Trong khi đó, HLV Kim Pan Gon không trao cơ hội cho các cầu thủ nhập tịch khác là Mohamadou Sumareh và Guilherme De Paula.
Chuẩn bị cho AFF Cup, tuyển Malaysia có màn khởi động tốt với hai chiến thắng trước Campuchia (4-0) và Maldives (3-0). Dù có màn chạy đà suôn sẻ nhưng HLV Kim Pan Gon vẫn chưa thực sự hài lòng và tỏ ra khá lo lắng trước AFF Cup 2022, khi ông không có được lực lượng mạnh nhất. Trước đó, vì nhiều lý do, có tới hơn 10 trụ cột của tuyển Malaysia từ chối lên tuyển.
Theo lịch thi đấu, Malaysia có trận ra quân AFF Cup 2022 gặp đối thủ Myanmar, vào lúc 17h ngày 21/12.
Xem ngay lịch thi đấu AFF CUP 2022 mới nhất tại đây!
Chị Oanh chia sẻ: “Tôi biết mình mắc bệnh từ tháng 3 năm nay. Thực tế bệnh đã âm thầm từ trước đó, nhưng không có cảm giác nên đến lúc đi khám, bệnh đã ở giai đoạn 2B. Từ đó đến nay, gần như mỗi lần lên viện, đều là tôi đi một mình, bởi cha mẹ tôi đã già, mà chồng lại bệnh tật triền miên kể từ sau tai nạn giao thông cuối năm 2016”.
![]() |
Nước mắt của chị Oanh chảy dàn dụa khi con trai út hỏi han bệnh tình. |
Trước đây, khi chưa bệnh tật, gia đình chị Oanh tuy không khá giả nhưng vợ chồng hòa thuận, chăm chỉ làm ăn. Cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc. Vợ chồng chị có 2 đứa con, một gái một trai. Hằng ngày, họ cùng đi làm phụ hồ, kiếm tiền chăm cha mẹ già và các con.
Cuối năm 2016, tai nạn giao thông bất ngờ khiến anh Đoàn bị đa tổn thương, hỏng hoàn toàn một bên mắt, con mắt còn lại cũng bị ảnh hưởng nên không còn nhìn rõ. Anh phải điều trị tại nhiều bệnh viện từ địa phương tới TP.HCM và gần như không thể lao động trong suốt nhiều năm sau đó. Cũng vì sự thay đổi trên gương mặt mà anh Đoàn thường ít ra khỏi nhà để tránh gặp mọi người.
Cuối tháng 12 năm 2019, khi những tổn thương trên mặt đã dần ổn định, những tưởng anh có thể bắt đầu với một công việc nhẹ nhàng, phụ vợ con tiền sinh hoạt hằng ngày, thì bất ngờ anh Đoàn lại bị bệnh hoại tử vô mạch tự phát của xương (hoại tử chỏm xương đùi 2 bên), phải thay khớp nhân tạo ở cả hai bên. Hiện tại anh chỉ ở nhà và không thể làm gì.
![]() |
Vợ chồng chị vốn là lao động chính trong nhà, nhưng giờ đây lại phải dựa hoàn toàn vào con gái đầu mới hơn 20 tuổi. |
Trong khoảng thời gian chồng đau yếu, mẹ chồng chị Oanh bị tai biến tới 3 lần, may mắn không bị liệt nhưng sức khỏe rất yếu. Cha chồng cũng bệnh liên miên, chị Oanh trở thành lao động chính trong nhà. Lương phụ hồ vừa thấp lại bấp bênh, chị quyết định đi lên Bình Dương, xin làm phụ quán ăn, mong kiếm tiền gửi về cho chồng.
“Mới đi làm còn chưa được một tháng thì phát hiện bệnh, chưa kịp nhận lương luôn cô ơi. Sau này nhập viện, chủ quán thấy thương tình nên mang tiền xuống trả. Nhưng còn chưa đủ chi phí cho đợt mổ”, chị Oanh tâm sự.
Từ ngày chị bệnh, đứa con trai út mới học lớp 7, mọi áp lực, gánh nặng kinh tế đè lên vai con gái lớn hơn 20 tuổi, đang làm công nhân tại Bình Dương. Mấy hôm nay, ngày nào Ngọc Trân cũng phải làm đến 10 giờ đêm. Trên đường đi về phòng trọ, em mua ổ bánh mì để ăn cho đỡ đói.
“Năm nay dịch bệnh, đầu năm và giữa năm em không có tiền tăng ca, thậm chí thu nhập còn giảm. Có tháng chỉ gửi về được 1-2 triệu đồng. Số tiền ấy chẳng đủ để mẹ chữa bệnh, nhưng em không biết phải làm sao. Em đã dành dụm hết mức có thể để gửi tiền về”, Ngọc Trân buồn bã nói.
![]() |
Biết mẹ một mình lên viện truyền hóa chất, ngay khi kết thúc ca đêm ở công ty, Ngọc Trân (áo trắng) lập tức bắt xe từ Bình Dương xuống bệnh viện với mẹ. Buổi chiều lại bắt xe về để đi làm. |
Ngọc Trân từng mong muốn được đi học đại học như các bạn, nhưng điều kiện gia đình em chẳng cho phép. Em phải gắng kiếm tiền để cha mẹ chữa bệnh. Đất đai đã bán hết để chữa bệnh cho cha, giờ chẳng còn gì để bán, mà đi vay mãi người ta cũng dè chừng.
Sắp tới, chị Oanh có thể được xạ trị, nhưng chi phí lên tới hàng chục triệu đồng. Tiền lương công nhân của Ngọc Trân chẳng thể lo nổi, mà em lại chẳng nỡ để mẹ dang dở điều trị, bởi thời gian của mẹ vẫn còn dài. Ngọc Trân cầu mong có mạnh thường quân giúp đỡ để mẹ em có tiền chữa bệnh, em sẽ đi làm chăm chỉ để sau này trả nợ cho mẹ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Nếu so với thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.
Để có thông tin cụ thể hơn về điều chỉnh của Bộ GD-ĐT, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT):
- Ông có thể làm rõ sự điều chỉnh trong thông tư mới lần này so với trước đây về quy định liên quan đến việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học?
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Theo thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động trong giờ học”. Tức là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học, đã vào lớp học là không được dùng điện thoại. Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1/11 tới đây là chỉ cấm việc sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên.
- Vì sao Bộ GD-ĐT quyết định đưa ra việc điều chỉnh này, thưa ông?
Hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đang hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác,...
Với thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực.
Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy thì trong hoạt động học tập mà giáo viên giao cho học sinh sẽ có những bài học mà ở đó học sinh có thể truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Có nghĩa rằng khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập những điều đó song phải thực hiện theo nội dung bài học và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Tuy nhiên, hiện nhiều phụ huynh lo lắng, nếu được sử dụng điện thoại trong lớp thì sẽ học sinh sẽ khó tập trung trong giờ học?
Trong một giờ học của một lớp học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Trong lớp học, người giáo viên đang quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, cần phải hiểu rằng việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Có thể hình dung, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học sinh nhiệm vụ. Như vậy có thể học sinh này sẽ tra trên mạng để truy cứu thêm thông tin để thực hiện nhưng cũng có học sinh lại không cần đến mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
Như vậy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.
Thanh Hùng
Trong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
" alt=""/>Vì sao Bộ GD