-Váy áo khoe vẻ đẹp gợi cảm luôn được người mẫu Thanh Hằng lựa chọn mỗi khi xuất hiện.
-Váy áo khoe vẻ đẹp gợi cảm luôn được người mẫu Thanh Hằng lựa chọn mỗi khi xuất hiện.
Năm 2022, hơn 300 trẻ em - chủ yếu dưới 5 tuổi - ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan đã chết vì tổn thương thận cấp tínhliên quan đến các sản phẩm siro tương tự do các nhà sản xuất khác sản xuất.
Vào tháng 4, cơ quan quản lý y tế của Cameroon đã điều tra 6 ca tử vong ở trẻ em liên quan đến Naturcold. WHO cho biết, họ đang hỗ trợ chính quyền ở đó.
Theo WHO, giới hạn chấp nhận được đối với diethylene glycol được sử dụng trong siro không quá 0,1%. Nhưng tỷ lệ chất này trong siro Naturcold lên tới 28,6%.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm cho hay, những nhà sản xuất hám lợi đôi khi thay thế propylene glycol, thành phần được sử dụng trong siro, bằng các chất rẻ hơn nhưng độc hại như ethylene glycol và diethylene glycol.
Các chất độc trên khi vượt qua giới hạn cho phép có thể gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thay đổi trạng thái tinh thần và tổn thương thận cấp tính, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi. Bệnh biểu hiện nhiều mức độ, việc chẩn đoán sớm, theo dõi là rất cần thiết vì những biến chứng nặng nề.
Bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trường khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho hay với những bệnh nhiễm virus cấp tính như vậy, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối…, cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.
Khi trẻ có dấu hiệu như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/ yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong.
Từ đầu năm đến cuối tháng 6, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến thăm khám. Gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. 30% trẻ nhiễm chủng virus EV71, loại có nguy cơ diễn biến nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Với các trường hợp diễn biến nặng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
" alt=""/>Bé trai Hà Nội mắc tay chân miệng đột ngột chuyển nặng sau 1 ngày vào việnTheo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Vui, Khoa Nội tim mạch Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, hậu quả sau cùng của nhiều bệnh lý tim mạch. Tình trạng người bệnh tự ý bỏ thuốc khiến triệu chứng nặng nề không phải là hiếm gặp.
“Nhiều người rất sợ bệnh ung thư nhưng không biết tỷ lệ tử vong vì suy tim còn cao hơn một số bệnh ung thư như vú, tuyến giáp...", bác sĩ Vui chia sẻ.
Theo bác sĩ Vui, một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy sau 2 năm, có 30% bệnh nhân suy tim tử vong, sau 5 năm có 50% bệnh nhân suy tim tử vong.
Cũng theo nghiên cứu này, khoảng 25% bệnh nhân suy tim không được điều trị, 50% được dùng 1 loại thuốc trong khi đó thế giới có ít nhất 4 loại thuốc suy tim. Các loại thuốc này giúp điều trị triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong, cải thiện gắng sức. Tuy nhiên, không nhiều bệnh nhân được thụ hưởng.
Mới đây, thống kê của Hội Tim mạch châu Á - Thái Bình Dương ước tính tổng chi phí nhập viện do suy tim ở châu Á - Thái Bình Dương lên đến 48 tỷ USD. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân suy tim là 5 đến 12 ngày, khoảng 15% bệnh nhân tái nhập viện trong vòng 30 ngày.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thiếu nhận thức về bệnh tật và thiếu các xét nghiệm dấu ấn phát hiện bệnh sớm khiến việc điều trị khó khăn.
Do đó, theo bác sĩ Võ Thị Tám, Khoa Nội tim mạch Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện khi thực hiện chương trình quản lý bệnh nhân suy tim sẽ tối ưu điều trị, tư vấn toàn diện về dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động, giảm gánh nặng chi phí điều trị cũng như tâm lý cho người bệnh.
Đối với người bị suy tim, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tránh gắng sức cũng như những xúc cảm quá mức là cần thiết. Bệnh nhân nên bỏ rượu, bỏ thuốc lá, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng ở mức cho phép để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, góp phần làm giảm hoặc chậm lại quá trình suy tim
"Với mỗi trường hợp được chẩn đoán suy tim, bác sĩ và điều dưỡng sẽ gặp để tư vấn cho người bệnh cùng thân nhân về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt phù hợp. Từ đó, người bệnh sẽ không cảm thấy đơn độc khi sống cùng căn bệnh phải dùng thuốc suốt đời", bác sĩ Tám nói.