- Bộ phim gây tranh cãi của đạo diễn người Đan Mạch Lars Von Trier bị cấm chiếu vì quá nhiều cảnh khỏa thân và sex.
- Bộ phim gây tranh cãi của đạo diễn người Đan Mạch Lars Von Trier bị cấm chiếu vì quá nhiều cảnh khỏa thân và sex.
Nhóm phiến quân Syria chụp với hệ thống Pantsir-S1 chiến lợi phẩm (Ảnh: Top War).
Chuyên trang quân sự Top War của Nga đưa tin, sau cuộc tấn công bất ngờ vào vị trí quân đội Syria (SAA) ở các tỉnh miền bắc vào tuần trước, nhóm nổi loạn cực đoan Jabhat al-Nusra đã chiếm nhiều vũ khí của phía Damascus.
Những vũ khí mà Top War kể tới bao gồm xe tăng T-55/62, thiết giáp BMP-1, pháo tự hành "Gvozdika", hệ thống phòng không Pantsir-S1, máy bay tấn công L-39ZA, trực thăng Mi-8, UAV tấn công Ababil-3, pháo phản lực phóng loạt Uragan, pháo cao xạ Shika.
Theo nguồn tin từ hiện trường, đây là kết quả sau khi SAA rút lui khỏi các căn cứ Kweires và Abu al-Duhur một cách khá rối loạn nên không kịp sơ tán vũ khí, khí tài.
Sau khi kiểm soát Aleppo, nhóm phiến quân di chuyển về phía nam với mục tiêu giành thêm lãnh thổ.
Cuộc chiến đã bắt đầu tại thành phố Tell Rifaat, một thành trì của lực lượng người Kurd ở phía bắc Aleppo. Cùng với một số khu phố Aleppo, đây là "xương sống" của vùng đất người Kurd trong khu vực.
Ở mặt trận phía Nam, SAA đã tập trung lực lượng, giành lại một số khu định cư và đẩy nhóm phiến quân lùi về phía bắc. Không quân Nga đang tích cực hoạt động ở đây, yểm trợ cho quân đội Syria tiến lên. Nga cũng đang tấn công vào những nơi phiến quân tập trung tại một số khu vực khác.
Hôm qua, SAA đã chặn được đà tiến của nhóm phiến quân ở Hama nhưng nhóm này tiếp tục mở đường ra các khu vực khác.
Bộ Tư lệnh Syria ngày 1/12 tuyên bố, lực lượng vũ trang nước này và Nga đã tăng cường các cuộc tấn công chính xác vào các vị trí, đường di chuyển và đường tiếp tế của nhóm phiến quân đối lập đang tấn công miền bắc đất nước.
Theo Tổ chức Phát thanh và Truyền hình chung Syria, trong 3 ngày giao tranh giữa quân đội Syria và Jabhat al-Nusra, số lượng phiến quân bị tiêu diệt "lên tới 1.000".
Theo Top War" alt=""/>Phiến quân nổi loạn chiếm máy bay quân sự, lá chắn phòng không của SyriaCông ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) công bố thông tin liên quan đến bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc doanh nghiệp này. Theo đó, bà Loan được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Hiện nay, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Sau khi được tại ngoại, Quốc Cường Gia Lai cho biết nguyên Tổng giám đốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bằng việc đồng hành cùng Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban tổng giám đốc giải quyết các công việc, dự án đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Như Loan (Ảnh: Bùi Ngọc).
Bà Loan bị bắt hồi tháng 7 với cáo buộc vi phạm trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, TPHCM. Sau đó, ông Nguyễn Quốc Cường - con trai bà Loan - được bổ nhiệm làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty.
Là người sáng lập Quốc Cường Gia Lai, bà Loan có gần 30 năm đồng hành cùng doanh nghiệp trải qua các hoạt động kinh doanh và giai đoạn thăng trầm khác nhau.
Theo báo cáo quản trị nửa đầu năm, tính tại ngày 30/6, bà Loan sở hữu gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương tỷ lệ 37% vốn. Bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) sở hữu gần 39,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,3% vốn.
Cùng với đó, ông Lầu Đức Huy (con rể bà Loan) nắm hơn 10,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,8%. Ông Nguyễn Quốc Cường nắm 537.500 cổ phiếu cùng một số thành viên khác có liên quan cũng sở hữu cổ phần QCG.
Tổng cộng, bà Loan và gia đình sở hữu khoảng 59,9% vốn Quốc Cường Gia Lai.
Kể từ khi bà Loan bị bắt đến nay, giá cổ phiếu QCG có nhiều biến động, nhiều phiên tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Chốt phiên giao dịch ngày 25/11, cổ phiếu này có giá 11.000 đồng/đơn vị, tăng 30% so với thời điểm bà gặp biến cố.
Vừa qua, đánh dấu quý kinh doanh đầu tiên dưới sự điều hành của Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Cường, công ty có doanh thu gấp 2,6 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế gấp 2,5 lần, đạt lần lượt 178 tỷ đồng và hơn 25 tỷ đồng.
Lý do kết quả kinh doanh được cải thiện là trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu bất động sản tăng đột biến lên hơn 107 tỷ đồng mà cùng kỳ năm trước không có. Việc bàn giao căn hộ cho khách hàng là nguyên nhân khiến công ty tăng lợi nhuận, theo giải trình của doanh nghiệp.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt hơn 243 tỷ đồng, giảm 12% còn lợi nhuận sau thuế gần 9 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 3,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Quốc Cường Gia Lai cũng rút đơn kháng cáo, đồng ý trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát như phán quyết của tòa án.
" alt=""/>Được tại ngoại, bà Nguyễn Thị Như Loan làm gì tại Quốc Cường Gia Lai?