
Khi đưa chị Hằng về ra mắt gia đình, rồi khi tuyên bố cưới chị làm vợ, anh Thành (Khâm Thiên, Hà Nội) còn phấn chấn dùng nhưng lời có cánh để xóa tan mặc cảm cho chị khi mọi người xung quanh trêu chọc: “Nới cửa đi rồi hãy đón dâu”; “Hai vợ chồng đi với nhau là thành số 10 viên mãn nhé”.... Anh Thành chia sẻ kể từ khi yêu đến lúc cưới nhau, anh Thành rất yêu và cho rằng mình tốt số nên mới lấy được một cô gái hiền lành, ứng xử khéo léo, được lòng nhà chồng như chị Hằng.
“Cô ấy trắng trẻo, gương mặt xinh xắn, đáng yêu, tính tình cũng rất tốt. Từ bạn bè đến gia đình, ai cũng bảo với tôi rằng cô ấy sẽ là một phụ nữ hoàn hảo nếu vóc dánh mảnh mai đôi chút. Tôi hiểu cái đôi chút của mọi người là lời an ủi dành cho tôi nhưng quả thật trước khi chúng tôi cưới nhau thì tôi nghĩ không có gì bất tiện nếu vợ mình mập mạp" - anh Thành bộc bạch.
 |
Vợ béo khỏe béo đẹp” lúc này bỗng dưng chỉ còn là niềm tự hào của anh khi tách rời khỏi chuyện gối chăn. (Ảnh minh họa) |
Thế nhưng khi cưới nhau về rồi, anh mới thấy lắm nỗi dở mếu, dở cười. Đặc biệt là khoản “giường chiếu” của hai vợ chồng. “Vợ béo khỏe béo đẹp” lúc này bỗng dưng chỉ còn là niềm tự hào của anh khi tách rời khỏi chuyện gối chăn. “Cái gì cô ấy cũng tốt, nấu ăn ngon, làm việc nhà giỏi, được lòng bố mẹ chồng, hàng xóm cũng rối rít khen. Riêng có khoản ‘chiều chồng’ thì đúng là khổ sở. Lúc nào xong xuôi cũng mướt mồ hôi còn hơn nông dân cày chục sào ruộng dưới nắng hè” - anh ngượng nghịu khi ví von.
Sau một thoáng ngại ngùng, anh Thành cho biết mỗi lần hai vợ chồng gần gũi là anh như đấu vật với võ sĩ sumo. Vì thân hình chị Hằng mập mạp nên việc hai vợ chồng phối hợp nhịp nhàng được với nhau rất khó khăn. “Đang sung sức, hứng thú mà vợ cứ loay hoay xoay chuyển, trở người là chán luôn. Mình là đàn ông, có lúc cũng muốn tư thế nọ, tư thế kia, vợ ở dưới mãi thì cũng chán muốn đổi nhưng nếu đổi thì không có cơ mà thở nữa thì lấy đâu ra sức mà chiến đấu” - anh Thành cười mếu, nói.
Kể về tai nạn nhưng không dám kêu than với vợ, anh Thành nói: “Hôm đó, hai vợ chồng mải miết chinh chiến, mình cũng quên luôn cả thực tế ‘chồng gầy, vợ đẫy đà’ nên vợ ở thế thượng phong lúc nào cả hai đều không hay biết. Cho đến khi không thở được vì bị đè bởi trọng lượng quá lớn trên người mình mới tá hỏa. Nhưng nghĩ đến việc hai vợ chồng mãi mới được lần hứng thú, không nỡ làm cô ấy mất hứng, rồi nhỡ cô ấy hiểu lầm là mình chê béo lại khốn khổ nên mình đành gắng tiếp tục. Cho đến khi xong xuôi thì nằm đờ người và thở dốc theo kiểu hết hơi”.
Sau tai nạn đó và vài lần “đứt gánh giữa đường”, không ăn ý được với nhau, anh Thành buộc phải “gãi đầu, gãi tai” trình bày hoàn cảnh với vợ để rút ra tư thế thích hợp cho người có hình dáng số 1 là anh và số 0 là vợ.
Anh Việt và chị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là một trong những cặp đôi buộc phải bớt mộng mị về nhau khi gặp tình huống “yêu đương” khi vợ béo chồng gầy. Là cặp đôi có thời gian tìm hiểu và yêu nhau gần 5 năm. Từng gặp không ít lời xầm xì khi sánh đôi cùng nhau vì khi đi bên cạnh Lan, anh Việt giống như “con thạch sùng bám quả đu đủ”. Dẫu vậy, mặc những người xung quanh ý kiến về độ chênh nhau giữa mình và người yêu, anh Việt vẫn cho rằng “Lệch nhau về ngoại hình chỉ là vấn đề nhỏ. Cái quan trọng là sự đồng điệu về tâm hồn, ưng nhau về tính cách”.
Thế nhưng không lâu sau khi cưới, anh mới hiểu thực sự thấu hiểu “thế nào là lệch” trong chuyện ấy. Và tai nạn “yêu” hôm đó khiến cho cặp vợ chồng này phải luôn dè chừng, kiểm soát độ hào hứng của bản thân. Và đặc biệt hai anh chị phải áp dụng chiến thuật không giống ai sau tai nạn chết điếng hôm ấy.
 |
Sau vài lần “đứt gánh giữa đường”, không ăn ý được với nhau, anh buộc phải “gãi đầu, gãi tai” trình bày hoàn cảnh với vợ để rút ra tư thế thích hợp cho người có hình dáng số 1 là anh và số 0 là vợ. (Ảnh minh họa) |
“Mặc dù đã có kinh nghiệm và tự mình cảnh báo mình rằng vợ hơi quá cân thì sức chịu đựng kém, tư thế yêu nào là hợp… để đảm bảo cả hai vợ chồng được thăng hoa. Tuy nhiên, đêm đó lúc cả hai vào cuộc hăng quá nên quên hết trời đất trăng sao. Đang gắng sức để cả hai đạt đỉnh thì bỗng cô ấy dùng tay đẩy văng mình rơi xuống đất rồi trợn trừng mắt, ôm lấy ngực. Mặt cô ấy nhăn nhó vẻ đau đớn. Mình chết lặng vì nghĩ rằng cô ấy lên cơn đau tim do dốc sức quá đà”, Việt vẫn lộ rõ sự hồi hộp khi nhớ lại.
Và phải mất một hồi luống cuống, anh Việt vội vàng vừa mặc đồ cho vợ, rồi thốc lên, toan cõng đi cấp cứu. “Nhưng hỡi ơi, vừa cõng ra đến cửa phòng thì khực một tiếng khô khốc. Cái lưng của mình muốn sập xuống, không bước đi nổi… Thế là đêm đó, hai vợ chồng nằm viện. Từ đó đến giờ là chừa hẳn. Hai vợ chồng hôm nào trước khi xung trận cũng phải chào hỏi, thỏa thuận xong xuôi các kiểu mới dám lao vào nhau” - anh Việt cho biết.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Bi hài 'chuyện ấy' buộc phải… khác người
</strong></p><table class=)
 |
|
Mẫu SUV cỡ lớn được xây dựng trên khung gầm bán tải này có lịch sử dài không tin nổi. Sản xuất từ năm 1933, đến nay chiếc xe này đã trải qua 12 thế hệ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nó vẫn là cái tên đáng cân nhắc cho các gia đình tại Mỹ mỗi khi muốn mua 1 chiếc xe có thể làm được mọi thứ, có 9 chỗ ngồi, khoang chứa lên đến 3.429 lít, dẫn động 4x4 và cả động cơ V8 nữa...
2. Volkswagen Beetle (sản xuất từ năm 1938)
Volkswagen Beetle dù khởi nguồn từ thời Phát Xít Đức nhưng nguồn gốc không khiến cho nó giảm đi sức hút doanh số hay sự trường tồn.
Thật ra Beetle là tác phẩm của 1 nhà thiết kế Do Thái Josef Ganz nhưng Adolf Hitler đã “chôm” ý tưởng này và kết hợp với Ferdinand Porsche để biến nó thành 1 trong những mẫu xe có doanh số tốt nhất mọi thời đại.
Volkswagen Beetle bắt đầu được sản xuất từ năm 1938 và tiếp tục sản xuất cho tới năm 2003. Phiên bản hiện đại của Beetle trình làng vào năm 1998 đã thay đổi động cơ đặt sau và hệ dẫn động RWD thành động cơ đặt trước và hệ dẫn động FWD.
3. Jeep (sản xuất từ năm 1941)
Mẫu Jeep mà chúng ta biết đến ngày nay có xuất xứ từ dòng xe quân sự ra đời năm 1941. Willys-Overland và Ford đã xây dựng, gọi tên nó là Model MB và Model GPW nhưng quân đội thích gọi nó là Jeep hơn.
Từ năm 1945, Willys-Overland bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng của Jeep sang hướng dân dụng. So với phiên bản quân dụng Model MB, phiên bản dân dụng CJ-1 sở hữu thêm cốp sau, thanh đòn, nóc xe thiết kế lại. Hiện tại Jeep là mẫu xe thuộc tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles và là thương hiệu xe Mỹ bán chạy hàng đầu thế giới.
4. Unimog (sản xuất từ năm 1947)
Bản thân cái tên Unimog là chữ viết tắt cho cụm từ “Universal-Motor-Gerat” có nghĩa là “cỗ máy toàn cầu”. Không thể phá hủy, rất bền vững… những ngôn từ ấy đã gắn liền với dòng xe Unimog trong suốt 60 năm qua.
Khả năng off road cũng nó có thể xem là huyền thoại. Xe được sản xuất từ năm 1947, nhờ vào khả năng “đi mọi nơi” bạn có thể tìm thấy “dấu chân” của chiếc Unimog ở bất cứ đâu từ rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, sa mạc cho đến đồng tuyết.
Thương hiệu Unimog thuộc tập đoàn Daimler từ năm 1951. Trừ dòng 404 S series, kể từ năm 1955 tất cả những chiếc Unimog do Daimler sản xuất đều sử dụng động cơ dầu để tăng lực kéo.
5. Ford F-Series (sản xuất từ năm 1948)
Ford F-Series là dòng xe hiện đang bán chạy nhất nước Mỹ với gần 70.000 xe mỗi tháng. Và không những thế, nó cũng có lịch sử rất đáng nể.
Thế hệ đầu tiên của F-Series chỉ đơn giản là 1 mẫu xe công nông nhưng FoMoCo đã sớm nhận ra tiềm năng của nó và tiếp tục phát triển nó theo hướng xe tải. Bây giờ, ở thế hệ thứ 13 của mình, Ford F-Series đang là mẫu bán tải được ưa chuộng nhất tại Mỹ với thiết kế nam tính, kích thước to lớn và giá bán phù hợp.
6. Toyota Land Cruiser (sản xuất từ năm 1951)
Dù tin hay không, chiếc Toyota Land Cruiser mà chúng ta vẫn thấy có nguồn gốc từ mẫu xe quân sự Bantam MK II do quân đội Hoàng gia Nhật chế tạo từ năm 1941. Sau khoảng thời gian chiến tranh, quân đội nước này đã nhờ Toyota tạo ra những chiếc xe có khả năng tương tự. Kết quả là chiếc Toyota AK10 ra đời.
Toyota Land Cruiser chính thức sản xuất số lượng lớn từ năm 1951 với tên gọi Toyota "Jeep" BJ. Và mẫu “Jeep” mang logo Toyota này cũng có khả năng vượt mọi địa hình với các thông số kỹ thuật y chang mẫu xe được làm bởi Willys-Overland.
Ba năm sau, giám đốc kỹ thuật của Toyota-Hanji Umehara đã lấy cảm hứng từ Land Rover để cho ra đời cái tên Land Cruiser (ông bảo là vì không muốn tỏ vẻ “lép vế” so với đối thủ nên chọn tên này). Nhưng dù thay đổi tên, không có nhiều thay đổi ở xe so với thiết kế cũ. Nên có thể nói, nếu không có chiếc Jeep và Land Rover, có lẽ chúng ta cũng không có chiếc Toyota Land Cruiser trên đời.
7. Chevrolet Corvette (sản xuất từ năm 1953)
Dù nhiều người yêu thích Viper, nhưng biên tập viên của Autoevolution lại nhận định “chiếc Corvette mới xứng đáng với danh hiệu siêu xe Mỹ hơn”. Với 650 mã lực và mô-men xoắn cực lớn, chiếc Corvette Z06 là “1 con quái thú” khó kìm giữ.
Dù vậy, thế hệ thứ 7 của Corvette lại không có tí tương đồng nào với “cụ tổ” C1 của nó. Thế hệ đầu tiên của Corvette mang tên C1 đã được trình làng tại triển lãm New York Auto Show 1953. Nó không gì khác hơn 1 chiếc xe mui trần với động cơ 6 xi lanh thẳng hàng, dẫn động cầu sau đơn giản. Đến model năm 1955 thì dòng xe này mới sở hữu động cơ V8, dung tích 4.3 L.
8. Mercedes-Benz SL-Class (sản xuất từ năm 1954)
Khi được giới thiệu, chiếc Mercedes-Benz 300 SL (mã hiệu W198) là chiếc xe giữ nhiều kỷ lục đầu tiên. Nó sở hữu cặp cửa mở cánh chim đặc trưng, nên còn được gọi với biệt danh thân thuộc là Gullwing. Nó cũng là chiếc xe nhanh nhất thời điểm đó với tốc độ có thể đạt đến 260 km/h.
Bên dưới vẻ ngoài vừa thể thao vừa lịch lãm này là động cơ M198 3.0 L phun xăng trực tiếp. Và người ta nói, nếu không có động cơ M198 này thì cũng không có chiếc 300 SL (W198) ra đời. Thêm 1 chi tiết thú vị nữa, chiếc xe này chính là phiên bản đường phố của mẫu W194 nổi tiếng của Mercedes từng chiến thắng giải đua 24 Hours of Le Mans.
9. Mini (sản xuất từ năm 1959)
Có thể Citroen là hãng xe khiến cho hệ dẫn động cầu trước trở nên phổ biến, nhưng Mini mới là hãng hoàn thiện nó. Dù là 1 mẫu xe đô thị nhưng Mini cũng rất nổi tiếng với cảm giác lái tốt.
Tuy nhiên, điểm đặc sắc ở Mini từ lúc nó mới ra mắt cho đến nay chính là thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian của nó. Thiết kế mang tính cách mạng của Mini tạo ra bởi Sir Alec Issigonis (1906–1988), và được coi như một tầm nhìn chiến lược trong giao thông vận tải công nghiệp lúc bấy giờ.
Ban đầu, người ta dự định sản xuất Mini như một chiếc xe giá cả phải chăng để đáp ứng cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Nhưng sau khi lọt vào tay BMW, Mini đã biến thành 1 thương hiệu hạng sang như ngày nay.
10. Ford Falcon (sản xuất từ năm 1960)
Có thể bạn chưa biết, chiếc Ford Mustang 1964 được xây dựng dựa trên khung gầm của dòng Ford Falcon.
Vào cuối thập niên 50, chiếc Holden ra đời vào chiếm hết thị phần của Ford bởi chiếc Zephyr không làm người dân Úc yêu thích cho lắm. Điều này khiến cho hãng xe Oval xanh phải tìm cách tạo ra 1 mẫu xe có khả năng cạnh tranh với dòng Holden của General Motors. Kết quả của nỗ lực này chính là chiếc Falcon.
Theo Otosaigon/Autoevolution
Phan Thành tậu xe siêu sang Rolls-Royce Wraith" alt=""/>Những dòng ôtô “sống dai” nhất thế giới xe