Một số dự án bên trong khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: An Phước |
Nguyên nhân khiến các dự án trên chậm tiến độ được cơ quan chức năng xác định: do một số đơn vị đầu tư mục đích kinh doanh bất động sản, không thực hiện đúng mục tiêu đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch như quy hoạch chung đã được phê duyệt của Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm; một số nhà đầu tư tiềm lực tài chính yếu dẫn đến tình trạng thực hiện dự án cầm chừng; sự thay đổi các quy định khiến nhà đầu tư bị kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục.
Hồ Tuyền Lâm có diện tích gần 320ha, nằm cách trung tâm Đà Lạt 7km. Nơi đây có nhiều ốc đảo nhỏ, được bao quanh bởi khu rừng thông với nhiều cảnh quan đẹp. Hồ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998.
Xuân Ngọc
Tại công trình này, chủ đầu tư đã xây dựng cầu đáy kính 7D không có giấy phép với 2 mố neo 10x15m, chiều cao 10m; 2 trụ đỡ có kích thước 8x8m, cao 20 và 28m, hiện đã kéo dây neo và kéo dây đáy kính.
" alt=""/>Ba dự án trong khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm bị thu hồiSáng thứ Năm, theo giờ châu Âu (khoảng 15h30, theo giờ Hà Nội), hệ thống tư pháp EU đã ra phán quyết về cuộc chiến pháp lý mà các LĐBĐ quốc tế lớn đang tiến hành chống lại Super League.
Đây là dự án cạnh tranh song song mà phần lớn các CLB hàng đầu châu Âu cố gắng khởi động 2 năm trước.
Super Leaguedo Real Madrid của chủ tịch Florentino Perez cùng Barcelona, với chủ tịch Joan Laporta khởi xướng. 10 đội khác gồm Atletico, Inter, Milan, Juventus, Arsenal, Liverpool, Tottenham, Chelsea, Man City và MU (các đội này sau đó rút lui vì sợ bị phạt).
Tuyên bố từ Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu (CJEU) cho biết: "Quyền lực của FIFA và UEFA không tuân theo bất kỳ tiêu chí nào đảm bảo tính minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử và tương xứng của họ".
Cơ quan tư pháp cộng đồng cao nhất giải thích, các giải đấu bóng đácấp CLB và việc khai thác các quyền mà chúng tạo ra (bóng đá hoặc thương mại) "rõ ràng là các hoạt động kinh tế".
Với lập luận này, CJEU cho rằng: "Do đó, các hoạt động này phải tôn trọng các quy tắc cạnh tranh và tự do đi lại, mặc dù thực tế là thể thao, với tư cách là một hoạt động kinh tế, có những đặc điểm cụ thể nhất định, như sự tồn tại của các hiệp hội có quyền quản lý, kiểm soát và xử phạt".
CJEU giải thích, những "đặc điểm cụ thể"này phải được thực hiện một cách cân xứng, bởi vì "khi một công ty ở vị trí thống lĩnh (ở đây là FIFA và UEFA) có quyền quyết định trong những điều kiện nào các công ty có khả năng cạnh tranh có thể tham gia thị trường, thì quyền này, có tính đến rủi ro xung đột lợi ích mà nó tạo ra, phải đi kèm với các tiêu chí đảm bảo tính minh bạch của nó, không phân biệt đối xử và tương xứng".
"Quyền lực của FIFA và UEFA không tuân theo bất kỳ tiêu chí nào thuộc loại này. Kết quả là FIFA và UEFA đang lạm dụng vị thế quản lý cấp cao của mình", các thẩm phán của CJEU kết luận.
Trong văn bản của mình, CJEU nói về sự độc quyền của hai liên đoàn quốc tế lớn: "Các quy tắc trao cho FIFA và UEFA quyền kiểm soát độc quyền đối với việc khai thác thương mại các quyền liên quan đến các giải đấu này, nhằm hạn chế sự cạnh tranh trong một lĩnh vực có tầm quan trọng lớn đối với giới truyền thông, người tiêu dùng và người xem truyền hình trong Liên minh châu Âu".
Phán quyết của Tòa án không đồng nghĩa với việc Super League chắc chắn được thành lập.
Dù vậy, đây có thể là bước ngoặt mới cho bóng đá nói riêng và thể thao châu Âu nói chung. Real Madrid và chủ tịch Perez đã có thể khởi động lại dự án.
Người ta cho rằng CJEU bật đèn xanh trong việc thành lập khuôn khổ chung, trong đó thể thao châu Âu sẽ được tiến hành kể từ bây giờ và phạm vi vai trò của các liên đoàn.