Hiện tại, SearchGPT mới dừng ở dạng nguyên mẫu. Dịch vụ sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn GPT-4 và chỉ áp dụng cho 10.000 người đầu tiên. Theo phát ngôn viên Kayla Woods, OpenAI đang hợp tác với các bên thứ ba và sử dụng luồng nội dung trực tiếp để xây dựng kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của họ là cuối cùng tích hợp công cụ tìm kiếm thẳng vào ChatGPT.
The Vergenhận định SearchGPT là khởi đầu của mối đe dọa thực sự với Google. “Ông lớn” tìm kiếm đang khẩn trương đưa các tính năng AI vào công cụ do lo sợ người dùng sẽ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh mới mẻ hơn. Nó cũng đưa OpenAI vào thế đối đầu trực diện với startup Perplexity – tự nhận là công cụ trả lời AI. Gần đây, startup này hứng chịu chỉ trích vì tính năng tóm tắt AI ăn cắp tác phẩm của các nhà xuất bản.
OpenAI dường như đã nhận thức được những lùm xùm này khi khẳng định sẽ áp dụng cách tiếp cận khác biệt. Trong blog, công ty nhấn mạnh SearchGPT được phát triển dựa trên cộng tác với nhiều hãng tin khác nhau, bao gồm các tổ chức sở hữu The Wall Street Journal, AP, Vox Media.“Các đối tác tin tức cung cấp những phản hồi quý giá và chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp nhận đầu vào của họ”,Woods nói.
Ngoài ra, các nhà xuất bản có công cụ để quản lý cách xuất hiện trong các tính năng tìm kiếm của OpenAI. Họ có quyền lựa chọn không OpenAI đào tạo mô hình bằng nội dung của mình nhưng vẫn xuất hiện trong tìm kiếm.
Thông tin về sản phẩm mới của OpenAI đã được đồn đoán từ nhiều tháng nay. The Informationđưa tin từ tháng 2, còn Bloomberg báo cáo kỹ hơn vào tháng 5. Theo The Verge, OpenAI khi ấy ráo riết tiếp cận nhân viên Google để lập đội phát triển công cụ tìm kiếm.
Những bước tiến nhanh chóng giúp OpenAI mang về hàng chục triệu người dùng ChatGPT. Tuy nhiên, chi phí cũng tăng theo. Theo tờ The Information, chi phí đào tạo và suy luận AI của công ty có thể lên tới 7 tỷ USD năm nay, trong đó, hàng triệu người dùng ChatGPT miễn phí sẽ chỉ khiến chi phí tính toán đội lên.
SearchGPT sẽ miễn phí trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Do chưa có quảng cáo, rõ ràng OpenAI phải sớm tìm cách kiếm tiền từ công cụ này.
(Theo The Verge, The Information)
" alt=""/>OpenAI ra mắt SearchGPT, ‘tuyên chiến’ với GoogleChia sẻ tại hội nghị, ông Trương Gia Bình cho biết, có những thời điểm, mỗi tháng vị chủ tịch này dành một nửa thời gian ở nước ngoài, gặp gỡ hàng chục công ty đối tác nhưng kết quả vẫn hoàn tay trắng.
“Trong một lần gặp IBM, tôi nói nếu ông mua 1 USD phần mềm của tôi thì tôi sẽ mua 1.000 USD phần cứng của ông. Nhờ câu nói đó, FPT lần đầu tiên ký được hợp đồng với IBM. Tuy nhỏ thôi nhưng nó động viên tôi bởi nếu IBM mua được thì cớ gì các công ty khác không mua được”, ông Bình nói.
Nói về câu chuyện sang Nhật, Chủ tịch FPT cho biết, người Nhật từng từ chối khéo với lý do họ không nói tiếng Anh. Đó là thời điểm ông nhận ra rằng, công ty sẽ tiến xa hơn nếu có nhân sự biết tiếng Nhật. Việc cho nhân viên học tiếng Nhật sau đó đã mở ra cho FPT rất nhiều cơ hội tại thị trường này.
Theo ông Trương Gia Bình, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là năng suất thấp, tăng trưởng nhanh những năm đầu nhưng chậm dần về sau khi doanh số càng to. Muốn tăng trưởng, các công ty buộc phải làm việc gì đó mới mẻ.
Nghĩ là làm, 10 năm trước, FPT quyết định chuyển hướng sang những công nghệ mới nhất như Cloud, AI, Big Data,… Giờ đây các sản phẩm của FPT đã có mặt trong cả con chip ô tô của những hãng lớn nhất.
“FPT thiết kế cả vỏ xe, nội thất, test độ an toàn, làm các hệ thống điện tử của ô tô. Gần đây nhất, chúng tôi phát hiện ra ô tô là một thế giới IT vô cùng to lớn. Việc tham gia vào lĩnh vực này mở ra nhiều cơ hội mới. Chúng tôi đã tập hợp các kỹ sư giỏi người Việt để chế tạo ra những bộ phận then chốt nhất trên một chiếc ô tô, ví dụ như sạc điện. FPT cũng sẽ hướng tới việc làm đối tác phần mềm cấp 1 của một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất”, ông Bình chia sẻ.
Trên hành trình vươn ra biển lớn, FPT đã mua lại một công ty tư vấn của Mỹ, nhờ vậy thắng được hợp đồng lớn giúp đem về 100 triệu USD/năm. Doanh nghiệp cũng bước sang những quốc gia khác thuộc khu vực châu Mỹ như Costa Rica, Mexco để cung cấp dịch vụ.
Theo ông Trương Gia Bình, sau khi thương mại hóa con chip đầu tiên của FPT dùng cho y tế, tập đoàn còn thâm nhập vào nhiều ngành khác như tài chính ngân hàng, sản xuất,… Bằng cách này, năng suất lao động của FPT từ mức trung bình 15.000 USD đã tăng lên 45.000 USD người/năm.
“Giờ đây khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, người ta không còn hỏi chúng tôi đến từ đâu mà chỉ hỏi có làm được không, với đơn giá ngang bằng Ấn Độ”, Chủ tịch FPT cho hay.
Theo ông Trương Gia Bình, CNTT là một thị trường không giới hạn, các doanh nghiệp Việt Nam nên ra nước ngoài tìm cơ hội tăng trưởng mới. Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần có văn phòng ở đó. Thị trường những nước nói tiếng Anh tốt luôn có sự cạnh tranh cao. Do vậy, các công ty Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội ở một số quốc gia không nói tiếng Anh nhưng kỹ sư của ta phải thông thạo ngôn ngữ của họ. Đó cũng chính là những thị trường đang khát khao các dịch vụ chuyển đổi số.
Ủng hộ thành lập trung tâm khảo thí độc lập
GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nộicho biết, năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức, nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra thành công. Do vậy, trong năm 2021, ông Tú bày tỏ mong muốn kỳ thi vẫn sẽ giữ ổn định.
“Đây vẫn là kỳ thi quan trọng đối với việc tuyển sinh của các trường vì đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, đỡ vất vả, tốn kém cho thí sinh lẫn các trường đại học. Những năm qua, chúng ta đang làm rất tốt. Đây chính là sự đảm bảo cho việc tuyển sinh của các trường trong năm tới”, ông Tú nói.
Đại diện Trường ĐH Y Hà Nội cũng cho rằng, việc chuyển đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT cần thời gian nhiều năm chứ không thể chuyển đổi ngay lập tức.
Riêng với Trường ĐH Y Hà Nội, năm 2021, việc tuyển sinh cơ bản vẫn giữ như năm 2020 và chủ yếu dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội bày tỏ mong muốn kỳ thi vẫn giữ ổn định.
Tại Trường ĐH Ngoại thương, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng ủng hộ phương án giữ ổn định phương thức tuyển sinh, đặc biệt sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
“Trường ĐH Ngoại thương trong năm 2021 vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển với chỉ tiêu khoảng 50%. Bên cạnh đó, trường sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh bằng các phương thức xét tuyển khác”, bà Thủy nói.
Đại diện Trường ĐH Ngoại thương cho rằng, trong 3 – 5 tới, cần thiết phải thành lập trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức các kỳ thi. Các trường đại học có thể sử dụng những kết quả này để thực hiện việc xét tuyển và xét tuyển nhiều đợt trong năm.
“Để từng bước thành lập trung tâm khảo thí độc lập, thời gian trước mắt cần có những quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành và cần có sự chuẩn bị từ phía các trường đại học, trường THPT và các em học sinh”, bà Thủy đề xuất.
Tại Trường ĐH Kinh tế Quân dân, Hiệu trưởng Phạm Hồng Chương cũng cho biết, trường này sẽ tiếp tục giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2020. Ông Chương đề xuất, hướng đi tới cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyển sinh để trong tương lai, 100% thí sinh sẽ thi trên máy tính.
Còn tại ĐH Quốc gia Hà Nội,GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trong những năm tới, bên cạnh phương án chung của Bộ GD-ĐT, ban lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đang lên phương án xây dựng bài thi đánh giá năng lực phục vụ cho tuyển sinh đại học.
“Nếu tổ chức thi đánh giá năng lực, chúng tôi tin rằng nhà trường sẽ tuyển được những thí sinh học giỏi”, ông Đức nói.
Kiến nghị bỏ thay đổi nguyện vọng
Liên quan đến vấn đề tuyển sinh, đại diện ĐH Đà Nẵng đưa ra đề xuất, Bộ GD-ĐT nên giữ độ khó của đề thi qua các năm, tránh hiện tượng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT giữa các năm có sự chênh lệch lớn.
Bên cạnh đó, trước thực trạng thí sinh trúng tuyển bằng các hình thức xét tuyển riêng nhưng không xác nhận nhập học khiến trường rơi vào thế bị động, đại diện trường này cũng bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh đăng ký các nguyện vọng bằng các hình thức xét tuyển khác nhau trên cùng một phiếu; đồng thời xem xét tích hợp lọc ảo các phương thức tuyển sinh nhằm giảm lượng trúng tuyển ảo.
“Bộ GD-ĐT cũng nên bỏ việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm do trước đó các em đã được đăng ký không giới hạn nguyện vọng nên việc điều chỉnh là không cần thiết, gây kéo dài thời gian tuyển sinh. Tâm lý thí sinh không ổn định do băn khoăn chọn trường sẽ tạo nên bức tranh tuyển sinh lộn xộn”, đại diện ĐH Đà Nẵng kiến nghị
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT tại hội nghị.
Thông tin về phương án tuyển sinh năm 2021, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021 – 2025.
Bà Thủy thông tin, trong giai đoạn 2021 – 2025, phương án thi vẫn sẽ giữ ổn định và từng bước hoàn thiện mô hình kỳ thi như 2020; phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở giáo dục đại học.
Việc tổ chức tuyển sinh sẽ có những cải tiến, chủ yếu là thi trên giấy nhưng sẽ từng bước tiến tới việc thi trên máy ở những nơi có đủ điều kiện và tiệm cận với tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
"Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường vẫn rất lớn. Trong tương lai, khi những trường có mức độ cạnh tranh cao, những trường chuyên sâu, đặc thù riêng biệt cần có kỳ thi riêng, chúng ta có thể liên kết, khuyến khích các nhóm trường tổ chức kỳ thi chung để thí sinh không tốn kém, hạn chế việc đi lại".
Bà Thủy cũng cho hay, tiến tới trong tương lai cần hình thành các trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, đảm bảo minh bạch, công bằng giữa các lần thi.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.
" alt=""/>Các trường ĐH tốp đầu dự kiến tuyển sinh thế nào trong năm 2021?