Con gái không giải được phép tính đơn giản, ông bố nằm ra giữa đường gào khóc
2025-04-30 17:33:16 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:919lượt xem
Một người đàn ông họ Gao ở Giang Tô (Trung Quốc) cho biết anh cảm thấy “vô cùng tức giận và bất lực” đến mức không muốn về nhà sau vì con gái không giải được một bài toán đơn giản dù đã học rất nhiều. Anh nằm ra giữa đường liên tục gào khóc: “Tôi không biết phải làm gì nữa cả” bất chấp xe cộ liên tục qua lại.
Nhiều người đã tới thuyết phục Gao,áikhônggiảiđượcphéptínhđơngiảnôngbốnằmragiữađườnggàokhólink trực tiếp tennis nhưng dù nói thế nào anh vẫn không ngừng khóc và cũng không chịu rời đi. Người dân sau đó đã phải gọi cảnh sát tới xử lý.
Người đàn ông nằm ra giữa đường gào khóc vì con gái không giải được phép tính đơn giản
Khi cảnh sát đến, Gao liên tục yêu cầu cảnh sát bắt mình.
“Con gái tôi lấy 800 trừ đi 700, rồi nó bảo kết quả bằng 900. Tôi không muốn dạy nó nữa. Tôi không muốn về nhà”, Gao nói với cảnh sát.
Sau khi nghe lý do của Gao, cảnh sát cũng không nói nên lời. Rất nhiều người đã thuyết phục anh về nhà, đồng thời giúp anh đứng dậy. Gao đành phải rời đi một cách miễn cưỡng: “Tôi không biết phải làm thế nào để dạy con bé nữa”, Gao nói với cảnh sát.
Theo dõi câu chuyện của Gao, nhiều người cho rằng: “Tôi chắc chắn cô bé này là con gái ruột của anh ấy. Có thể thấy chỉ số IQ của anh ấy cũng không cao”. Trong khi đó, người khác cho rằng: “Tôi đề nghị anh ấy nên đi khám tại phòng khám trầm cảm”.
Tháng trước, một người đàn ông ở Hồ Nam cũng đã phải nhập viện cấp cứu do bị trật khớp hàm vì quá tức giận trong lúc dạy con học.
Thời Vũ(Theo SCMP)
Chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc là bao nhiêu?
Trung Quốc vừa nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, cho phép các cặp vợ chồng có thể sinh tối đa 3 con thay vì giới hạn 2 con như trước đây, do nhận thấy sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ sinh ở quốc gia này.
Quê tôi có tục lệ chiều mùng 3 Tết, gia đình những người được mừng thọ sẽ tập trung ở nhà văn hóa thôn nhận bằng kỷ niệm. Toàn bộ dân làng sẽ tới dự và chia vui. Do đó, con cháu của những người được mừng thọ phải mang hoa quả, bánh kẹo, bia, nước ngọt đến đó để mời bà con.
Chi phí cho bữa tiệc ngọt đó cũng chỉ trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên, các con của mẹ chồng tôi không ai lên tiếng đóng góp vì thế tôi tôi cũng phải chi.
Tuy nhiên, có một sự việc xảy ra sau đó đã khiến tôi trở thành một kẻ keo kiệt và không biết điều trong mắt các cô em chồng tôi.
Chẳng là, sau khi tổ chức lễ mừng thọ cho mẹ chồng tôi ở nhà văn hóa thôn, con cháu chúng tôi lại làm 4 mâm cỗ ở nhà để ăn uống chúc mừng mẹ (tiền làm cỗ cũng do tôi chi ra và giao cho hai em chồng mua sắm).
Trước khi ăn, 2 ông con rể bê từ đâu ra hai bức tranh rất to. Trên đó ghi rõ tên con gái, con rể tặng mẹ. Mẹ chồng tôi đứng bên cạnh bức tranh cho các con chụp ảnh kỷ niệm mà mắt rưng rưng. Khoảnh khắc đó khiến tôi cũng cảm động muốn khóc.
Vậy mà khi bữa ăn kết thúc, hai cô em chồng ngồi rửa bát cứ to nhỏ bàn tán nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng thấy tôi lại gần, những tiếng bàn tán lại tắt lịm. Đợi lúc tôi đi, các cô ấy mới tiếp tục thì thầm.
Hôm sau, đang chuẩn bị lên đường về Hà Nội thì cô cháu họ mách lẻo với tôi. Cháu bảo, 2 dì (tức các em chồng tôi) không hài lòng vì lương vợ chồng tôi cả trăm triệu mà không mua được bức tranh mừng thọ tặng mẹ.
Tôi nghe xong, cố gạt đi và nhắc cháu lần sau không nên nghe lén chuyện người lớn thế nhưng trong lòng tôi cảm thấy rất ấm ức.
Thì ra trong gia đình chồng, tôi có làm gì tốt cũng không được ghi nhận. Chỉ cần một sự sơ ý, không biết phong tục mừng thọ ở quê nên không chuẩn bị quà, tôi đã trở thành một kẻ xấu xí trong mắt mọi người…
Mừng thọ tuổi 70, bố chồng quyết làm 30 mâm cỗ" alt=""/>Tâm sự: Thu nhập cả trăm triệu không mua nổi bức tranh mừng thọ mẹ