Cả hai máy quay đều sử dụng bộ cảm biến mới nhất của Sony Exmor R CMOS và bộ vi xử lý hình ảnh BIONZ.
" alt=""/>Sony ra mắt hai máy quay HD 'đẹp như mơ'![]() |
Công bố quốc tế dự kiến sẽ trở thành một tiêu chuẩn đầu ra của đào tạo tiến sĩ. Ảnh: UEH. |
"Công bố quốc tế cũng thượng vàng hạ cám"
Trước yêu cầu các nghiên cứu sinh (NCS) phải có công bố quốc tế trên các tạp chí chuyên ngành có phản biện mới được bảo vệ luận án tiến sĩ được nêu ra trong dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo, khá nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình.
Ông Phạm Hiệp, nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan cho rằng, yêu cầu NCS có công bố quốc tế chính là quy định quan trọng nhất để nâng cao chất lượng của tiến sĩ ở Việt Nam.
"Khi yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế thì có thể tạm yên tâm là trình độ của NCS cũng ở mức độ quốc tế. Thậm chí quy chế mới ko cần quy định các chi tiết khác, chỉ cần quy định đúng cái này thôi thì tôi tin rằng, trong thực tế, các điều được quy định trong các chi tiết khác cũng sẽ diễn ra" - ông Hiệp khẳng định.
Theo ông Hiệp, với quy định này, số lượng NCS có thể sẽ giảm mạnh nhưng chất lượng thì có thể yên tâm là ngang tầm quốc tế.
Tuy nhiên, ông Phạm Hiệp cũng cho rằng, cần xác định rõ hơn khái niệm công bố quốc tế. Theo ông Hiệp, các công bố trên các tạp chí thuộc danh mục tạp chí ISI, Scopus có thể là thước đo tốt cho nhiều ngành. Nhưng một số ngành KHXH&NV thì ngoài 2 danh mục này, các công bố quốc tế khác cũng tốt.
"Bản thân các GS ngành đó cần đưa ra đc danh muc riêng của ngành, nếu họ cảm thấy iSI SCOPUS là chưa đủ tốt. Ví dụ như ngành y, ngoài danh mục ISI, Scopus thì còn có danh mục Index theo PubMed"
Nhiều ý kiến chia sẻ với quan điểm của NCS Phạm Hiệp. TS Nguyễn Nam Trân (Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) cho rằng, quy định chung chung về công bố quốc tế là chưa đủ vì "tạp chí quốc tế cũng thượng vàng hạ cám".
"Với ngành Y và các ngành Khoa học kỹ thuật, tôi cho rằng cần phải có ít nhất 1 công bố ISI và một công bố quốc tế khác (có hoặc ko có ISI vẫn được) với NCS là tác giả đứng tên đầu. Hiện nay có rất nhiều tạp chí quốc tế rất dễ đăng bài và chất lượng còn kém hơn cả tạp chí Việt Nam, đặc biệt là các tạp chí xuất bản ở Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và Đông Âu".
PGS.TS Phạm Thanh Phong (Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hiện là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc) chia sẻ, tại trường đại học nơi ông đang làm giáo sư thỉnh giảng, NCS muốn bảo vệ phải có ít nhất 2 bài báo công bố trên tạp chí ISI (KHTN&KT) hoặc ít nhất 1 bài trên Scopus (cho hầu hết các ngành KHXH&NV).
"NCS chỉ bảo vệ 1 lần trước hội đồng khoa bảng của trường nhưng trước khi bảo vệ luận án phải được thẩm định của 5 GS ngoài trường. Nếu 1 người không đồng ý thì phải xem xét lại sau khi có giải trình của NCS để người thẩm định xem xét lại lần hai. Hội đồng khoa bảng của trường có thể có GS ngoài trường" - TS Phong chia sẻ.
Từ đó, TS Phong kiến nghị, điều kiện để NCS được bảo vệ tiến sĩ ở Việt Nam là phải có tối thiểu 2 bài báo ISI và ít nhất 1 bài trên các tạp chí trong nước đối với ngành KHTN-CN. Đối với ngành KHXH&NV cân đảm bảo tối thiểu 1 bài trên Scopus (hoặc 1 chương sách do các nhà xuất bản KH uy tín phát hành) và 1 bài trên tạp chí trong nước. Ngoài ra còn cần phải có quy định NCS phải tham gia các hội nghị khoa học quốc gia hoặc quốc tế để báo cáo các kết quả nghiên cứu của mình.
"Việc quy định phải có bài báo trên các tạp chí trong nước nhằm nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học trong nước. Quy định tham gia các sinh hoạt học thuật qua các hội nghị khoa học là bắt buộc nhằm giúp cho NCS trao đổi với đồng nghiệp về hướng nghiên cứu và tự giới thiệu bản thân với các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng như trau dồi tiếng Anh học thuật" - TS Phong chia sẻ.
TS Phong cũng cho biết, thực tế, tại Việt Nam, một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo và một số nhóm nghiên cứu mạnh như Viện Toán học, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đều yêu cầu NCS phải công bố ít nhất 2 bài ISI mới đủ điều kiện bảo vệ. Ngay tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng NCS muốn có học bổng toàn phần cũng cần có 2 bài ISI.
Cần tính đến đặc thù từng ngành
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người trong cuộc lại cho rằng, rất khó để đưa ra một chuẩn đầu ra dựa trên các công bố quốc tế.
Ông Trần Nam, NCS tại ĐH Queensland cho rằng, dự thảo của Bộ GD-ĐT yêu cầu người làm NCS phải có công bố quốc tế là không hợp lý vì ngay cả các nước như Mỹ hay Autralia cũng không bắt buộc NCS phải có xuất bản quốc tế trước khi tốt nghiệp.
Ông Nam cũng cho rằng, thời gian làm nghiên cứu sinh ở các quốc gia khác là từ 3-4 năm (toàn thời gian) hoặc 6-7 năm (bán thời gian), nên NCS có thể sử dụng toàn bộ thời gian cho việc học và làm nghiên cứu, do đó, có thể kỳ vọng họ có thể có công bố quốc tế trong thời gian học. Tuy nhiên, với thời gian học NCS ở Việt Nam chỉ khoảng 2-3 năm thì rất khó có thể có công bố quốc tế.
![]() |
Nhiều ý kiến cho rằng, yêu cầu công bố quốc tế cần phải tính đến đặc thù của từng ngành. |
"Chưa kể đến việc gửi bản thảo cho các tạp chí ít nhất cũng mất 3-6 tháng để được đăng tải từ lúc gửi bài (nếu bài viết thực sự tốt) hoặc có tạp chí mất 8 tháng, thậm chí hơn 1 năm; thậm chí cần nhiều thời gian hơn để viết tiếng Anh học thuật" - ông Nam phân tích.
"Đó cũng chưa kể đến một số yếu tố khác tác động đến khả năng có thể có xuất bản quốc tế của nghiên cứu sinh như: Một số ít ngành học/lĩnh vực nghiên cứu 'khó/nhạy cảm' để công bố quốc tế; Thầy cô hướng dẫn chưa có hoặc có ít kinh nghiệm trong xuất bản quốc tế; Động cơ và thái độ học tập của nghiên cứu sinh...."
Từ đó, ông Nam cho rằng, mặc dù ông ủng hộ việc người làm nghiên cứu cần có công bố quốc tế và ủng hộ việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, tuy nhiên, có lẽ không nên bắt buộc NCS phải có công bố quốc tế.
"Nên chăng là khuyến khích họ có công bố quốc tế thì hơn" - ôn Nam đặt vấn đề. "Việc cần làm lúc này là xiết chặt quy định xét duyệt phong GS-PGS. Những người được phong học hàm này phải có công bố quốc tế trong khoảng thời gian 3 năm trở lại và phải đứng đầu 2, thậm chí 3 bài thì mới được xét. Tôi quan niệm muốn có trò giỏi thì trước tiên thầy phải giỏi. Thầy không giỏi và không có xuất bản quốc tế thì cũng đừng mong trò có xuất bản quốc tế".
Đồng quan điểm này, TS Hồ Nhân Bảo (CĐ Sư phạm Quảng Trị) cho rằng, một bài báo cần có thời gian phản biện, nếu 2-3 năm mới có kết quả gửi bài, mất 1 năm chờ phản biện thì quá hạn tốt nghiệp. Chưa kể, muốn gửi tạp chí tốt, có thể bị từ chối, chọn lại tạp chí dễ hơn, thời gian mất gấp đôi. Do đó, nếu tạo áp lực cho NCS thì họ sẽ phải gửi bài tốt cho tạp chí ít nổi tiếng hơn để được công bố sớm. Đó là một điều không hay.
Bên cạnh đó, theo TS Bảo cần phải tính đến đặc thù ngành. "Chẳng hạn ngành toán có thể có bài báo sớm nhưng ngành xã hội thì ít khi có kết quả sớm nên quy định có bài báo quốc tế là không phù hợp. Tôi có người bạn làm ngôn ngữ học, tốt nghiệp chưa có bài nào nhưng sau đó 2 năm đăng liên tục 5 bài dựa trên luận văn. Tôi nghĩ rằng đó cũng là lí do người ta cần người chấm luận văn" - ông Bảo phân tích.
Để giải quyết "vấn đề" này, theo ông Bảo cần giải quyết khâu đào tạo thạc sĩ trước. "Không thể nào thả nổi việc đào tạo thạc sĩ mà đòi nâng cao chất lượng tiến sĩ được. Không phải ai cũng có bài báo trước khi làm tiến sĩ. Nếu cần và rất cần là điều kiện tiếng Anh, kỹ năng đọc hiểu và viết ở mức độ chấp nhận được" - ông Bảo khẳng định.
"Không thể đào tạo tiến sĩ kiểu tại chức"
Tuy vậy, hầu hết các ý kiến cho rằng, để có thể nâng cao chất lượng tiến sĩ, để NCS có thể có công bố quốc tế thì điểm mấu chốt là không thể làm tiến sĩ kiểu "tại chức", vừa làm, vừa học.
TS Nguyễn Nam Trân cho rằng, thế giới coi việc học tiến sĩ là một công việc kết hợp giữa học và làm toàn thời gian được trả lương (dù rất thấp), còn ở Việt Nam hiện tại cả thạc sĩ, tiến sĩ đều là học hệ "tại chức", bán thời gian không được trả lương.
"Có thực mới vực được đạo, khi người hướng dẫn không có tiền để trả cho NCS thì NCS phải ưu tiên đi làm việc khác để kiếm tiền còn việc học chỉ là phụ. Mà khi đã không ưu tiên và không tập trung nghiên cứu toàn thời gian thì rất khó có nghiên cứu chất lượng để có công bố ISI đứng tên đầu được" - TS Trân khẳng định.
![]() |
Nghiên cứu sinh cần dành toàn bộ thời gian cho việc học tập, nghiên cứu thì đầu ra tiến sĩ mới đảm bảo chất lượng. Ảnh: UEH. |
TS Phạm T.T Trang (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) cho rằng, có một điểm khác biệt rõ rệt giữa Việt Nam với nước ngoài là NCS ở nước ngoài không phải trả tiền gì mà còn nhận được tiền ăn ở và lương.
"Chẳng hạn ở châu Âu hay Singapore thì học bổng hoặc lương khá cao và đủ sống. Ở Mỹ thì còn phụ thuộc vào làm teaching assistant (trợ giảng), hay ở Hàn Quốc thì thường là GS sử dụng tiền tài trợ đề tài để trả. Còn ở Việt Nam, NCS vừa phải trả tiền học, vừa phải làm việc ở cơ quan chủ quản thì làm sao họ tập trung được?" - bà Trang cho hay.
"Rất nhiều NCS Việt Nam làm NCS là vì họ phải làm và không thấy lợi ích hay hứng thú cho việc đó. Nhiều người đi học dưới dạng part-time (bán thời gian) và học chỉ vì cần cái bằng, nên họ tìm mọi cách để giảm nhẹ việc nghiên cứu do vẫn còn phải làm công việc chính tại cơ quan. Các GS hướng dẫn khi có đề tài cũng bị sức ép phải có bài báo và có TS bảo vệ thành công, nên nhiều khi phải nhắm mắt làm dùm NCS còn hơn là đi dọn rác họ bày ra".
TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) cũng chia sẻ, ở các quốc gia phát triển, không có kiểu đào tạo tiến sĩ tại chức hay tiến sĩ vừa học vừa làm như ở Việt Nam.
Theo TS Nam, khi làm tiến sĩ toàn thời gian thì thầy giáo hướng nên lo kinh phí nghiên cứu, NCS chỉ lo chi phí ăn ở thôi. Thầy hỗ trợ được NCS làm trợ giảng hay trợ lý nghiên cứu đc từ dự án nghiên cứu của thầy thì tốt. Lúc đó các NCS mới thực sự là ăn ngủ với nghiên cứu và tạo ra một nghiên cứu chất lượng được.
"Số lượng NCS cũng phải hạn chế theo định mức nghiên cứu để đảm bảo chất lượng. Nếu thầy ko có dự án nghiên cứu không có tiền cho đào tạo NCS thì không được nhận hướng dẫn NCS chứ không có chuyện thầy dạy NCS để kiếm tiền như dạy tại chức được" - TS Nam khẳng định.
Lê Văn
" alt=""/>Không thể chất lượng nếu cứ đào tạo tiến sĩ kiểu tại chứcKhi chồng đi rồi, tôi vướng vào một người đàn ông. Đó là người đã an ủi tôi khi tôi mệt mỏi nhất, là người cho tôi mượn bờ vai để dựa vào đó khóc trôi những tủi hờn. Rồi anh bảo nếu chồng tôi không muốn cùng tôi cố gắng để có một đứa con, anh sẽ là người cho tôi đứa con đó.
Tôi đã làm chuyện phản bội chồng, thật kỳ lạ là tôi đậu thai với người đó sau 4 tháng hai người qua lại.
Tôi biết mình vừa làm ra chuyện tày đình nên gọi chồng về ngay. Tôi muốn thú nhận với chồng nhưng nhìn anh ấy tôi lại không thể mở lời nổi.
Qua giai đoạn giận hờn tôi cảm thấy vợ chồng lại bình thường, tôi lại yêu anh ấy như xưa. Chúng tôi vẫn mặn nồng với nhau mấy đêm chồng về. Rồi anh đi. Sau đó một tháng tôi báo tin với anh rằng mình đã có bầu. Chồng tôi vỡ òa vui sướng, anh ấy hoàn toàn tin rằng đó là con của anh.
Tôi đã nghĩ vợ chồng tôi đến giờ được hạnh phúc trọn vẹn rồi, tôi sẽ giấu anh ấy chuyện của tôi, coi như đó là vết nhơ cả đời tôi tự dằn vặt.
Vậy mà, người tình trở nên ghen tuông lồng lộn khi biết vợ chồng tôi đã làm hòa, gọi điện chửi mắng tôi không tiếc lời, rằng tôi không biết ăn ở, đã yêu thương anh ấy còn tiếp tục ngủ với chồng. Anh ấy biết chuyện tôi có thai và khăng khăng rằng đó là con của anh ấy, chứ vợ chồng tôi 7 năm bên nhau không có được con thì nhất định không bao giờ có được.
Anh ấy đe dọa sẽ nói hết chuyện này với chồng tôi. Tôi lo sợ vô cùng, giờ tôi phải làm sao? Tôi yêu chồng và không muốn cuộc hôn nhân của mình tan vỡ, nhưng tôi muốn giữ lại đứa con này.
Theo Dân trí
Clip này rộ lên từ khoảng năm 2021. Thời điểm đó, Pia Wurtzbach là khách mời quan trọng của một chương trình truyền hình trực tiếp. Cô diện váy cúp ngực khoe vai trần và vòng 1 quyến rũ. Tuy nhiên mới đây clip này đã được cộng đồng mạng chia sẻ lại.
Pia Wurtzbach sinh năm 1989, là đại diện Philippines tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015 và giành giải cao nhất. Tên tuổi cô gắn liền với sự cố trao nhầm vương miện tại mùa giải này.
Hoa hậu Hoàn vũ 2015 cũng nổi tiếng là mỹ nhân có bộ ngực lớn. Số đo vòng 1 khi đăng quang của cô là khoảng 103cm. Pia Wurtzbach vướng nhiều tin đồn dao kéo vòng 1 nhưng cô giữ im lặng.
![]() | ![]() |
Sau 8 năm đăng quang, Pia Wurtzbach ngày càng có sức hút trước công chúng. Hiện tại, cô có mối tình khoảng 3 năm với bạn trai doanh nhân Jeremy Jauncey, hơn cô 4 tuổi. Giữa năm 2022, Pia Wurtzbach được bạn trai cầu hôn nhưng cả hai vẫn chưa có kế hoạch làm đám cưới.
Pia Wurtzbach thường khoe dáng nóng bỏng với bikini trong các chuyến đi biển cùng người yêu. Cô nhận được nhiều khen ngợi về sắc vóc quyến rũ.
- Hoa hậu Hoàn vũ Pia Wurtzbach dành thời gian mùa hè rảnh rỗi để đi nghỉ dưỡng ở Hội An, Quảng Nam.