- Sau khi xem xong bản dự thảo sửa đổi Thông tư 30, chị Đặng Thị Thủy (một giáo viên tiểu học ở Bình Dương) tỏ ra không vui bởi những tưởng sẽ đỡ vất vả hơn nhưng lại “thêm việc mà làm”.Chị Thủy chia sẻ: “Khi mà giữa kì và cuối kì đã có bài kiểm tra lấy điểm rồi tại sao không để điểm luôn mà còn yêu cầu giáo viên tổng hợp xếp loại A-B-C cho rắc rối. Bởi phụ huynh cầm bài kiểm tra của con xem, biết điểm xong rồi thì bảng A-B-C kia còn để làm gì nữa? Phải chăng Bộ đưa ra lượng hóa A-B-C chỉ là để gọi là không chấm điểm số”.
Ngoài ra, chị Thủy cho rằng điểm chưa hợp lý là mỗi năm làm bài thi 2 tới 4 lần nhưng để xếp loại và khen thưởng học sinh cuối kỳ chỉ căn cứ trên điểm 1 kì cuối năm.
 |
Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 30, học sinh các lớp 4 và 5 sẽ có thêm một bài kiểm tra giữa kỳ với môn Toán, tiếng Việt. Trong một giờ học toán của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng.
|
Đồng quan điểm, anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên ở tỉnh Bình Phước thắc mắc:“Tại sao 9, 10 không đánh giá là “giỏi”; rồi 7, 8 không là “khá” luôn đi còn đưa về A,B,C làm gì cho rối”.
Cùng đó, anh Hải cho rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét giảm bớt việc ghi học bạ cho giáo viên.
Bởi hiện học bạ theo Thông tư 30 thiết kế là cả học kỳ 1 và 2 giáo viên đều phải ghi thông tin cá nhân học sinh.
“Học bạ ngày xưa chỉ ghi một lần thông tin cá nhân học sinh sau đến đến điểm kỳ 1, rồi kỳ 2 và nhận xét. Có nghĩa là ghi một lần. Giờ học bạ theo cách sửa này, cả kỳ 1 và 2 đều ghi lại từ thông tin học sinh cho đến điểm số rồi nhận xét. Nghe thì nghĩ không nhiều nhưng việc ghi lại này với lớp nhiều học sinh và có nếm khối lượng công việc của giáo viên thì mới thấy là áp lực không nhỏ”,anh Hải nói.
Theo anh Hải, về cơ bản việc ghi nhận xét vào học bạ ở kỳ 1 tưởng là sâu sát song về bản chất lại gần như là vô ích và nên có sửa đổi.
“Có thể Bộ muốn sát sao hơn với học sinh. Tuy nhiên điều đáng bàn là ai sẽ đọc được những lời nhận xét đó. Bởi học bạ thì trường quản lý suốt trong quá trình học tập của học sinh, đến khi hết cấp chuyển hồ sơ lên cấp THCS. Có lẽ chỉ trừ trường hợp học sinh chuyển trường thì may mới được cầm đến. Nếu học bạ có dành cho giáo viên lớp trên nắm tình hình học tập của học sinh thì thông tin ở học kỳ 2 (cuối năm) là cái cập nhật nhất. Chưa kể, giờ đánh giá học sinh cuối năm cũng chỉ cần dựa vào điểm ở kỳ 2. Vậy thì viết làm gì?”, anh Hải phân tích.
Vì vậy, anh Hải cho rằng, có thể không ghi học bạ học kỳ 1 mà chỉ cần nhận xét bằng lời trước học sinh và phụ huynh ở các buổi họp.
Tuy nhiên, theo anh Hải, việc này cũng chẳng phải dễ dàng gì bởi sẽ phải thay mới trong khi học bạ vừa sử dụng được 2 năm.
“Cách đơn giản nhất có thể là Bộ nên ra quy định không phải nhận xét ở phần học kỳ 1, chỉ cần đánh giá bằng điểm. Tuy nhiên nếu giữ học bạ thì giáo viên phải chấp nhận việc ghi tên học sinh hai lần”.
Về điều này, ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan), thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục - cho rằng, trước bất kỳ một chính sách nào việc phản ứng từ phía những người liên quan trực tiếp và cơ quan nhà nước phải thay đổi là chuyện hết sức bình thường.
“Tuy nhiên, tôi thấy việc đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A, B, C về bản chất không khác gì đánh giá bằng điểm số. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và là một cách chấm điểm kiểu khác mà thôi. Phụ huynh và học sinh vẫn có thể ngầm hiểu A là 9,10; B là 7,8,… và rồi vẫn áp lực và so sánh”, ông Hiệp nêu quan điểm.
Ông Hiệp cho rằng, trước khi thay đổi một điều gì đó điều cần thiết là hãy suy nghĩ xem lý do tại sao chúng ta đã thực hiện nó ở thời điểm đó.
“Tinh thần của Thông tư 30 là không chấm điểm để không gây sức ép cho học sinh, phụ huynh và giảm thiểu những tiêu cực. Mục đích của việc không chấm điểm là để phá bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau. Giờ đổi sang A, B, C thì hãy thử nghĩ liệu chúng ta có đang sai với mục tiêu ban đầu của Thông tư 30 hay không?”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, trên thế giới hầu hết không chấm điểm ở các cấp học thấp mà xác định theo chuẩn độ tuổi để đánh giá.
“Bởi mục tiêu chính của cấp học phổ thông không phải là để phân loại hơn kém mà để đạt được cái chuấn của bậc học đó. Học sinh nếu đạt được tức là hoàn thành chương trình lớp, cấp học đấy. Từ đó, phụ huynh cũng chỉ cần biết là so với chuẩn chung thì con mình đang hơn và kém chuẩn ở những mặt nào chứ không so sánh con mình và các bạn”.
Để hạn chế việc so sánh học sinh, ông Hiệp cho rằng, Bộ GD-ĐT nên xem xét việc làm sao điểm của học sinh nào thì chỉ học sinh và phụ huynh đó biết chứ không công bố toàn lớp. Như vậy để học sinh và phụ huynh “không có điều kiện” so sánh.
“Thậm chí có thể đưa vào bộ nguyên tắc là giáo viên không được phép tiết lộ thông tin học sinh. Tôi nghĩ cũng không nên đặt nặng việc ghi chép. Bởi suy cho cùng đó là chuyện giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh. Ghi nhận xét cũng được mà nói chuyện trực tiếp cũng được, hình thức gì không quan trọng mà quan trọng là phụ huynh có trao đổi được với giáo viên về tình hình học tập của con em mình hay không”, ông Hiệp đề xuất.
Tuy nhiên, ông Hiệp đánh giá về cơ bản, cái được nhất đã làm là giảm thiểu được việc chấm điểm học sinh.
"Trước mỗi thay đổi, rất cần sự tham gia tất cả mọi người hơn là bàn lùi" -ông Hiệp nói.
Giải thích về việc đưa ra hướng đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A-B-C, ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên Ban xây dựng Thông tư 30) nói:
“Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trước đây là không cho điểm nên lời nhận xét rất dễ bị lãng quên. Các nhà quản lý giáo dục yêu cầu giáo viên ghi lời nhận xét vào vở để có cơ sở để định lượng. Tuy nhiên, việc này khiến giáo viên quá tải và chỉ đáp ứng công việc cho nhà quản lý chứ chưa vì sự tiến bộ của chính các em học sinh. Vì vậy, tổ sửa đổi đã tìm cách lượng hóa vừa đủ để có thể giúp cho việc đánh giá định tính tường minh hơn”.
Theo ông Khanh, kết quả đánh giá thường xuyên được lượng hóa A, B, C khác về bản chất với cho điểm vì lượng hóa A, B, C dựa trên các biểu hiện hành vi (giáo viên quan sát thường ngày, hàng tuần, qua các tình huống học tập, kết quả làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh… được lưu giữ, ghi chép trong sổ cá nhân) để phát hiện điểm mạnh, điểm hạn chế, cần cải thiện đến giữa kì, cuối kì, cuối năm tổng hợp thành) chứ không phải từ tập hợp điểm số của các bài kiểm tra.
Việc lượng hóa kết quả đánh giá thường xuyên không dựa trên điểm số của các bài kiểm tra để phân loại A, B, C mà căn cứ trên những biểu hiện hành vi qua quan sát, qua các trao đổi, nhận xét kết quả thực hiện các bài tập, tình huống/nhiệm vụ học tập, rèn luyện… qua trả lời câu hỏi, qua tự đánh giá của học sinh để phân nhóm.
Nếu kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy các em có những điểm mạnh vượt trội so với chuẩn hay yêu cầu của môn học ví dụ như tiếp thu nhanh hơn, hoàn thành các bài tập hay nhiệm vụ học tập tốt hơn/nhanh hơn, có sự sáng tạo thì xếp vào nhóm A.
Tương tự kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy có những học sinh so với các bạn trong lớp các em tiếp thu chậm hơn, có những điểm thiếu hụt so với chuẩn hay yêu cầu của môn học sẽ xếp vào nhóm C, những học sinh này cần được chú ý giúp đỡ nhiều hơn, cụ thể hơn.
Những học sinh còn lại hoàn thành nhiệm vụ học tập đáp ứng chuẩn hay yêu cầu của môn học xếp vào nhóm B. Căn cứ trên những kết quả đánh giá thường xuyên, lượng hóa một cách tương đối học sinh theo các nhóm A, B, C sẽ giúp cho việc dạy học phân hóa… điều giáo dục phổ thông đang dần hướng tời vì mỗi em có một năng lực khác nhau.
“Chúng tôi sẽ tạo ra hệ thống công nghệ để giúp giáo viên có thể tích vào để dễ hơn cho việc lượng hóa tương đối. Như vậy sẽ giúp giáo viên đỡ được việc nhận xét bằng ghi chép”.
Ông Khanh cho rằng, điều này khiến giáo viên có căn cứ để đánh giá học sinh dễ hơn vào giữa và cuối kỳ để phản hồi với học sinh và phụ huynh. Việc này giúp giáo viên phân nhóm dựa trên biểu hiện hành vi ấy để có căn cứ đánh giá, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
" alt=""/>Đánh giá học sinh hạng A khác chấm điểm 10 ra sao?
“Nơi gặp gỡ tình yêu” của chúng tôi là… tâm dịch COVID-19“Nơi gặp gỡ tình yêu” – Tựa album mới nhất của Thanh Lam nghe đâu là một “điềm lành” dự báo cho câu chuyện tình yêu giữa hai người?
- Album này Thanh Lam đeo đuổi trong suốt 2-3 năm nay và hoàn thiện nó vào đúng đợt giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, cũng chính là thời điểm chúng tôi gặp nhau. Nếu tên album được chọn trước đó thì quả đúng nó là một “điềm lành” thật. Có điều, “nơi gặp gỡ tình yêu” của chúng tôi có vẻ như chẳng giống ai: Ngay bên con phố đầu tiên bị phong tỏa ở Hà Nội vì sự cố bệnh nhân thứ 17 và bệnh viện mắt của chúng tôi gần như nằm ngay sát tâm dịch.
Nghĩa là chỉ mới 3 tháng? Ở vào tuổi của anh, thường người ta không nghĩ tới khả năng “sét đánh”, liệu đây chính xác có phải là một chuyện tình kiểu “có tránh cũng chả được”?
- Chắc vậy, vì đúng là… cứ thế lao bổ vào nhau, nào kịp nghĩ gì (cười). Tất nhiên không phải ngay trong lần gặp đầu tiên, lúc cô ấy tranh thủ khi không vướng show để đến chỗ tôi mổ mắt, theo lời mách của một người bạn. Chỉ là trong một lần tái khám, cô ấy không sao gọi nổi taxi đến khu Trúc Bạch vào những ngày ấy nên tôi… “đành” phải đưa cô ấy về, và dọc đường nói chuyện thấy… cũng hợp.
Trước đấy anh có lưu tâm nhiều tới cái tên Thanh Lam không?
- Cũng có nhưng không nhiều lắm, vì quả thực công việc bận rộn khiến tôi gần như không có thời gian đi xem ca nhạc hay TV. Nhưng báo thì có đọc, đại loại cũng biết cô ấy là một diva cá tính, tài năng và cũng vướng phải không ít thị phi như lẽ thường ở một người “làm dâu trăm họ”. Tôi thậm chí còn là hơi định kiến. Thú thực là lúc đầu, tôi đến với Thanh Lam chủ yếu là vì tò mò về một người nổi tiếng lẫn… điều tiếng, và phải nói là không hẳn nghiêm túc, không hề định gắn bó lâu dài. Nhưng rồi dần dần, cô ấy cứ dẫn tôi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và nó thú vị đến nỗi tôi không thể không nghiêm túc. Thoạt đầu, là thiên về cảm tính, có phần hời hợt, kiểu gặp nhau thì mãnh liệt nhưng chưa chắc xa đã thấy nhớ, nhưng sau thì bằng cả lý tính, thấy yêu không chỉ là yêu thôi đâu, mà còn cả thương nữa. Khi trong tình yêu xuất hiện tình thương, thì nghĩa là mình đã yêu người ta lắm rồi đấy!
 |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Cụ thể, anh… thương gì?
- Là khi Lam kể lại những chuyện đã qua, những mối tình, chẳng hạn. Có cuộc, tôi thấy xót Lam lắm. Có chuyện, làm tôi mất ngủ mấy đêm liền, vì thương, vì cả sốc nữa. Ngốc vừa thôi chứ! Nên đôi lúc cứ là phải mắng vốn cho tỉnh ra, dù… tỉnh rồi. Lam lạ lắm, gì cũng biết mà không hiểu sao có đầy lúc yêu ngốc lắm, như ma làm (cười). Nhưng chắc cũng vì thế mà Lam mới lại càng đáng yêu chăng? Khôn quá, thì đã chẳng!
Thanh Lam cực kỳ yếu đuối, nhưng là để… mạnh lên
Gặp đúng người, đúng thời điểm thì đương nhiên luôn vẫn là sự may mắn trong tình yêu. Nhưng “đúng thời điểm” biết đâu cũng kèm theo cả rắc rối, khi cái giá của tự do lắm lúc quá đắt?
- Đúng vậy, có những tổn thương không thuần túy là tinh thần, không đơn giản là hai người chỉ cần cùng có tự do là tới được với nhau dễ dàng. Rối tới nỗi Thanh Lam có lúc phải thở hắt xui tôi: “Thôi anh bỏ quách em đi cho rồi!”. Lam thật ra cũng có cái ý nhị riêng của cô ấy. Có những chuyện, nếu nói ra sớm, sẽ rất dễ bị nghĩ khác. Nhưng cô ấy đủ thông minh để đợi nó chín muồi, đủ được tin, rồi mới nói. Và cũng đủ tự trọng để không muốn làm phiền người mình yêu. Có những chuyện phải nói nó khiến tôi đau đầu tới nỗi có lúc tôi đã lên cơn hèn thoáng nghĩ: “Ôi hay thôi, có khi chả yêu Thanh Lam nữa đâu! Nhịn cho lành!” (cười). Nhưng đúng lúc đấy thì tình thương ở đâu tự dưng lù lù xuất hiện. Trước, nếu có, thì cùng lắm chỉ là ý nghĩ: “Ôi tội nghiệp cái cô này quá đi! Sao lại có thể gặp phải ngần ấy rắc rối cơ chứ!”. Nhưng sau đó thì là cảm giác thương yêu, lo lắng thực sự, luôn lo cô ấy nhỡ chẳng may bị làm sao. Thương, nó khác với tội nghiệp. Thương, nó mới là đỉnh cao của tình yêu…
Trông anh thì lại không có vẻ… “dại gái” nhỉ? Tôi nhớ có lần phỏng vấn đạo diễn Doãn Hoàng Giang, ông ấy đã mạnh miệng tuyên ngôn: “Tôi thà dại gái còn hơn… khôn gái’, anh thấy sao?
- Chính xác. Đàn ông phải dại gái chút mới hay chứ! Chất manly ở đàn ông chắc chắn phải bao gồm cả yếu tố dại gái. Một trong những phẩm chất của đàn ông theo tôi là… dại gái. Tôi thà bị ngã ngựa vì dại gái còn hơn là làm phụ nữ bị ngã vì cái tội “ranh gái”.
Ừ thôi, vất vả rồi, giờ đến đoạn những bất ngờ thú vị nhất về diva, là gì?
- Trước, “nghe hơi nồi chõ” loáng thoáng, tôi tưởng đâu nghệ sỹ nói chung thường thuộc về một thế giới có phần phù phiếm, hào quang sân khấu có thể ít nhiều làm người ta sao nhãng việc gia đình, đặc biệt là típ đàn bà trông nổi loạn như Thanh Lam. Ấy vậy mà chỉ cần chứng kiến một lần Thanh Lam vào bếp, và được ăn những món Thanh Lam nấu, Thanh Lam bày biện, thì chắc chắn bạn sẽ buộc sẽ phải xem lại những định kiến trước đây của mình. Thanh Lam hát thế nào thì cô ấy nấu ăn cũng y như thế. Một người làm gì cũng bằng tất cả tâm huyết và tình yêu như thế không thể nào là một người lơ phơ, hời hợt.
Nhưng khám phá bất ngờ nhất đối với tôi là đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ ấy hóa ra lại là một Thanh Lam cực kỳ yếu đuối, dễ tổn thương kinh khủng. Tôi đặc biệt bị cuốn hút không phải vì sự mạnh mẽ mà chính bởi vẻ đẹp của sự yếu đuối nơi cô ấy. Nó không chỉ khiến một người đàn ông muốn che chở cho cô ấy mà còn là cảm giác rất thật, rất gần trước một người vừa lạ vừa quen… Và đáng kể, sự yếu đuối đấy ở Lam lại không hề là cái yếu đuối ủy mị mà thật ra chỉ là một quãng lặng, khoảng lùi để giúp cô ấy tĩnh tại hơn, có dịp nhìn lại mình hơn và nạp thêm năng lượng mới. Sự yếu đuối không làm phiền đến ai mà chỉ để giúp cô ấy mạnh hơn. Tôi nghĩ Lam quyến rũ chính bởi cô ấy luôn đứng chông chênh giữa hai thái cực. Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ cực kỳ nghiện shopping nhưng cũng lại chăm tu tập như cô ấy…
 |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Anh có nghĩ mình hơi vội để “kết luận” về một người vốn chẳng lạ gì với “nghệ thuật hóa thân” không, khi mối quan hệ thực sự chưa đủ bề dày?
- Dày hay mỏng, ở vào độ tuổi của tôi, trường tiếp xúc của tôi, trải nghiệm của tôi…, tôi nghĩ không thể chỉ đo đếm thời gian một cách cơ học như thế được. Trong 3 tháng vừa qua, tôi và Lam thậm chí còn đầy lần… cãi nhau ác, và đó chính là những lúc Lam thật nhất. Lam bảo với tôi: “Em có cái tật là… không ai bảo được em cả”, và tôi kêu lên: “Ô thế cả anh cũng không bảo được em à? Không bảo được là anh đánh đấy!” (cười). Tôi thì tôi đồ là khi một người đàn ông đủ mạnh, họ lập tức sẽ bảo được người phụ nữ của mình. Kiểu như “cua gặp ếch” ấy mà, dân Hải Phòng bọn tôi có câu ấy. Ngang, thì có ai ngang bằng cua, nhưng gặp phải ếch phát xem, ôi cứ gọi là co hết càng lại, chả biết kiếp trước có nợ gì nhau không, lạ thế chứ!
Lam cũng bảo, giờ cô ấy khác trước nhiều rồi. Có điều, cô ấy cho rằng đấy là nhờ tu tập, chứ không phải là do đàn ông, không đời nào.
“Ông mà lấy Thanh Lam thì để tôi đi sắm cái xẻng, còn… đào huyệt”
Con cái và bạn bè anh đón nhận “tin sốc” này thế nào?
- Cả 5 đứa con của tôi và Lam thì đều cùng rất ủng hộ và mừng cho “đôi trẻ” (cười). Tự dưng lại có thêm anh thêm em, vui chứ! Căn bản là các cháu cũng đều đã lớn cả rồi, đã bắt đầu tự lập và dần hiểu được lẽ đời. Con gái tôi còn học piano ở Nhạc viện và biết Đăng Quang, con Thanh Lam từ trước. Nói chung là thuận. Bạn bè thì về cơ bản cũng vote mạnh, vì đã sẵn mến mộ Thanh Lam, nhưng cũng có ông can mạnh, bảo… “chia buồn”, hoặc chúc mừng tôi vì đã… có gan lao đầu vào lửa. Có ông còn bạo mồm tuyên bố: “Ông mà lấy Thanh Lam thì để tôi đi sắm cái xẻng, còn… đào huyệt chôn ông” (cười). Ô nhưng tôi thực sự thấy chẳng sao, Thanh Lam thú vị chết đi được! Yêu Lam, tôi thấy mình khỏe ra, trẻ lên, mới lại. Tôi nghĩ Lam đã điểm đúng huyệt của tôi hơn là… đưa tôi xuống huyệt. Cái xẻng ấy của ông bạn tôi chắc vứt được rồi! (cười)
Thấy bảo, anh đã kịp ngồi cụng ly với… Quốc Trung?
- Ô, Quốc Trung thậm chí còn mời tôi về nhà dùng bữa nhé! Nói chuyện hợp là khác. Quốc Trung hay mà! Cảm nhận thôi nhé, tôi đồ rằng trong những người đàn ông từng yêu Thanh Lam, chắc chắn Quốc Trung là người thương Thanh Lam nhiều nhất. Khi đàn ông biết lo cho mình, là họ thương mình lắm đấy!
Nghe đâu trước đó, người đàn ông thành đạt, tự do, có ngoại hình và khá hoạt ngôn như anh vốn chẳng mấy khó để chinh phục các cô gái trẻ. Vậy nhưng, thay vì 9X, bỗng bất ngờ quay ngược thành… 6X?
- Thú thực là tôi cũng từng thử quen một vài cô gái trẻ, đúng, thậm chí 9X. Nói thật là lúc đầu thì thấy rất mới, rất thú vị, nhưng chẳng hiểu sao đi chơi cùng nhau được 1-2 lần thì bỗng… chẳng biết nói chuyện gì. Cạn vốn luôn! Chán. Có lẽ là do sự cách biệt quá nhiều về tuổi tác, tâm sinh lý… Trong khi, ở cạnh Thanh Lam thì có mà rỉ rả suốt ngày suốt đêm cũng không hết chuyện.
Vậy mà không ít đàn ông lại cho rằng chinh phục được một cô gái trẻ khi đầu đã hai thứ tóc thì là cả một chiến công?
- Tôi lại nghĩ ngược lại. Nói thật là tôi luôn cảm thấy không được tự tin và phần nào đó bất an khi đi cùng một cô gái trẻ. Với tôi, chinh phục một người phụ nữ giàu trải nghiệm mới là khó hơn nhiều. Vì họ luôn có khả năng nhìn thấu đối phương và trong đầu họ luôn thường trực câu hỏi: Người này đến với mình vì cái gì. Trong khi đàn ông - nếu yêu thực lòng - thì lại thường không có sẵn câu trả lời cho câu hỏi đó (cười). Mà bạn không thấy, Thanh Lam rõ ràng là một người đàn bà không tuổi sao?
Tôi chưa bao giờ yêu ai mà bị coi là “cửa dưới”, trừ yêu Thanh Lam
Một bác sỹ nhãn khoa thì nhất định không thể cầm lòng nổi trước… một đôi mắt đẹp? Thật sự thì nhan sắc của người đàn bà không tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm trong quyết định của anh?
- Nói, lại nhớ cái lần đầu tiên tôi được xem Thanh Lam hát trực tiếp trên sân khấu, lâu lắm rồi, tại Hải Phòng quê tôi. Nhớ là cô ca sĩ đó rất xinh, giọng thì rõ là đặc sản, phong cách hết sức cá tính và đôi mắt thì quả đúng như ca khúc mà cô ấy hát hôm đó: “Hồ trên núi”. Nhưng thật ra, cái làm tôi bị mê hoặc nhất lại không phải là cái “hồ trên núi” có thể quan sát được bằng mắt thường ấy. Tôi mê Thanh Lam vì một ngọn núi khác, đấy chính là con người nội tâm nơi cô ấy.
Có câu “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bác sỹ nhãn khoa, anh nghĩ câu này đúng cho tình yêu hay là sự nghiệp hơn?
- Tôi nghĩ dù đứng ở đâu thì trước hết cũng cần có một nhãn quan tốt và sau đó là sự chăm chỉ của đôi bàn tay. Trong tình yêu, chọn được đúng người đã là một nhẽ, còn phải chăm vun xới nữa!
Ở tầm này, anh còn nghĩ tới chuyện kết hôn? Anh có lo đặt Thanh Lam vào hôn nhân khéo chẳng khác nào… “bỏ cóc vào đĩa”?
- Ô, tất nhiên có chứ, sớm thôi! Cóc và đĩa nào ở đây, tôi không nghĩ thế. Trước, tôi còn ngớ người ra vì được diva chọn, nhưng giờ thì chưa biết chừng là diva còn sợ để mất tôi hơn là ngược lại đấy! Bằng chứng là mỗi lần cãi nhau, Lam toàn phải làm lành và xin lỗi trước. Bọn này được cái cãi nhau như cơm bữa. Tính tôi ấy mà, không thích là tôi phang ngay.
Nhưng là nói cho sướng mồm thế thôi, chứ trong thâm tâm thật ra mình cũng lo đấy! Lớ xớ là bị cho out ngay ấy chứ! Hồi giờ, thật tôi chưa bao giờ yêu ai mà bị coi là “cửa dưới”, trừ yêu Thanh Lam.
 |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Nói thật là tôi nom anh không chừng cũng dễ… “lớ xớ” lắm đấy nhé! Chính xác là anh có đa tình không?
- Có chứ! Nhưng lớ xớ thì không. Bằng chứng là tôi chưa có cuộc tình nào dưới 1 tháng cả! (cười)
Tôi được biết là anh từng có những năm tháng dài chăm vợ ốm. Giữa những ngày tháng ấy, đã bao giờ anh cảm thấy nản lòng, mệt mỏi, muốn buông xuôi? Hoặc, cũng thế: buông, khi đã là một người đàn ông tự do?
- Kể từ khi vợ tôi phát hiện mắc trọng bệnh tới lúc ra đi, là hơn 12 năm. Cả một cái án tử đằng đẵng trong suốt ngần ấy năm, mệt mỏi chứ, sao không? Nhưng là cái mệt mỏi của một người đàn ông chỉ biết cắm mặt kiếm tiền để lo chữa chạy cho vợ, rảnh được chút nào là chạy về xem vợ thế nào, gần như không còn biết thú vui nào trên đời, ngoài niềm vui khi về tới nhà thấy vợ chạy ra đón. Còn hôm nào không, thì có nghĩa là cô ấy không được khỏe, cô ấy đau đớn, bữa cơm gia đình những hôm ấy thường phải 9-10 giờ mới bắt đầu, gắp một chút thức ăn ở đầu đũa mà cũng thấy tay nặng trĩu.
Tới giờ này, đó vẫn là cảm giác tôi sợ hãi nhất. Trong 3 năm còn lại, khi tế bào ung thư bắt đầu di căn, cô ấy thậm chí còn thay đổi tâm tính, chỉ tin vào tâm linh mà từ chối điều trị, khiến tôi không khỏi có lúc ngỡ ngàng, thậm chí bất đồng, thất vọng. Rất nhiều năng lượng tích cực cần thiết cho cuộc sống đã bị mất đi…
Thương nỗi, vào những năm tháng cuối đời, cô ấy đã âm thầm dùng morphine giảm đau để khiến ba bố con tôi tưởng rằng cô ấy đang khỏe lên và bớt đau hơn. Đó là những ngày cả nhà được ăn cùng nhau đầy đủ hai bữa, và bữa tối thì luôn đúng giờ. Tiếc là, cái hôm cô ấy ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ (vợ tôi thậm chí đã nhờ y tá tiêm tới liều morphine thứ 5 trong ngày), và trong cuộc chuyện cuối cùng với cô ấy, tôi đã khuyên cô ấy đi ngủ sớm chỉ vì không muốn vợ mình bị mệt…
Tôi nghe nói chị ấy rất đẹp?
- Ừ, cô ấy là một giáo viên mầm non. Cô ấy đẹp tới nỗi ngay cả sau hóa trị cũng vẫn đẹp như thường, thậm chí còn đẹp hơn, hoặc do tôi may mắn. Cô ấy đựng tất cả mọi sự dịu dàng nền nã, và cả sự bao dung…
Thật bất nhã khi so sánh! Nhưng tôi không thể không nghĩ đến vẻ dữ dội ở Thanh Lam, như người ta vẫn nói…
- Trước thì tôi cũng tưởng vậy nhưng giờ thì ngược lại. Tôi thậm chí còn thấy hai người phụ nữ của mình giống nhau kỳ lại ở cái đức dịu dàng. Sự dịu dàng của thương yêu. Tôi thậm chí còn không hề nhìn ra chút dữ dội nào ở Thanh Lam. Như đã nói, thoạt tiên, tôi đến với Thanh Lam là vì tò mò, trong đó có cả sự tò mò về cái gọi là dữ dội và nổi loạn. Nhưng cuối cùng, cái tôi tìm thấy, mà khiến tôi muốn ở lại nhất, lại chính là sự dịu dàng!
(Theo Thuỷ Lê - laodong.vn)

Thanh Lam: Tôi đã có một bờ vai đủ vững để dựa vào!
Ở tuổi 51, Thanh Lam vẫn đẹp và nhiều năng lượng. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, nữ diva đã có "bến đỗ" vững chãi để nép vào.
" alt=""/>Thanh Lam dữ dội ở đâu? Tôi chỉ thấy dịu dàng!