Theo đó, khi lựa chọn 1 trong 5 gói dịch vụ Bussiness Start-up, Bussiness E1 đến E4, doanh nghiệp Start-up và SME sẽ được hưởng chính sách mới với mức giá ưu đãi chỉ từ 920,000đ trở lên.
“Là nhà mạng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ GPON vào Việt Nam, dịch vụ FTTx của CMC Telecom hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Chúng tôi muốn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng cũng như yên tâm về chất lượng dịch vụ bằng việc mang đến một gói dịch vụ viễn thông trọn gói bao gồm đường truyền internet, hệ thống tổng đài, thoại và lưu trữ, chia sẻ dữ liệu. Một đầu mối, đa dịch vụ; doanh nghiệp có thể yên tâm để phát triển & nâng cao chất lượng, đa dạng dịch vụ của mình khu cung cấp cho khách hàng cuối”, đại diện CMC Telecom chia sẻ.
![]() |
Truy cập cmctelecom.vn để biết thông tin chi tiết |
Được biết, gói dịch vụ tổng thể mới này của CMC Telecom sẽ có 5 gói băng thông từ 50Mbps đến 160Mbps, miễn phí tăng băng thông cho doanh nghiệp hàng tuần (trong khung giờ vàng - Happy Hour) lên tới 200Mbps tuỳ gói dịch vụ. Ngoài dịch vụ FTTx, doanh nghiệp sẽ được sử dụng miễn phí dịch vụ Tổng đài ảo (miễn phí tới 5 máy lẻ), thoại Voice IP (miễn phí tới 400 phút mỗi tháng) và Hosting (miễn phí tới 80 địa chỉ email).
Với chính sách mới này, doanh nghiệp Start-up và SME không chỉ được sử dụng băng thông internet chất lượng cao mà đồng thời còn giảm thiểu thời gian và chi phí nhân sự quản lý hệ thống hạ tầng viễn thông.
Đặc biệt với các doanh nghiệp Start-up cần tối ưu chi phí vận hành. Gói dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng theo quy mô, nâng cấp công nghệ mới nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thay đổi hàng ngày của mình. Thay vì phải lựa chọn nhiều nhà cung cấp, mất thời gian để đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin; doanh nghiệp nay chỉ cần lựa chọn 1 gói dịch vụ, đa giải pháp trên một nền tảng.
Ra đời sau các nhà mạng lâu năm tại Việt Nam, CMC Telecom lựa chọn đi từ nhà khai thác trung lập về hạ tầng viễn thông như các nước tiên tiến cho đến việc cung cấp đa dạng hoá các dịch vụ tích hợp viễn thông và Công nghệ thông tin theo mô hình “ICT one-stop-shop” cho doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp đầu tiên triển khai công nghệ GPON tại Việt Nam với 100% hạ tầng cáp quang, sở hữu 02 trung tâm dữ liệu lớn và hiện đại nhất với đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế năm trong Liên minh Trung Tâm dữ liệu Châu Á, đồng thời là công ty viễn thông Việt Nam đầu tiên kết nối thẳng tới Facebook và được nhà cung cấp nội dung số 1 thế giới - Akamai lựa chọn đặt máy chủ, CMC Telecom được tạp chí APAC CIO Outlook đánh giá là “Pioneering ICT Services in Vietnam” (Tiên phong cung cấp dịch vụ ICT tại Việt Nam) với sự trình diễn ấn tượng trong thời gian gần đây.
(Nguồn: CMC Telecom)
" alt=""/>CMC miễn phí tăng băng thông Internet cáp quang lên đến 200MpbsVIMS 2016 năm nay còn có sự tham dự của UAZ (Ulyanovsky Avtomobilny Zavod) – thương hiệu xe quen thuộc của Nga. Bên cạnh các tên tuổi trong lĩnh vực ô tô như độ xe DCAR, dầu nhờn Motul, Exxon Mobil, Eni… là sự xuất hiện của hàng trăm gian hàng bao gồm các lĩnh vực liên quan tới xe hơi, tiêu biểu như công nghệ và dịch vụ chăm sóc xe Ceramic Pro, Itsuwa, linh phụ kiện, phụ tùng Minh Giang, đèn xe Anxen, sơn Nhân Hòa, âm Thanh Oris, v.v… Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ tài chính ngân hàng cũng sẽ có mặt nhằm đáp ứng nhu cầu mua xe và bảo hiểm như Vietinbank, Standard Chartered Bank, City Bank, HSBC, Shinhan Bank, HD Bank, Vietbank, Bảo Long, JACCS….
Ban tổ chức cũng công bố ứng dụng Ibeacon - ứng dụng hoàn toàn mới được thiết kế riêng cho công chúng quan tâm tại VIMS 2016. Ứng dụng giúp người dùng cập nhật thông tin chi tiết về các thương hiệu xe cao cấp tham dự; khám phá các hoạt động tại VIMS và có thể tương tác trực tiếp để đặt vé, tham gia các hoạt động và nhận được những phần quà từ ban tổ chức. Khi cài đặt ứng dụng này và đi ngang gian hàng nào, ứng dụng sẽ hiện thông báo thông tin về gian hàng đó để khách tìm hiểu.
" alt=""/>18 hãng xe cao cấp sẽ tham dự Triển lãm Ô tô quốc tế Việt Nam 2016Theo khảo sát của ICTnews ngày 19/9, tại sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo.vn, hiện đang có tới hàng trăm chiếc điện thoại khác nhau đều là hàng nhái thương hiệu Vertu với giá bán từ vài trăm nghìn đồng cho tới hàng chục triệu đồng.
Ví dụ, chiếc Vertu K8+ nhái Vertu Signature S có giá bán 530.000 đồng, Vertu Ferrari V5 giá 599.000 đồng; Vertu VT38 giá 1,6 triệu đồng…
Cao cấp hơn, đó là các mẫu ăn theo kiểu dáng và nhái trắng trợn logo của Vertu như Vertu Signature S Gold, S Design Red, Red Gold… với giá bán từ 5 triệu cho tới 17 – 19 triệu đồng.
![]() |
Trong khi đó, điện thoại Vertu chính hãng tại Việt Nam có giá thấp nhất cũng lên tới gần 100 triệu đồng. Ví dụ như mẫu Vertu Aster Chevron được chào giá 96 triệu đồng.
Những sản phẩm này được cung cấp bởi hơn 20 nhà bán lẻ như Topshop 287, Zare, Thanh Hằng Store, Dealvip Shop, Hitech Shop, Siêu thị giá rẻ, Rồng Mobile… đang tham gia bán hàng trên chợ trực tuyến Sendo.vn.
Trao đổi với ICTnews, chủ một doanh nghiệp kinh doanh điện thoại chính hãng tại Hà Nội nhận định: vấn nạn công khai kinh doanh điện thoại nhái các hãng lớn như Apple, Samsung, HTC… cho tới thương hiệu hạng sang như Vertu vốn đã là câu chuyện nhức nhối tại Việt Nam từ lâu nay. Tuy nhiên cho đến nay, vấn nạn này không những không thuyên giảm mà còn càng bùng phát, nhắm đến những đối tượng khách hàng có nhu cầu muốn sử dụng một chiếc điện thoại thương hiệu hạng sang nhưng không có tiền để sắm hàng “xịn”.
Có thể kể đến hàng loạt website đang rao bán Vertu nhái dưới tên gọi như Vertu Hồng Kông, Vertu Đài Loan, Vertu Trung Quốc, Vertu copy như msdientu.com, Ozy.vn, dienthoaihangdoc.com… Tuy nhiên, ngay cả những trang của doanh nghiệp lớn như Sendo.vn của FPT cũng tiếp tay cho tình trạng này là một thực tế cho thấy cách làm ăn bát nháo của thị trường thương mại điện tử.
![]() |