Chương trình triệu hồi vừa được Cục Đăng kiểm phê duyệt. Theo đó, sẽ có 2.410 xe Camry 2.0E được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam trong khoảng thời gian kể từ ngày 6/4/2015 đến 1/4/2016 thuộc diện triệu hồi để cập nhật phần mềm bộ điều khiển động cơ.
Theo thông tin từ tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản, trên các xe Camry 2.0E nằm trong dải bị ảnh hưởng, có trang bị van tuần hoàn khí xả, (EGR) có tác dụng đưa một phần khí xả sau khi cháy ngược trở lại để hòa với khí nạp, sau đó được đốt cháy một lần nữa trong buồng đốt nhằm mục đích giảm nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường. Khi lái xe trên đường với tốc độ cao, hành trình của chân ga trong khoảng 1/10 đến 3/10 và hiệu điện thế của ắc quy lớn hơn hoặc bằng 14 Vôn, có thể có hiện tượng vị trí thực tế của van tuần hoàn khí xả có sự sai lệch nhỏ so với vị trí của van theo thiết kế tính toán. Sự sai lệch này làm cho van tuần hoàn khí xả không được đóng kín, khí xả vẫn lưu thông và lọt vào buồng cháy động cơ trong những thời điểm không phù hợp. Điều này làm cho động cơ hoạt động thiếu ổn định, trong trường hợp xấu nhất động cơ có thể bị chết máy khi giảm tốc độ.
" alt=""/>Triệu hồi 2400 xe Camry 2.0 E tại Việt Nam
Khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng đây thực sự góc nhìn của một con chim ưng bay trên cao nhìn xuống đoàn lạc đà đanghướng về đồng cỏ gần Wadi Mitan, phía tây Oman tây. Hình ảnh đoàn lạc đà màu đen thực tế là bóng của những con lạc đà, được vẽ lại lên nền cát bởi ánh nắng mặt trời.
Những đường trắng mảnh dưới chân hình lạc đà màu đen, trên thực tế, chính là lưng của những con lạc đà thật, vốn được mệnh danh là những con tàu của sa mạc.
Hình ảnh đáng kinh ngạc này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ George Steinmetz. Để chụp được bức ảnh này, George đã phải sử dụng dù lượn có động cơ để có được góc nhìn từ trên cao. Chiếc máy dù lượn của George bao gồm cánh quạt, động cơ và một chỗ ngồi, nặng dưới 45kg và có thể bay đến ba giờ.
Vào thời điểm chụp bức hình này năm 2008, các thiết bị bay tự động như flycam vẫn chưa phổ biến. George khi đó đã 51 tuổi, vẫn đã phải tự lái dù lượn để có được bức ảnh từ trên không của mình ở độ cao lên đến 150m và tốc độ bay cố định 50km/h.
Bức ảnh này của George đã được tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ National Geographic bình chọn là một trong những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm.
"Tôi sử dụng phương tiện bay bởi vì nó cho phép tôi chụp ảnh những vùng hẻo lánh theo cách mà mọi người chưa bao giờ được thấy trước đây", George nói.
H.P. (Theo Daily Mail)
" alt=""/>Bức ảnh để đời của nhiếp ảnh gia NatGeo