Phạm Hương chia sẻ từ khi trở thành Hoa hậu,áigiácủaPhạmHươngkhitrởthànhhoahậliverpool đấu với tottenham cô làm việc quên cả thời gian, đôi khi cô nhận ra mình quên mất gia đình ở phía sau.
Phạm Hương chia sẻ từ khi trở thành Hoa hậu,áigiácủaPhạmHươngkhitrởthànhhoahậliverpool đấu với tottenham cô làm việc quên cả thời gian, đôi khi cô nhận ra mình quên mất gia đình ở phía sau.
Tại Đông Nam Á, BYD đang xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên ở Thái Lan với công suất 150.000 xe/năm. Ngoài ra, họ cũng đang xem xét đặt thêm nhà máy ở một quốc gia lân cận khác như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Tuy nhiên, kế hoạch tiến xuống vùng Nam Á với mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị trường xe điện của Ấn Độ vào năm 2030 của BYD đã phải dừng bước trước quyết định "rắn tay" của chính phủ nước này. Mới đây, đề xuất của BYD và đối tác công ty tư nhân Megha Engineering and Infrastructures ở Ấn Độ muốn bắt tay để thành lập liên doanh và xây nhà máy xe điện trị giá 1 tỷ đô la Mỹ đã bị khước từ.
Bộ Thương mại Ấn Độ, Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Nội địa Ấn Độ (DPIIT) đã từ chối với lý do lo ngại về an ninh.
Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biên giới có thể là nguyên nhân gián tiếp. Nhưng thực tế, trước BYD, một công ty khác là Great Wall Motor cũng đã bị từ chối kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 7/2022, dù đã mất 2 năm rưỡi chuẩn bị các kế hoạch.
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất và cũng là thị trường xe hai bánh lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ). Ô tô điện đang chiếm 1% trong số 3 triệu ô tô được bán ra mỗi năm, nhưng tốc độ sẽ tăng dần. Chính phủ New Delhi muốn tăng tỷ lệ này lên 30% vào năm 2030 và đã đưa ra một loạt chính sách để đạt được điều đó, bao gồm giảm thuế cho người tiêu dùng. Các hãng xe điện nội địa Ấn Độ cũng được ưu đãi lớn về thuế, phí, có thể giảm thời gian thử nghiệm để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Tata Motors đang là hãng xe nội địa chiếm 88% thị phần tại quốc gia này cũng đã đặt mục tiêu đạt 30% tỷ lệ sử dụng xe điện vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tata đưa ra chiến lược ra mắt các sản phẩm xe điện cỡ nhỏ, pin nhỏ, đồng nghĩa với việc giá thành rẻ và thời gian sạc pin ngắn. Cụ thể chính là hai mẫu Tigor EV và Nexon EV với mức giá từ 1.249.000 - 1.375.000 Rupee (tương đương 354,5 - 390,2 triệu đồng), có thể sạc thường 100% trong 7,5-8,5 giờ, di chuyển quãng đường tối đa 312-315 km.
Việc Chính phủ Ấn Độ thẳng thừng từ chối các "ông lớn" xe điện đến từ Trung Quốc trước mắt sẽ là lợi thế cho các hãng xe nội địa tranh thủ thời gian để chiếm thêm thị phần, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt phát triển công nghệ, trong đó có công nghệ pin và khung gầm hiện đang là thế mạnh của Trung Quốc.
Theo SCMP, Hindustan Times
Như VietNamNet phản ánh, tối qua (4/7) mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh 2 thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm có hành vi lạng lách, đi vào làn ô tô trên Quốc lộ 51 (huyện Long Thành, Đồng Nai). Đáng nói, các thanh niên này còn ngang nhiên chạy một bánh (bốc đầu xe máy), thậm chí người ngồi sau còn có hành động chào trước ống kính.
Trong tối cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo công an huyện Long Thành khẩn trương triển khai lực lượng, tổ chức xác minh làm rõ để xử lý nghiêm các đối tượng.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an huyện Long Thành đã nhanh chóng xác định, mời 4 thanh niên điều khiển xe máy chạy 1 bánh trên Quốc lộ 51 đoạn qua xã Long Đức, huyện Long Thành.
Hình ảnh bốc đầu xe máy phản cảm của hai nam thanh niên trên quốc lộ.
Bước đầu, các thanh niên trên đã thừa nhận các hành vi của mình, trong đó V. là người đã điều khiển xe máy biển số 60G1-259.49 chở K. chạy bằng 1 bánh xuất hiện trong đoạn clip.
Theo quy định, người điều khiển xe máy có hành vi chạy xe bằng 1 bánh (bốc đầu xe máy) thì có thể bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng. Đồng thời với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển xe máy có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) thì có thể bị phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng.
Hoàng Anh
“Khi đó tôi chưa từng nghe đến cái tên BYD. Nhưng sau nhiều năm bán xe Subaru, tôi nghĩ rằng mình không nên bỏ lỡ cơ hội này”, anh cho hay. Và dường như đây là quyết định đúng đắn.
Chỉ trong vòng 2 tháng sau khi khai trương, showroom này đã bán được hơn 1.000 chiếc ô tô BYD bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Doanh số bán xe của showroom vẫn đang trên đà tăng trưởng mỗi tháng. Cách đó không xa, một showroom của Tesla lại ảm đạm và chỉ có lác đác vài người khách ghé qua.
Sau hơn 20 năm kể từ khi khánh thành nhà máy ô tô đầu tiên tại Thâm Quyến, BYD đã bước ra khỏi vùng an toàn – thị trường Trung Quốc và mang tham vọng thống trị phân khúc xe điện đi chinh phục khách hàng ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Trong năm 2022, BYD đã giao 1,86 triệu ô tô hybrid chạy điện trong khi con số này của Tesla chỉ là hơn 1,31 triệu xe. BYD nghiễm nhiên trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Vào năm 1995, BYD được thành lập. Ban đầu, BYD chỉ là một công ty sản xuất pin thô và pin cho điện thoại di động. Mãi đến năm 2003, BYD bắt đầu nhảy sang lĩnh vực ô tô với mẫu xe đầu tiên là F3. BYD F3 là mẫu ô tô có kiểu dáng nhỏ gọn với động cơ xăng 1.6L. Mẫu xe này được bán ra thị trường nội địa Trung với giá từ 5.850 USD (tương đương 137 triệu đồng) và nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Năm 2010, BYD đã giới thiệu những mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của Trung Quốc và nhanh chóng trở thành “con gà đẻ trứng vàng” của công ty. Trong thập kỷ tiếp theo, BYD tiếp tục đầu tư mạnh vào pin và xe điện cũng như xe hybrid chạy điện. Năm ngoái, BYD thông báo chấm dứt việc sản xuất xe động cơ đốt trong và chuyển sang xe chạy điện.
Sức tăng tưởng mạnh mẽ của BYD khiến nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô phải “dè chừng”. Mathias Schmidt – một nhà phân tích ngành công nghiệp ô tô ở Berlin, Đức cho biết “BYD đã đi trước một bước so với các nhà sản xuất truyền thống”.
Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk cũng phải dành lời khen rằng “BYD làm việc chăm chỉ nhất và thông minh nhất”. Ông còn thừa nhận BYD là đối thủ đáng gờm của Tesla trong cuộc đua xe điện.
Còn nhớ vào tháng 11/2011, khi được hỏi về khả năng cạnh tranh của BYD, Elon Musk từng cười phá lên và tỏ ý khinh địch. Giờ đây, sau 12 năm, BYD đã hoàn toàn lật ngược thế cờ.
Thành công của BYD một phần nhờ vào việc hãng đã sớm ý thức được tầm quan trọng của pin xe điện. Hiện BYD đã sản xuất được pin Blade với khả năng chống cháy tốt hơn nhiều đối thủ khác mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe điện. Vào năm 2022, BYD trở thành nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau LG và CATL.
Bên cạnh đó, BYD còn có lợi thế khi sở hữu toàn bộ chuỗi cung ứng pin xe điện, từ khoáng chất đến nguyên liệu thô. Nhờ đó, BYD có thể kiểm soát được chi phí, tỷ suất lợi nhuận một cách hiệu quả hơn. Chính vì thế, khi mà chuỗi cung ứng bị gián đoạn trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều hãng xe “lao đao” thì BYD vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán xe tăng 150% trong năm ngoái.
Minh Nhật(Tổng hợp)