sau khi hoàn thành hết các bài tập, em thường gọi điện cho bạn để luyện nghe nói. Bọn em có thể nói bất cứ chủ đề gì, cùng nhau bàn luận và sửa lỗi phát âm cho nhau. Đặc biệt, em tích cực tham gia tranh biện để vừa tăng cường phản xạ nói ,cũng như xây dựng vốn kiến thức toàn diện nhiều lĩnh vực” - Trang nói.
Tuy nhiên, với các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, điểm số không bao giờ là tất cả. Ban tuyển sinh luôn đánh giá thí sinh trên các phương diện khác nhau, từ học tập cho tới các hoạt động ngoại khóa.
Hiểu được điều này, Khánh Trang đã tập trung cho hoạt động ngoại khóa yêu thích của mình là tranh biện. Em cũng trở thành gương mặt nổi bật trong các cuộc thi tranh biện lớn nhỏ.
![]() |
Trần Nguyễn Khánh Trang (trái) tham gia tranh biện trong chương trình Trường Teen của VTV7 (ảnh: NVCC) |
Năm 2019, Khánh Trang cùng hai người bạn đại diện cho trường tham gia và trở thành quán quân chương trình Trường Teen do VTV 7 tổ chức.
Ở chủ đề “AI có thể thay thế giáo viên?” - Khánh Trang đã có phần tranh biện ngoạn mục: “Các bạn có thể nói có nhiều cải cách từ AI (trí tuệ nhân tạo) và nó sẽ tốt. Nhưng chúng ta có giáo viên, do yêu thương học sinh nên giáo viên sẽ đấu tranh, và khi cải cách đó không tốt thì giáo viên sẽ lên tiếng vì học sinh”.
Sự tự tin cùng lối tư duy logic đã giúp Khánh Trang giành trọn 30 điểm từ ban giám khảo.
Trang cũng cho biết, tranh biện đã giúp em phát triển nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, tư duy phản biện và biết cách trình bày những luận điểm sao cho thuyết phục.
“Để có nhiều hiểu biết về tình hình thời sự trên thế giới, em chăm chỉ đọc báo hơn. Đồng thời, nhìn nhận vấn đề theo các góc khác nhau chứ không nhìn phiến diện.”
![]() |
Trang cùng bạn bè trong CLB tranh biện Colosseum của Trường THPT Năng khiếu - ĐHQG TP.HCM (ảnh: NVCC) |
Đặc biệt, khi tranh biện về các chủ đề như khác biệt tôn giáo, vấn đề xung đột chính trị, quan hệ giữa các nước,… đã khơi gợi ở Trang sự tò mò, ham tìm hiểu. Đây cũng là lý do em quyết định lựa chọn theo học chuyên ngành quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên lúc nộp hồ sơ, Khánh Trang vẫn lo lắng vì em không sở hữu nhiều thành tích nổi bật như các bạn khác. Nữ sinh cho rằng điểm SAT của mình chỉ ở mức bình thường, thậm chí GPA năm lớp 12 còn thấp hơn năm trước.
“Ban đầu em chỉ hướng đến các trường thuộc top 50 LAC. Khi tìm hiểu em thấy Smith là trường nữ sinh hàng đầu có chương trình học rất linh hoạt, vừa được lựa chọn môn học, vừa có thời gian làm thêm. Bên cạnh đó còn có học bổng toàn phần nên em đã quyết định nộp vào đây”, Trang chia sẻ.
Trang cho hay, điều em tâm đắc nhất là mặc dù là trường nữ sinh, nhưng em vẫn có cơ hội học cùng các nam sinh như bình thường, bởi trường nằm trong khối Five College Consortium (làng đại học của 5 trường thuộc bang Massachusetts).
"Như vậy, mặc dù thực tế là sẽ nhập học ở 1 trường đại học, nhưng em có thể đăng ký môn học và hưởng các cơ hội của 4 trường đại học hàng đầu khác bao gồm Amherst College, Mount Holyoke, Hamsphire College và University of Massachusetts. Ngoài ra, Smith cũng cho phép học sinh của mình được học một số môn ở trường đại học Brown (Ivy League)".
Tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn online
Khoảng thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid, Trang tập trung cho việc hoàn thành bài luận để kịp gửi hồ sơ trong đợt tuyển sinh sớm nhất. Lựa chọn giữa hai chủ đề là tranh biện và nghệ thuật, Khánh Trang khá đắn đo.
“Mọi người góp ý em cần lựa chọn thế mạnh bản thân là tranh biện để viết bài luận. Nhưng trong bản CV em đã đề cập rất nhiều đến tranh biện nên em muốn lựa chọn chủ đề khác. Vì vậy, em đã lựa chọn chủ đề bài luận là 'cửa sổ tâm hồn'. Em bị cận thị rất nặng, lại bị dị ứng khi đeo kính áp tròng nên khó khăn khi tham gia nhảy múa, biểu hiện cảm xúc của bản thân. Thay vào đó, em tập trung diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng biểu cảm khuôn mặt”.
![]() |
Khánh Trang cho rằng bài luận của em không đề cập đến những vấn đề to lớn thay đổi thế giới nhưng xuất phát từ thực tế của bản thân. Nhờ vậy mà các luận điểm của em mang tính thuyết phục cao hơn, là những chia sẻ thật lòng của bản thân.
Một điểm nhấn khác giúp Trang gây ấn tượng với ban tuyển sinh là cách em trả lời trong buổi phỏng vấn online của Đại học Smith. Theo nữ sinh, có thể đây là điểm nhấn thể hiện ưu điểm của bản thân phù hợp với tiêu chí của trường.
“Khi bắt đầu cuộc trò chuyện với giám khảo, em mở đầu bằng cách dí dỏm, chơi chữ một chút khiến cô cười suốt buổi phỏng vấn. Em nghĩ làm chủ cuộc nói chuyện, tạo không khí thoải mái thay vì đơn thuần hỏi đáp sẽ ấn tượng hơn. Em còn nói về bài diễn văn của một cựu học sinh phát biểu khi ra trường. Thậm chí cô còn chưa nghe đến nên rất hào hứng nghe em trình bày”, Khánh Trang nói.
Tháng 8 tới, Khánh Trang sẽ bắt đầu nhập học kỳ đầu tiên tại Smith College. Đây cũng là ngôi trường mà cựu Đệ nhất phu nhân Barbara Bush, Nancy Reagan hay tác giả cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” nổi tiếng Margaret Mitchell từng theo học.
Trước mắt, Trang vẫn chăm chỉ học tập để hoàn thành hết chương trình phổ thông và tham gia hoạt động tranh biện yêu thích trong câu lạc bộ ở trường.
Ngọc Linh
Dù điểm học thuật không quá cao nhưng với bộ hồ sơ “đặc biệt” Hoàng Mai Uyên chinh phục thành công học bổng toàn phần lên tới 336.152 USD cho 4 năm học tại Cornell University, 1 trong 8 trường thuộc khối tinh hoa Ivy League.
" alt=""/>Quán quân Trường Teen ‘ẵm’ học bổng 6,2 tỷ của ĐH Smith College![]() |
Diện tích đất thực tế nhiều khi không trùng khớp với diện tích ghi trong sổ đỏ (Ảnh minh hoạ) |
Pháp luật có quy định để xử lý vấn đề này. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013: “Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có”.
Như vậy, diện tích thực tế khác so với sổ đỏ thì được công nhận theo diện tích thực tế nếu diện tích chênh lệch đó không phải do thay đổi ranh giới thửa đất.
Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 cũng quy định: “Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.
Theo quy định trên, trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trên sổ đỏ thì sẽ được xem xét cấp sổ đỏ với phần diện tích tăng thêm.
![]() |
Khi phát hiện diện tích thực tế khác so với sổ đỏ, người dân có quyền đề nghị cấp đổi sổ đỏ (Ảnh minh hoạ) |
Trong trường hợp diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong sổ đỏ do sai sót của cán bộ địa chính thì người sử dụng đất cần làm thủ tục đính chính với cơ quan có thẩm quyền.
Nếu diện tích đất đo được trên thực tế nhỏ hơn diện tích trên sổ đỏ và xác định do sự lấn chiếm của các hộ liền kề, chủ sở hữu đất có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND cấp xã nơi có đất để được hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, có thể gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ khi diện tích thực tế khác so với sổ đỏ
Khi người dân phát hiện diện tích thực tế khác so với sổ đỏ thì có quyền đề nghị cấp đổi sổ đỏ.
Theo Điểm C Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích thì được cấp đổi sổ đỏ theo thủ tục dưới đây:
Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ.
- Bản gốc sổ đỏ đã cấp.
Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hoặc Bộ phận một cửa với nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa.
Nơi chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất nếu có nhu cầu.
Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Trả kết quả
Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời hạn trả kết quả không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại cấp xã.
Đăng Duy (Tổng hợp)
Bỏ tiền tỷ ra mua đất, gần 10 năm qua, nhiều khách hàng tại dự án Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) “mắc kẹt” trên mảnh đất không có sổ đỏ, không được xây dựng…
" alt=""/>Cách xử lý khi diện tích đất thực tế không khớp với sổ đỏCái giá của sự “bạo chi”
Hơn 20 năm làm việc trong ngành, bà Trang chia sẻ công việc của nhân sự đã thay đổi rất nhiều, đòi hỏi đội ngũ đảm nhiệm không đơn thuần dừng lại ở những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
![]() |
Bà Nguyễn Tâm Trang - Giám đốc Nhân sự toàn cầu Unilever International, kiêm Giám đốc nhân sự Unilever châu Á |
Nhiều người thường ví von, nhân sự là hoạt động “đốt tiền”, trái với mục đích cuối cùng trong kinh doanh là lợi nhuận. Tiền ở đây được đầu tư vào con người, nếu đúng cách, thì đây là đầu tư sinh lợi nhuận cao nhất để công ty có thể phát triển nhanh chóng, liên tục và bền vững. Phòng Nhân sự lúc này trở thành ‘nhà đầu tư’ hiệu quả đóng góp cho sự phát triển đó. Những đầu việc này không trực tiếp góp phần tăng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ như ở các phòng sale hay marketing,… Ngược lại, tiền chảy ra từ công ty “đổ” vào tuyển dụng, đào tạo, hay các dự án mà một số nhân viên có thể chất vấn rằng: để làm gì?
Tuy nhiên theo bà Trang, ở những công ty đa quốc gia, bộ phận nhân sự có “tiếng nói lớn”. Nhân sự theo đúng nghĩa đen là làm việc với con người. Các phòng ban trực tiếp đem lại thành tựu cho công ty sẽ thất bại nếu thiếu những lao động đủ năng lực. Bán hàng, tiêu thụ hàng, vận hành doanh nghiệp,… đều cần con người, chính là đối tượng làm việc của bộ phận nhân sự.
Nếu trước đây chỉ gói gọn vào tuyển dụng, đào tạo, thì giờ, nhiệm vụ mới đội ngũ nhân sự là kiến tạo môi trường bình yên, thoải mái để nhân viên cống hiến cho tổ chức. Họ “hiến kế” đưa ra những chiến lược giúp người lao động có thể phát huy tối đa sức lực. Hay gặp những biến sự, chẳng hạn như dịch Covid-19, bộ phận nhân sự cũng được kỳ vọng đưa ra những “đối sách” linh hoạt, giúp nhân viên vượt qua nỗi sợ hãi, an tâm làm việc.
“Bộ phận nhân sự ở các công ty đa quốc gia lo cho hàng chục nghìn con người, cũng giống như “chị hai” trong gia đình. Chính bộ phận này như tạo nên văn hóa cho công ty”, bà Trang kết luận lý do không ít doanh nghiệp ngày nay sẵn sàng “chi đậm” cho hoạt động này.
Theo đuổi sự nghiệp: Học, học và học
![]() |
Bà Trang có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò lãnh đạo nhân sự cấp cao |
20 năm về trước, cô thiếu nữ Nguyễn Tâm Trang tốt nghiệp một trường ĐH ở Việt Nam, chuyên ngành kinh doanh. Cô trải qua nhiều chuyên môn như sale, admin trong hơn một năm trước khi chuyển hướng sang mảng nhân sự. “Đó là lúc tôi tự vấn thế mạnh là gì, đâu thật sự là chuyên môn của tôi?”, bà Trang nhớ lại.
Một lần trò chuyện với sếp, ông nhìn ra Tâm Trang có khiếu tương tác với con người, nên khuyên cô theo đuổi ngành nhân sự. Do chưa có trường đại học nào trong nước đào tạo sâu về ngành này, cô được công ty tạo điều kiện cho học khóa ngắn hạn 8 tháng về nhân sự.
7 năm sau, đến lúc cần “nâng cấp” bản thân theo hướng chuyên sâu, Tâm Trang sang Thái Lan học MBA tại ĐH Assumption. Đây là quyết định nhiều năm sau bà cho rằng cực kỳ sáng suốt. Chương trình được thiết kế chú trọng tự học và làm việc nhóm. Những bài học đều dựa trên những gì đã được triển khai ở nhiều công ty lớn để cho ra được “mẫu số chung”.
Mặt khác, các bạn học cùng đều đang làm việc cho nhiều công ty lớn. Họ đem kinh nghiệm của mình vào giải quyết các tình huống trực tiếp khi học, để có thể mở rộng góc nhìn đa chiều và sâu sắc trên các lĩnh vực từ sale, marketing, đến quản trị, tài chính,…
“Dù vậy, trường lớp chỉ dạy một phần, còn chuyện học “đeo đuổi” những người làm nhân sự không ngừng nghỉ. Học 360 độ từ nhiều người như sếp, bạn bè, thậm chí cả con cái, những người trẻ tuổi”, bà Trang gọi đó là quy tắc “cố vấn ngược”. Dành thời gian chia sẻ với các bạn trẻ, bà cũng sẽ nhận lại những bài học mới cho mình.
Càng tiến sâu trong công việc, chuyện học phải đi đôi với thực hành, áp dụng ngay lý thuyết vào thực tế. Dừng học một ngày cũng là cũ kỹ. Người trẻ cần liên tục thích ứng với cái mới phát sinh, chẳng hạn gần đây là cách thức làm việc qua mạng, giải quyết công việc từ xa.
“Các công ty đa quốc gia không dựa trên bằng cấp để tuyển dụng, mà dựa vào kiến thức, kinh nghiệm các bạn có, cũng như khả năng lĩnh hội các kiến thức mới”, bà Trang khuyên.
Cũng theo bà Trang, “Điều níu chân tôi tiếp tục đoạn đường dài như thế trong lĩnh vực nhân sự là nhìn thấy đội ngũ trong công ty vươn cao và vươn xa. Trong thành công của các bạn có sự đóng góp nhỏ của mình. Và công ty cũng đã phát triển nhờ vào phần góp sức nhỏ của bộ phận nhân sự”.
Có thể hiểu ứng viên tuyển dụng trong 1 phút? Theo bà Trang, không nên lo lắng đánh mất thiện cảm với người phỏng vấn chỉ trong vòng 1 phút. Có những cuộc phỏng vấn bà phải thực hiện 30 phút. Với kinh nghiệm làm nhân sự hơn hai thập kỷ, bà khẳng định không thể phát hiện một nhân tài trong vòng 5 phút. Mỗi cuộc phỏng vấn đều cần thời gian đủ thời gian để hiểu một con người. Khi phỏng vấn, nên là chính mình, nhưng cần… thực tập một xíu. Thực tập ở đây để có thể trả lời các câu hỏi lưu loát hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Ứng viên cũng nên biết người phỏng vấn là ai, công ty đang tuyển dụng có những đặc điểm gì. Bộ phận nhân sự luôn tìm hiểu rất kỹ bên cạnh CV trước khi ngồi trò chuyện với bạn. Họ luôn chuẩn bị thông tin về bạn thì không lý gì bạn bỏ qua công đoạn tìm hiểu về những người mình sẽ trao đổi. MBA For Success là chuỗi sự kiện trực tuyến được host bởi PGS. TS. Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng UEH-ISB nhằm cung cấp góc nhìn tổng quan, chia sẻ thực tế về trải nghiệm học tập, kinh nghiệm làm việc của các doanh nhân, lãnh đạo cấp cao ở các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Đăng ký tham gia chuỗi hội thảo MBA For Success: https://mbafs.isb.edu.vn/?utm_source=vietnamnet.pr.mbafs#7.mstt&utm_medium=cpc.pr2304&utm_campaign=mbafs |
Văn Khoa
" alt=""/>Chi phí nhân sự: Chi tiêu lãng phí hay Đầu tư hiệu quả?