Với phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: sẽ theo từng tổ hợp bài thi, môn thi theo từng ngành đào tạo để xét tuyển.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định hiện hành và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành.
Trong xét tuyển đợt 1, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng kí (trừ trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách trúng tuyển được quy định riêng)
Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách trúng tuyển thì Học viện ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Các đợt xét tuyển bổ sung (nếu có), học viện sẽ đăng tải thông tin chi tiết trên trang thông tin điện tử: www.vutm.edu.vn, sau ngày 7/9/2021.
Với phương thức xét tuyển thẳng: theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của học viện.
Chỉ tiêu xét tuyển thẳng như sau: Ngành Y học cổ truyền: 25 chỉ tiêu; Ngành Y khoa: 13 chỉ tiêu; Ngành Dược học: 10 chỉ tiêu.
Các đối tượng xét tuyển thẳng TẠI ĐÂY.
Thủ tục hồ sơ, thời hạn và phương thức nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển thẳng sẽ theo quy định tại Công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH ngày 14/4/2021 của Bộ GD-ĐT. Học viện thông báo kết quả xét tuyển thẳng, hướng dẫn xác nhận nhập học diện trúng tuyển thẳng trên website học viện trước 17h ngày 28/7/2021.
Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/nhóm ngành tuyển sinh của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2021 như sau:
![]() |
![]() |
Học viện Y Dược học cổ truyền công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021. |
Căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH khối ngành sức khỏe theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện sẽ công bố mức điểm đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trên trang thông tin điện tử của học viện trước 17h ngày 5/8/2021.
Thời gian, hình thức nhận hồ sơ xác nhận nhập học được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện sẽ có thông báo đăng cùng quyết định và danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin điện tử học viện trước 17h ngày 23/8/2021.
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định (trước 17h ngày 1/9/2021 tính theo dấu bưu điện). Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam hiện nay là 14.300.000 đồng/năm.
Thanh Hùng
Học phí một số trường công lập đào tạo Y, Dược tại TP.HCM lên tới 88 triệu đồng/năm, còn ở phía Bắc chỉ tăng nhẹ tới mức 14,3 triệu. Trong khi đó, tại một số trường tư, học phí cho ngành này có thể lên tới gần 200 triệu đồng.
" alt=""/>Phương án tuyển sinh 2021 Học viện Y Dược học cổ truyềnViệc sử dụng kinh phí tài trợ lập quy hoạch phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, quy hoạch đô thị, xây dựng; pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, việc triển khai lập đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
"UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Bộ cũng nêu rõ: Việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, đất đai và pháp luật khác có liên quan; không để lợi dụng trục lợi, lợi ích nhóm… đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng.
Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, lập danh mục dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để chủ động bố trí kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2015 của Chính phủ. Đồng thời là tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Chỉ thị số 05, Quyết định số 1398, Nghị quyết số 119…
Bộ Xây dựng cũng cho biết, trên cơ sở nội dung báo cáo của các địa phương Bộ sẽ tổng hợp, báo cáo chính phủ kết quả thực hiện.
Trước đó, vào tháng 5/2021, tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra 8 hạn chế, yếu kém của ngành xây dựng. Theo Thủ tướng, thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền với tư duy đổi mới.
Đối với công tác quy hoạch, Thủ tướng đánh giá đã đạt một số kết quả nhưng chưa được thực hiện bài bản, nền nếp, “chưa ăn sâu vào tiềm thức của người lãnh đạo”, cả về tư tưởng quy hoạch, không gian quy hoạch, hiệu quả quy hoạch, định hướng quy hoạch.
Thủ tướng yêu cầu, quy hoạch phải xứng tầm với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ, năng lực của đất nước, xu thế của thời đại. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có lớp lang, vừa khắc phục những nhược điểm. Công tác quy hoạch kiến trúc phải được coi trọng, nâng tầm hơn và thay đổi nhận thức cho cả hệ thống.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh công tác quy hoạch dứt khoát phải do nhà nước nắm, không giao cho doanh nghiệp làm quy hoạch. Công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút dân cư và phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị.
“Nếu quy hoạch chỉ quan tâm tới xây dựng nhà ở, mất cân đối cung cầu, không phát triển sản xuất kinh doanh thì sẽ làm lãng phí nguồn lực xã hội”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu khắc phục cho được tình trạng chồng chéo trong quy hoạch, những bất cập trong việc thay đổi quy hoạch. Ông nhắc tới nhiều ví dụ cụ thể về phá vỡ quy hoạch khiến hạ tầng quá tải tại một số đô thị.
Trao đổi tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng lưu ý về vấn đề quy hoạch.
“Tránh tình trạng quy hoạch xây dựng một thành phố thì rất chặt chẽ, nhưng điều chỉnh lại đơn giản theo đề nghị của nhà đầu tư, phá vỡ quy hoạch chung, gây sức ép lên hạ tầng, người dân không đồng tình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, việc lập quy hoạch xây dựng có trình tự thủ tục thủ tục, cơ quan phê duyệt rất chặt chẽ nhưng việc chuyển đổi điều chỉnh quy hoạch nhiều khi lại chỉ ở một số ngành, địa phương là có thể điều chỉnh được nên đây là bất cập.
“Điều chỉnh quy hoạch dự án, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cũng phải có lý do chứ không phải điều chỉnh theo lợi ích của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền đề xuất điều chỉnh quy hoạch nhưng cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nếu chưa đủ thông tin nếu sự điều chỉnh lớn làm thay đổi cục diện điều chỉnh quy hoạch thì rõ ràng phải mời các chuyên gia để phản biện” – ông Châu đặt vấn đề.
Thuận Phong
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương lấy ý kiến về đề xuất phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước 15/2, phù hợp với Nghị quyết số 39/2021 của Quốc hội, nghiêm cấm lợi ích nhóm, tham nhũng về đất đai.
![]() |
PV phối hợp với lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn trao số tiền độc giả ủng hộ tới em trai của anh Đức |
Hằng ngày anh Đức đi làm thuê, phụ hồ, hỗ trợ em trai nuôi các cháu và nuôi mơ ước đợi khi kinh tế ổn định hơn sẽ cưới vợ, lập gia đình. Thế nhưng bao hi vọng dường như dập tắt khi cách đây 3 năm, trong lúc đang đi phụ hồ, anh Đức lên cơn co giật. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, người đàn ông ấy như gục ngã khi bác sĩ cho hay, anh bị chứng hư gan, xơ gan.
Gia đình đã vay mượn khắp nơi để đưa anh đi cấp cứu và chạy chữa nhiều tháng trời. Thế nhưng khi kinh tế của các em đều vắt kiệt, bệnh tình cũng không thuyên giảm, người thân đành đưa anh về nhà.
Sau khi bài viết đăng tải được vài ngày thì anh Đức mất đột ngột. Độc giả Báo VietNamNet đã gửi ủng hộ anh Đức hơn 34 triệu đồng. Số tiền này đã được PV Báo VietNamNet phối hợp với lãnh đạo địa phương trao trực tiếp cho anh Lê Văn Định (em trai của anh Đức).
Thay mặt người anh vắn số, anh Lê Văn Định cho hay: “Số tiền kêu gọi ban đầu mong muốn có tiền cho anh trai chữa bệnh nhưng không may anh mất đột ngột. Chúng em sẽ dùng số tiền này để lo phần mộ, hương khói cho anh trai. Thay mặt anh Đức, em cảm ơn các nhà hảo tâm, báo VietNamNet đã giúp đỡ, động viên gia đình trong lúc gặp tình cảnh trớ trêu, nghiệt ngã”.
Thiện Lương
Bùi Hoài Nam là cậu học sinh chăm ngoan, học giỏi, bỗng nhiên căn bệnh quái ác ập đến chôn vùi mơ ước của em.
" alt=""/>Trao hơn 34 triệu đồng đến gia đình anh Lê Văn Đức ở Hà Tĩnh