 |
Các đại biểu tham dự khai mạc triển lãm 'Văn hoá soi đường cho quốc dân đi' (Ảnh: Thanh Tùng). |
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước.
Bác khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật cũng như công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo phát minh đó là văn hóa". Và cách đây 75 năm về trước, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Bác tiếp tục khẳng định “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, nhân kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và để triển khai, quán triệt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Trong thời gian qua, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo tổ chức Hội nghị đã chỉ đạo Bộ VHTT&DL tổ chức các hoạt động trước, trong và sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Trong đó, Triển lãm văn hóa nghệ thuật là một trong những nội dung ưu tiên thực hiện nhằm quảng bá về những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy giữ gìn văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL bày tỏ hy vọng, qua triển lãm sẽ giới thiệu tới đông đảo công chúng các nội dung cốt lõi về sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước và từ nhận thức sẽ chuyển thành hành động, qua đó thiết thực triển khai một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế".
 |
Một số hình ảnh, tư liệu quý trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Thanh Tâm). |
Triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” được chuẩn bị công phu sẽ trưng bày, giới thiệu tới người xem 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu, 123 tài liệu, hiện vật quý hiếm với sáu nội dụng chuyên để theo dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại:
Chuyên đề thứ nhất, Văn hóa Việt Nam trước năm 1930 giới thiệu khái quát sơ lược về lịch sử văn hóa Việt Nam qua những hình ảnh về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
Chuyên đề thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm tới di sản văn hóa của dân tộc của Bác Hồ kính yêu.
Chuyên đề thứ ba, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước với sự nghiệp phát triển văn hóa, triển lãm tập trung giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ Đại hội Đảng. Trong đó, có Bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ.
Chuyên đề thứ tư, Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm nổi bật những đóng góp của văn hóa nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chuyên đề thứ năm, Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước làm nổi bật những thành tựu về lĩnh vực văn hóa, gia đình, du lịch và thể theo trong nước cùng các hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
Chuyên đề thứ sáu, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trưng bày ảnh, tư liệu và số liệu về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong những năm vừa qua.
Với sáu nội dung chuyên đề và thời gian tổ chức Triển lãm trực tiếp trong 10 ngày từ ngày 16-27/11/2021 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trưng bày trực tuyến trên website của Trung tâm từ ngày 16/11-31/12/2021.
Tình Lê

Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng
"Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa", ông Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ.
" alt=""/>Triển lãm 'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi' mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc
 sống ở đây từ năm 1982. ‘Trước đây, bỏ chậu hoa ra ngoài cũng mất. Còn giờ, xe đắt tiền để ở ngoài cả đêm cũng chẳng việc gì. Cả khu, chỗ nào cũng gắn camera. Mọi người sống hòa thuận, tự bảo quản tài sản cho nhau’, cụ bà năm nay bước qua tuổi 79 nói.</p><table class=)
 |
Xóm Mả Lạng nhìn từ trên cao. |
Trong ký ức của thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh, từng làm cảnh sát khu vực này hơn 9 năm, Mả Lạng, trước đây là khu nghĩa địa, bên cạnh có một nhà thờ. Những người lao động nghèo không có chỗ ở đã đến đây dùng ván, tôn, bạt bắc từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác làm chòi che nắng mưa. Cái tên Mả Lạng ra đời từ đó.
Cuối tháng 4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chính quyền thành phố vận động người dân sống tại đây đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Bình Dương, Bình Phước… Khu vực này bị bỏ hoang.
Ở nơi mới, khó kiếm tiền, điều kiện sống khắc nhiệt, họ quay lại thành phố thì không còn chỗ ở nên lang thang khắp nơi. Để giải quyết trình trạng này, chính quyền thành phố quyết định di dời các ngôi mộ đi nơi khác, san lấp đất, dựng các căn chòi bằng phên tre, tôn cũ, mỗi căn rộng từ 5-10 m2 theo lô, rồi gom những người sống lang thang về, cấp nhà cho ở thông qua hợp đồng thuê.
‘Chính vì việc gom dân như vậy đã dẫn đến việc những thành phần lưu manh đường phố về Mả Lạng sống. Họ tự xưng đại ca, tạo ra các băng nhóm, phân chia địa bàn, phân chia khu vực để làm các việc phạm pháp’, thiếu tá Nam nói.
 |
Xóm Mả Lạng trước đây. Ảnh: Nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro. |
Theo thiếu tá Nam, trước đây Mả Lạng chỉ rộng bằng nửa sân bóng đá, đi bộ hơn một phút là hết, nhưng ở những năm 90, nơi đây được phân thành các khu rõ rệt. Khu A là đòi nợ thuê. Khu B, đâm thuê chém mướn. Khu C chuyên cướp giật, móc túi, tiêu thụ hàng gian. Khu D hành nghề mại dâm…
Sống trong khu vực ‘nhạy cảm’, bà Khuyên chẳng dám cho con cháu giao lưu với hàng xóm. Con đi học, vợ chồng bà thay phiên nhau đưa đón tận nơi. Khi con muốn đi chơi, vợ chồng bà phải đưa đến nơi khác.
‘Mấy thanh niên xăm trổ cứ đi qua đi lại. Những người nghiện hút say thuốc nằm ngổn ngang giữa đường. Tỉnh dậy, họ đập cửa xin cơm ăn, rồi la lối om xòm.
Cứ về đến nhà là tôi đóng cửa lại. Ông nhà tôi luôn để sẵn một con dao, cây sắt dài gần chỗ ngủ và cửa ra vào’, bà Khuyên rùng mình nhớ lại những năm tháng cũ.
 |
Bà Khuyên cho biết, đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ký ức về Mả Lạng bà lại rùng mình. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Căn nhà dài 1,3m, rộng 3,2 m của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàng xưa kia nằm ngay khu hoạt động mại dâm. Thời điểm đó, bà làm nghề giúp việc, chồng đi làm thợ hồ. Nhà bà ở giữa, hàng xóm hai bên vợ chồng hành nghề mại dâm.
Hàng ngày, người chồng chở vợ đi đến các khu nhạy cảm hành nghề. Xong việc lại chở về. ‘Nhiều hôm, bạn chồng đến chơi, nếu có nhu cầu, anh chồng môi giới cho vợ. Cô vợ với khách lên gác, anh chồng ngồi dưới canh cửa. Nhà sát nhau, tường và trần bằng tôn nên mọi tiếng động bên tôi nghe hết’, bà Hoàng kể.
Lúc đó, các con bà Hoàng đang tuổi lớn, nhiều lần hai vợ chồng muốn sang góp ý với hàng xóm nhưng lại sợ. ‘Họ hung hăng lắm, mình nói có khi bị đánh. Vợ chồng tôi phải gửi con về nhà ông bà’, bà Hoàng nói.
Thiếu tá Nam cho biết, vì cùng sống chung với tội phạm nên đã có nhiều người làm ăn lương thiện bị nhiễm. ‘Họ đặt câu hỏi, 'Sao mình đi làm cả ngày, đội mưa đội nắng không đủ ăn, còn mấy người kia ngồi nhà mà tiền rủng rỉnh?'. Vì thế, khi được rủ rê, họ tham gia.
 |
Mả Lạng hiện nay đã hoàn toàn đổi thay, mọi ngóc ngách đều gắn camera theo dõi. Đồ dùng, xe máy đắt tiền để bên ngoài cả đêm cũng không mất. Mọi người trong xóm ai cũng thân thiện, hòa đồng. Cửa nhà thì luôn mở. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Những người nhanh tay lẹ mắt được phân đi làm nghề móc túi, trộm cắp. Người khỏe mạnh, chạy xe giỏi thì đi giật đồ. Người khéo ăn nói thì được giao đi bán hàng gian. Những người phụ nữ, các cô gái thì được chưng diện để đi làm gái bia ôm, nghề mát-xa, đứng đường’, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh kể.
 |
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn |
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn. Trước khi anh Nam về làm cảnh sát khu vực, nơi đây đã thay đến 7 người công an nhưng chẳng ai trụ được lâu.
Thiếu tá Nam kể, năm 2001, anh 20 tuổi, mới ra trường. Ngày đầu tiên về phường Nguyễn Cư Trinh nhận công tác, anh được trung tá Nguyễn Ngọc Chính, trưởng công an phường lúc đó phân về làm cảnh sát khu vực Mả Lạng.
‘Lúc đó, tôi như một tờ giấy trắng, chẳng biết gì về khu này. Được phân công nhiệm vụ, tôi rất hào hứng. Các đồng nghiệp, các anh đi trước, bạn bè ai cũng khuyên nên bỏ cuộc. Mẹ tôi thì khóc vì thương con. Nhưng bố tôi nói tỉnh bơ: ‘Lửa thử vàng. Vàng thật vàng giả là do nó. Chưa va chạm gì cả mà đã nhu thì làm sao khá được’.
Những lời nói đanh thép của người bố từng nhiều năm hoạt động trong hàng ngũ công an làm tôi thêm quyết tâm là phải đưa Mả Lạng trở về bình yên’, thiếu tá Nam nói.
(Còn nữa)...

Xóm trọ phức tạp ở Sài Gòn: Mại dâm, trộm cắp, không ai muốn rời đi
Trời mưa, nước đen dưới áo và rác thải tràn vào nhà, mùi hôi rình, ruồi muỗi vo ve. Ngày nắng thì nóng nực, bức bối nhưng gia đình ông Dũng không thể dọn đi.
" alt=""/>'Xóm giang hồ' Sài Gòn: Vợ bán dâm trên gác, chồng ngồi trước cửa canh chừng