Đây là diễn đàn do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức sáng 25/9 nhằm tiếp thu quan điểm và giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2021-2030.Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đội ngũ trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhiều cản trở liên quan đến việc phát triển đội ngũ trí thức cũng được đặt ra.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trình độ tri thức của nước ta còn tụt hậu so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, thực hành, ứng dụng, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
“Hiện nay cũng phải thừa nhận rằng có một bộ phận trí thức, kể cả những người có tuổi cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm đạo đức nghề nghiệp và thiếu ý thức trách nhiệm cũng như thiếu tự trọng trong nghiên cứu khoa học, thể hiện vai trò tri thức của mình; có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực, thiếu tinh thần hợp tác.
Những vấn đề này dẫn đến tình trạng một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như thực hiện hoài bão đóng góp cho xã hội, đất nước. Đây là một trong những rào cản cho việc phát triển đội ngũ trí thức hiện nay”, ông Hoàng nói.
 |
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Một khó khăn khác tương đối lớn theo ông Hoàng là nước ta chưa đủ chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức một cách hợp lý và hiệu quả, thiếu chính sách chủ động và đủ mạnh để thu hút tri thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước và tạo điều kiện để trí thức trong nước giao lưu, hợp tác, làm việc với các trung tâm khoa học, văn hóa trên thế giới.
 |
Ảnh: Thanh Hùng |
Ngoài ra, cơ chế chính sách tài chính hiện hành trong hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật còn nhiều bất cập, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó. “Không phải đối phó trong nghiên cứu mà trong việc vận dụng các chính sách, quy định về tài chính để làm sao cho phù hợp trong việc giải ngân, thanh toán các đề mục của công tác thực hiện đề tài. Do đó đã làm giảm chất lượng công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của trí thức”, ông Hoàng nói.
Vì những điều này, theo ông Hoàng dẫn đến việc chúng ta đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, đội ngũ trí thức ưu tú được đào tạo ở nước ngoài thì không về và một số trí thức trong nước cũng tìm kiếm cơ hội ra làm việc ở nước ngoài.
PGS.TSKH Võ Đại Lược, Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, nếu so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại cách mạng 4.0 thì sự phát triển của tầng lớp tinh hoa trong đội ngũ tri thức còn hạn chế. Những tinh hoa hàng đầu trong các lĩnh vực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
“Trong khi, trong đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa, thì nhóm người làm trong các cơ quan nhà nước có vai trò quyết định, bởi các cơ chế, chính sách vận hành đất nước, tạo điều kiện cho cả đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa hoạt động có hiệu quả là do nhóm này xây dựng và điều hành”, ông Lược nói.
Cùng đó, những hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy danh hiệu,... còn khá phổ biến đã làm cho việc tuyển chọn nhân tài vào các cơ quan bị nhiễu loạn.
 |
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Lược, chế độ đãi ngộ cho giới tinh hoa còn bất cập khi lương của khu vực công thấp hơn rất nhiều so với khu vực tư.
Song, theo ông Lược, hiện nay chúng ta gần như chưa có một chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp với thời đại hiện nay.
“Hiện nay, lao động trí tuệ cao “lượng lưu thông” tự do nhất trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải có chính sách phù hợp, phải cạnh tranh được với các quốc gia và không chỉ thu hút người tài của Việt Nam mà còn phải thu hút được người tài của thế giới về thì mới phát triển được. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của chúng ta hiện còn nhiều bất cập”, ông Lược nói.
Dành kinh phí lớn đào tạo nhưng không thể giữ chân được trí thức
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay, sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức, đến nay còn rất nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ.
 |
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Linh, các bộ, ngành, nhất là các địa phương đều đã có chính sách thu hút đối với tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả của các chính sách này không cao và vẫn mang tính hình thức. “Hình thức tuyển dụng trí thức cũng rất khác nhau, không thống nhất. Có nơi tổ chức xét tuyển, có nơi tổ chức thi. Quy định về tiêu chuẩn chưa phù hợp.
Đặc biệt, tình trạng khá phổ biến là việc bố trí những trí thức giỏi chuyên môn vào các vị trí lãnh đạo quản lý. Đây là một sự lãng phí trong sử dụng tri thức, khiến cho trí thức không phát huy được sở trường của mình, khó tập trung thời gian và trí tuệ trong công tác sáng tạo khoa học”, ông Linh nói.
Ngoài ra, môi trường làm việc ở một số nơi chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến phát triển. Do đó tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang tư, hay ra nước ngoài xảy ra khá phổ biến.
“Trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nước đã dành một lượng lớn kinh phí để đào tạo được một trí thức, nhưng không thể giữ chân được trí thức do không bố trí được công việc phù hợp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Điều này gây lãng phí lớn về tài lực cũng như nhân lực”, ông Linh nói.
PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay, các hạn chế khiến cho những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
“Chúng ta đang rất cần các nhà trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành có thể đảm đương được các công trình, dự án có giá trị để đời”, ông Quang nói.
Thanh Hùng

Quán quân Olympia 2020: 'Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước'
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
" alt=""/>'Kinh phí đào tạo lớn nhưng không thể giữ chân được trí thức'
 ngân ngấn nước mắt nhìn các con. Mắt phải chị đã bị mù vĩnh viễn, mắt trái chỉ còn nhìn thấy khoảng 30%. Chị Lợi có nguy cơ mù hẳn cả hai mắt nếu không tiếp tục chữa trị. Chưa kể, căn bệnh suy thận đang bào mòn cơ thể chị từng ngày.</p><table class=)
 |
Tính mạng của chị Lợi đang gặp nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời |
Hạnh phúc đối với chị Lợi là một điều gì đó quá đỗi ngắn ngủi. Hơn 10 năm về trước, chị bắt đầu mắc bệnh về mắt. Dù biết thị lực chị có vấn đề, anh Trần Xuân Thường (37 tuổi) vẫn quyết tâm lấy chị.
Cưới nhau bằng hai bàn tay trắng, không nhà cửa, đất đai, hai vợ chồng đành ở tạm nhà bố mẹ chị Lợi. Anh Thường xin phụ hồ cho các công trình xây dựng gần nhà. Chị Lợi chăm lo việc đồng áng, chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập.
Hạnh phúc nhân lên khi các con là Trần Xuân Mạnh (sinh năm 2011) và Trần Thái Sang (sinh năm 2015) lần lượt chào đời. Tuy nhiên, sức khoẻ chị Lợi bắt đầu kém dần đi.
Chị mắc bệnh bong giác mạc. Dù hai vợ chồng đi khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc nhưng tất cả đều vô vọng. Căn bệnh hiểm nghèo đó mỗi lúc một nặng hơn, tàn phá sức khỏe chị, làm cho kinh tế gia đình ngày một kiệt quệ.
 |
Hai đứa con trai chỉ sợ mẹ không còn nữa |
“Tôi chỉ còn thấy mờ mờ dáng hình của chồng con nữa thôi. Nghĩ đến một ngày phải sống trong bóng tối, không nhìn được những người thân yêu là tôi lại sợ. Đến giờ lại mắc thêm bệnh suy thận này, hàng tháng chạy thận liên miên...”, chị Lợi rưng rưng chia sẻ.
Cơ thể chị mệt mỏi, da xanh xao, đôi mắt đục ngầu, đờ đẫn ngước nhìn hai con trai một cách khó khăn. Chị thương các con còn quá nhỏ lại phải chăm mẹ bệnh tật cả ngày lẫn đêm. Cứ thế, cả gia đình 4 người sống trong những chuỗi ngày lay lắt.
Hai con khẩn cầu xin cứu con mắt còn lại cho mẹ
Do mẹ mắc bệnh hiểm nghèo phải đi bệnh viện thường xuyên, hai cháu Mạnh và Sang rất có ý thức tự lập. Ngoài giờ đến lớp, hai đứa trẻ luôn ở bên cạnh mẹ. Mạnh phụ giúp công việc nhà. Sang là đôi mắt, dẫn mẹ đi những nơi mẹ cần. Những lúc mẹ mệt, hai đứa trẻ lại ngồi xoa bóp chân tay cho mẹ.
Lắm lúc thấy con ngoan ngoãn, chị lại mát lòng mát dạ nhưng nghĩ mình trở thành gánh nặng của các con còn quá nhỏ, chị lại thấy đau lòng. Song vì con, chị Lợi gắng gượng qua những tháng ngày “địa ngục” đầy đau đớn.
Bên cạnh nỗi lo về bệnh tật, chị thường xuyên trăn trở gánh nặng kinh tế. Suốt hàng chục năm qua, để có tiền chữa bệnh cho vợ, lo cho hai con ăn học, anh Thường đã phải vay mượn khắp nơi số tiền hơn 200 triệu đồng.
Nhà cửa chưa có, nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con. Đến nay, gia đình khốn khổ đó đã mất hết khả năng trả nợ. Chưa kể, căn bệnh suy thận mà chị Lợi mới mắc phải đã đẩy cả nhà lâm vào cảnh cùng quẫn. Bởi chi phí chạy thận hàng tháng, tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hết sức tốn kém,
“Bác sĩ cho biết đôi mắt vợ tôi vẫn có cơ hội chữa trị nhưng thời gian lâu dài, mà tôi không biết nhìn vào đâu để tiếp tục vay mượn, hai bên nội ngoại đều nghèo khó. Bây giờ tôi chỉ mong cứu lấy con mắt còn lại cho vợ thôi, để cô ấy sống ngày nào thì được nhìn thấy cha mẹ, chồng con ngày ấy. Đó cũng là tâm nguyện duy nhất của vợ. Còn nợ nần thì sống cả cuộc đời để làm trả nợ tôi cũng cam lòng”, anh Thường tâm sự.
 |
Hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Lợi đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Ngồi cạnh xoa bóp chân tay cho mẹ, cháu Mạnh cũng không giấu được vẻ phiền não. Một đứa trẻ mới 9 tuổi nhưng đã quá đỗi già dặn khi phải cùng bố gồng lên gánh vác gia đình nghèo.
“Cháu muốn được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Mẹ nói đôi mắt của mẹ gần như không nhìn thấy bố, thấy anh em cháu nữa rồi. Mẹ chỉ ước cứu được con mắt còn lại để hàng ngày được nhìn thấy anh em cháu thôi. Cháu thương mẹ lắm nhưng không biết làm thế nào”, Mạnh khẩn cầu tha thiết.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Liên hệ: anh Trần Xuân Thường, xóm 4, xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại:0343 139 837. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.307(chị Chu Thị Lợi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Mẹ mất lúc 1 tháng tuổi, bé trai vật vã với những cơn động kinh
Phúc Lâm được 1 tháng tuổi thì mẹ qua đời. Còn quá nhỏ để cảm nhận nỗi đau mất mẹ nhưng cậu bé lại bị bệnh tật dày vò. Giờ đây, đứa trẻ khốn khổ mới 3 tuổi vẫn đang cần được chữa bệnh nhưng gia đình đã kiệt quệ.
" alt=""/>Tiếng khóc nghẹn của hai đứa trẻ xin cứu mẹ mù mắt, suy thận