
Vợ chồng em có con gái 10 tháng tuổi và em đang muốn chấm dứt cuộc hôn nhân như "ngục tù" của mình.
Giờ em thực sự hối hận khi nhắm mắt lấy một người chồng chỉ quen qua mạng, rồi gặp gỡ, tới nhà chơi vài lần thấy có cảm tình thì nhận lời yêu. Nghĩ là yêu thôi, ai ngờ anh gọi bố mẹ đến cho xin qua lại và định ngày đăng ký kết hôn chỉ sau thời gian ngắn.
Mẹ em thì không ưng anh, nói rằng đàn ông có dáng đi ẻo lả, giọng kim chứ không trầm thì là người kỹ tính. Khi ấy em bướng và nông nổi, không biết "kén tông, kén giống" hay tìm hiểu kỹ tính nết xấu tốt như thế nào, có hợp tuổi, hợp gia cảnh hay không... mà cứ tin vào cảm xúc riêng, rằng anh đã nói bố mẹ và anh rất tốt, cưới về mọi thứ có bố mẹ lo, chỉ việc sinh con và làm theo ý bố mẹ là được sung sướng… và em ngốc nghếch đã tin.
Đám cưới được nhà trai tiến hành rất nhanh, cứ như họ sợ em đổi ý. Nhưng em vỡ mộng ngay từ khi chuẩn bị cưới: Vì muốn mua cái giường rẻ hơn 200 ngàn đồng so với thị trường mà anh chở em đi 20km để sắm. Chọn nhẫn cưới thì mua loại rẻ nhất, đeo vài ngày nhẫn đã méo. Chụp ảnh cưới xong thì bỏ vì không muốn tốn tiền… Em bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng đã lỡ đi đăng ký kết hôn rồi, đành phải cưới.
Sự thật trần trụi về nhà chồng ngày một rõ. Anh hay nói dối, nghiện game, không chịu làm ăn gì mà ăn bám bố mẹ. Xe máy thì mượn của bố. Tính tình cả chồng và bố chống đều gia trưởng, keo kiệt, giả tạo... Cưới vợ về cả nhà trút việc lên con dâu, anh không động tay làm việc nhà... Việc duy nhất là cắm mặt vào game, kể cả khi em bầu bí.
 |
|
Em xác định cố gắng làm vợ tốt, làm con dâu quý trọng bố mẹ chồng với niềm tin mọi thứ sẽ tốt đẹp. Nhưng bố mẹ chồng "soi" con dâu rất kỹ, hay ra vào phòng riêng của vợ chồng em lục lọi đồ đạc và thích gì là tự tiện lấy đi. Em đi chợ thì không cho mua đồ ngon vì sợ tốn. Em mua đồ gì về cũng hỏi giá, căn từng đồng lẻ rồi ra chợ khảo lại, nếu đắt hơn 1 ngàn đồng cũng mắng chửi em ngu…
Hàng ngày ông bà soi từng cử chỉ, lời nói, câu chào, mời cơm… lỡ thiếu câu, thiếu chữ thì không thèm nói em, mà nói với chồng để "dạy" vợ. Nhiều lần chúng em cãi nhau, em từng bị đuổi ra khỏi nhà vì những chuyện nhỏ nhặt ấy.
Tủi nhất là em đi làm thì cứ giờ nghỉ trưa, hay tan làm bố chồng gọi lên công ty kiểm tra rồi nói với chồng em. Anh ấy không biết phân biệt đúng sai cứ thấy mẹ phải vào bếp nấu cơm là chửi mắng vợ. Bố mẹ chồng còn yêu cầu em lấy chồng chỉ được biết nhà chồng, cấm em đi chơi với bạn bè, đồng nghiệp. Đi lấy chồng 3 năm, Tết vừa rồi em mới được về thăm mẹ đẻ (dù chỉ cách nhà mẹ chục cây số) và ngủ lại được một đêm. Hôm sau về em bị bố mẹ chồng chửi bới te tua, cấm tiệt không được về ngủ ở nhà mẹ đẻ nữa.
Tiền lương em đi làm phải nộp lại cho bố mẹ chồng để tiêu chung, em không được phép tiêu quá 1 triệu đồng/tháng. Quản lý chặt chẽ, chê bai nhà em nghèo khổ nhưng thấy nhà đẻ em có nhiều đất nên bố mẹ chồng xúi chồng liên tục bắt em về xin mẹ đất để xây nhà trọ cho thuê (trong khi bố em mất sớm, mẹ em không làm gì ra tiền, hai em trai em đang tuổi ăn học).
Cuộc sống của em quá "ngục tù", 3 năm trước em dại dột nghĩ đàn ông không hút thuốc, uống rượu, chơi bời, hiền lành, hiểu chuyện là lấy làm chồng được. Đâu ngờ lấy phải người nghiện game, tính tình nhỏ mọn, bố mẹ chồng với người ngoài thì tỏ ra tốt bụng, nhưng có sống cùng mới thấy họ giả tạo, quá đáng sợ.
Cuộc đời em sao nhiều sóng gió, bế tắc, nhiều lúc định buông xuôi và kết thúc tất cả. Mỗi ngày bước chân ra đi làm em không muốn trở về nhà chồng, nhưng lại xót thương con không có bố... nên lại về.
Đừng đóng vai nạn nhân
Tình yêu thương khởi đầu từ nhân duyên gắn kết gữa hai người, nhưng khi tình yêu thương không còn sự tôn trọng nhau, sống như "ngục tù", muốn bỏ chồng, nhưng lại thương con mà không bỏ được - là suy nghĩ của nhiều phụ nữ trẻ.
Có thực tế là nhiều người thích đóng vai nạn nhân, than thân, trách phận… Hễ có chuyện gì đau khổ là cho thêm chất liệu tiêu cực, kể đi kể lại với chính mình "Sao mình khổ vậy? Tại sao cuộc đời mình tăm tối đến vậy? Hay mình kết thúc cuộc đời này…?". Ngày qua ngày, chúng ta kể cho chính mình những câu chuyện buồn, rồi gặp bạn bè, đồng nghiệp cũng tiếp tục kêu than...
Lời khuyên cho những người vợ trẻ là: Gặp khủng hoảng hôn nhân thì đừng yếu đuối cúi đầu mà khóc, bởi không có ai yếu đuối mà hạnh phúc cả. Muốn khóc thì một chút thôi rồi gạt nước mắt, ngồi dậy, hít thở, cảm nhận sâu sắc sự sống của chính bạn, tiếng nhịp đập trái tim, luồng khí vào và ra nơi cánh mũi, những cảm giác trên da thịt để biết rằng bạn vẫn đang ở đây, bạn vẫn đang tồn tại.
Trong cuốn Yêu trong tỉnh thức (trong bộ sách Từ bạn đời đến bạn đạo) Chuyên gia đã hướng dẫn: "Khi gặp khủng hoảng hôn nhân (hay tình yêu, hoặc bất cứ lĩnh vực nào đó) bạn "đừng làm gì hết". Bởi lúc đó cảm xúc đang hỗn loạn, quá đau buồn, hụt hẫng, tức giận, sợ hãi bạn sẽ không làm được đúng, những lời nói, hành động ngay khi ấy rất dễ khiến bạn hối hận về sau vì đã lỡ buông lời tổn thương, lỡ hành xử theo bản năng mà không đưa trí tuệ và bản lĩnh vào… và hậu quả có thể không thể nhìn mặt nhau để mà bình an được nữa.
"Đừng làm gì hết" cho đến khi bạn ổn trở lại, hơi thở được điều hoà, tâm trí ổn định rồi hãy quan sát thật đa chiều về khủng hoảng, hay trục trặc vừa qua. Xem bạn có đang thổi phồng sự việc không, có đứng vào chỗ của người ấy mà suy nghĩ đến cùng hay không?
Ai cũng muốn thoát khổ, muốn sống cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn, nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở "muốn", thích được người khác cảm thông, xoa dịu như: "Đúng rồi, ông chồng bà quá đáng thật"; "Phụ nữ vốn khổ mà, gắng lên vì con...". Vì chỉ dừng lại ở "muốn" nên mọi việc chỉ dừng lại ở lắng nghe chia sẻ, thấy được xoa dịu, thấy được nhẹ lòng. Nhưng không tiến tới bất cứ hành động nào (kể cả viết lại chuyện của mình), hay thay đổi cách suy nghĩ, thói quen hàng ngày... để thay đổi cuộc đời cho mình.
Cái gì cũng có hai mặt, nếu bạn đang thấy tiêu cực - có nghĩa là mặt tích cực tồn tại ngay sau đó. Hãy nghĩ tới những điều tốt của chồng và mọi người xung quanh đã làm cho bạn, đã tốt với bạn, bạn học được gì sau bài học hôn nhân này, làm thế nào để vượt qua. Hãy giúp chính mình bằng tham gia các lớp học tìm lại hạnh phúc, hay đọc những cuốn sách chinh phục hạnh phúc để nhìn khủng hoảng hôn nhân là một bài tập cần giải - và bạn là học sinh xuất sắc ở trường đời sẽ giải xong.
Thay vì nhận đau đớn, tiêu cực, sân hận hàng ngày, phụ nữ hãy tìm cho mình những niệm lành, bình an, vui vẻ hạnh phúc. Phụ nữ muốn thoát khỏi đau khổ hãy học cách "Viết những nỗi đau, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Mỗi ngày phụ nữ dành 5-10 phút viết lại điều biết ơn, những việc làm tử tế với người khác, lên kế hoạch thay đổi chính mình... Và tập xóa đi những đau khổ, ân hận để sống đẹp hơn bằng các lớp học khơi nguồn hạnh phúc.
Ly hôn là giải pháp cuối cùng khi đã cố gắng hết sức. Hãy luôn luôn tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn, nếu chưa ổn thì cũng chưa phải là cuối cùng... Hãy cứ vui lên để rồi sau nước mắt sẽ vẫn là nụ cười bạn nhé.
Theo Gia đình & Xã hội

Tỉ phú Bill Gates vẫn du lịch cùng bạn gái cũ khi đã kết hôn
Với Ann Winblad, vị tỷ phú có thể chia sẻ về kinh doanh, về khoa học và cả những bộ phim. Thậm chí, sau khi kết hôn, họ vẫn duy trì truyền thống đi nghỉ cùng nhau vào mỗi mùa xuân.
" alt=""/>Vợ chồng khủng hoảng hôn nhân, phụ nữ đừng chỉ cúi đầu khóc

 |
Lối sống tối giản buộc mỗi người phải thường xuyên dọn dẹp, vứt bỏ bớt đồ đạc không cần thiết. |
Phong cách sống tối giản bắt nguồn từ thuật ngữ “danshari” của Nhật Bản dựa trên tinh thần “càng ít càng tốt”. Những người sắp xếp nhà cửa chuyên nghiệp là người giúp khách hàng tối ưu đồ đạc và sắp xếp lại không gian sống, chỉ giữ lại những thứ thực sự cần thiết.
Cách đây vài tháng, người dọn dẹp nhà cửa đã trở thành một nghề nghiệp được chính thức công nhận ở Trung Quốc, theo thông tin từ Bộ Nhân lực và An sinh xã hội.
Lý do cho việc này là kể từ sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ngày càng nhiều người Trung Quốc bị mắc kẹt trong chính căn hộ của mình nhằm tuân thủ các chính sách giãn cách và làm việc tại nhà. Điều này kéo theo nhu cầu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng vì ngôi nhà trở thành môi trường người ta dành thời gian ở nhiều nhất.
Theo thống kê, vào cuối năm 2020, hơn 7.000 người dọn dẹp nhà cửa ở nước này đã được đào tạo chuyên nghiệp. Hơn 40% trong số đó đã kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ (360 triệu đồng) mỗi năm – mức thu nhập trên trung bình ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc.
Ngành công nghiệp này cũng cần tuyển thêm gần 20.000 nhân sự nữa trong vòng 2 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường, đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin hồi tháng 3 năm nay.
“Mức sống được cải thiện và sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng như dịch vụ giao hàng khiến người ta mua nhiều hơn những thứ họ không cần” – bà Han Yien, người sáng lập Yien Organization – một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn nhà, cho hay.
“Nếu không vứt bỏ đồ đạc thường xuyên, nhiều ngôi nhà sẽ sớm chứa đầy những vật dụng không cần thiết. Môi trường làm việc với nhịp độ nhanh, họ phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ dọn dẹp nhanh chóng và tiện lợi”.
Trong khi đó, các nhà giáo dục và chuyên gia đang hi vọng có thể lôi kéo được trẻ em và thanh thiếu niên bắt tay vào công việc này ngay tại nhà mình.
Ông Lei Ziping, hiệu trưởng Trường trung học thuộc ĐH Nottingham Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc), cho biết, trong một hội nghị hôm 23/5 rằng, vài năm qua, trường của ông đã cung cấp một khoá học dọn dẹp. Ông tin rằng nó rất quan trọng để trau dồi phẩm chất ưu tú cho các học sinh ở nội trú.
“Một số học sinh có thái độ thờ ơ và điều này có thể khiến các em khó khăn trong việc thực hiện”. Ông Lei cho rằng kỹ năng dọn dẹp có thể góp phần hình thành phẩm chất và tính cách của một con người. “Nếu trẻ học được kỹ năng này sớm, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho các em”.
 |
Một nữ sinh viên với tủ đồ của mình ở ký túc xá. |
Theo kinh nghiệm của bà Han, sinh viên đại học phải học cách sống độc lập – một kỹ năng không phải tự nhiên có. Bà nhận thấy rằng nhiều sinh viên không biết cách sắp xếp không gian sống hạn hẹp của những căn phòng ký túc xá, chỉ biết ném mọi thứ khắp nơi. Đó là một phần lý do bà bắt đầu cung cấp dịch vụ dọn dẹp miễn phí ở một số trường đại học trong nước.
“Hầu hết trẻ em Trung Quốc được bố mẹ cưng chiều. Khi lên đại học, họ cảm thấy khó khăn khi phải sống trong môi trường tập thể”.
Bà Han và nhóm của mình đã hướng dẫn kiểu “cầm tay chỉ việc” cho các sinh viên, chỉ cho họ cách dọn dẹp căn phòng ký túc xá bừa bãi của mình. “Khi phát triển được kỹ năng tổ chức, họ sẽ dần biết lập kế hoạch cho không gian sống, sau đó là lên kế hoạch cho cuộc đời mình”.
Việc dọn dẹp cũng mang lại cho trẻ cảm giác có được thành tựu – thứ đôi khi còn thiếu ở Trung Quốc, ông Luo Wenping, chuyên gia tư vấn tại Trung tâm Sức khoẻ tâm thần thuộc ĐH Y học cổ truyền Thành Đô, nhận định.
Chị Lin Qinghong trở thành một người dọn dẹp chuyên nghiệp từ năm 2017 sau khi tham gia một khoá đào tạo ở Phúc Kiến. Cho đến nay, người phụ nữ 35 tuổi và nhóm của cô đã cung cấp dịch vụ dọn dẹp cho hơn 60 hộ gia đình, tương đương 900 giờ dọn dẹp.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, Lin còn muốn kết hợp với việc nuôi dạy con cái và giáo dục. Cô đã thuyết trình trước công chúng về công việc và sứ mệnh của mình. Cô cũng có một bài nói chuyện tại trường học của con gái.
“Các bậc cha mẹ Trung Quốc muốn cho con cái mình những thứ họ nghĩ là tốt nhất. Họ mua cho chúng đủ loại đồ đạc và đăng ký cho chúng tham gia nhiều lớp học. Họ sợ rằng con mình sẽ thua ngay từ vạch xuất phát” – Lin nói.
“Nhưng một môi trường sống sạch sẽ và các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình mới là điều thực sự mang lại cho trẻ một khởi đầu thuận lợi”.
Khi Lin có buổi nói chuyện đầu tiên tại TP Tuyền Châu vào tháng 5/2018, rất ít người từng nghe nói về công việc dọn dẹp như một nghề chuyên nghiệp. Nhưng đến tháng 10 năm đó, cô nhận thấy rằng nhiều người đã quen với xu hướng tối giản nhà cửa.
“Nó lan truyền rất nhanh. Nhiều người nhận ra tầm quan trọng của môi trường sống và điều này cũng có lợi cho việc cải thiện các mối quan hệ gia đình”.
Đăng Dương(Theo The Sixth Tone)

Người phụ nữ nhập viện, đổ vỡ hôn nhân sau 4 tháng sống tối giản
Để tiết kiệm chi tiêu, Qiao Sang (31 tuổi, Trung Quốc) không sắm quần áo mới, thường xuyên bỏ bữa và chỉ dám mua thực phẩm sắp hết hạn ở siêu thị.
" alt=""/>Sợ được cưng chiều, cha mẹ Trung Quốc bắt con xắn tay dọn dẹp