Thông tư mới cũng quy định mở rộng thêm tiếng Việt dưới toàn bộ các đuôi tên miền dùng chung bởi theo quy định hiện nay tên miền tiếng Việt chỉ triển khai cấp 2 dưới tên miền .VN. Chẳng hạn như, trước đây chỉ có thể đăng ký HọcviệnCông nghệBưu chínhViễn thông.VN, còn sắp tới cơ sở giáo dục này còn có thể đăng ký các tên miền: HọcviệnCông nghệBưu chínhViễn thông.EDU.VN, HọcviệnCông nghệBưu chínhViễn thông.AI.VN...
Đồng thời, theo quy định mới, vòng đời tên miền .VN được điều chỉnh theo hướng thu ngắn khoảng thời gian chờ gia hạn trước khi giải phóng tên miền từ 35 ngày kể từ ngày tên miền hết hạn sử dụng xuống còn 25 ngày nhằm tăng hiệu quả tái sử dụng tên miền quốc gia .VN.
Đáng chú ý, Thông tư mới cũng bổ sung quy định ưu tiên trong đăng ký sử dụng tên miền dưới .ID.VN đối với chủ thể cá nhân là công dân Việt Nam có tuổi đời từ 18 đến 23; ưu tiên trong đăng ký sử dụng tên miền dưới .BIZ.VN với chủ thể tổ chức là doanh nghiệp mới thành lập, hộ kinh doanh để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, phát triển kinh tế số.
Tạo thuận lợi tối đa cho đăng ký sử dụng tài nguyên Internet
VNNIC cũng cho biết, một nội dung lớn của Thông tư 21 là việc điện tử, số hóa, ứng dụng công nghệ số, đơn giản hóa quy trình để tạo thuận lợi tối đa cho đăng ký sử dụng tài nguyên Internet.
Theo đó, sẽ sử dụng mặc định phương thức trực tuyến trong đăng ký tên miền .VN, địa chỉ IP, số hiệu mạng ASN; ứng dụng hoàn toàn hồ sơ điện tử. Việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính trong trường hợp không có khả năng sử dụng phương thức trực tuyến.
Đồng thời, ứng dụng công nghệ mới, liên thông cơ sở dữ liệu để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng; kiểm soát hồ sơ, dữ liệu và tránh giả mạo.
![]() |
Với việc VNNIC cùng các đối tác triển khai nhiều điểm đăng ký tại địa phương, người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký sử dụng tên miền .VN hỗ trợ hoạt động trên môi trường số. |
Thông tư 21 cũng bổ sung các trường hợp cho phép đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng tên miền .VN, IP/ASN, bao gồm hoạt động mua bán, góp vốn, cổ phần giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ giữa công ty mẹ, công ty con dẫn tới sự thay đổi quyền đăng ký sử dụng tên miền, địa chỉ, ASN. Quy định hiện nay mới chỉ cho phép các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, Thông tư mới củng cố quy định quản lý đối với tên miền quốc tế trên tinh thần quản lý bình đẳng tên miền .VN, theo quy định về dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020 và đồng bộ với chính sách đã được duyệt tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, Thông tư 21 bổ sung quy định về nguyên tắc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế. Theo đó, không được đăng ký sử dụng cũng như cấp phát các tên miền xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc hoặc cấp tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cho tổ chức, cá nhân không liên quan… tương tự như quy định áp dụng đối với tên miền .VN
Thông tư 21 cũng đồng bộ quy định về trình tự tạm ngừng hoạt động, thu hồi đối với tên miền có vi phạm trong đăng ký sử dụng, áp dụng cho cả tên miền .VN và tên miền quốc tế; làm rõ thời điểm báo cáo đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế là sau khi tổ chức, cá nhân hoàn tất đăng ký.
Thông tư 21 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24 ngày 18/8/2015 của Bộ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 7/2/2022. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư 21, các nhà đăng ký tên miền .VN cần hoàn tất việc sao lưu, chuyển hồ sơ điện tử về Trung tâm Internet Việt Nam đối với các tên miền .VN được đăng ký trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này.
Vân Anh
ictnews Tính đến tháng 11/2019, số lượng tên miền “.VN” được đăng ký, sử dụng đã đạt 501.027 tên miền, gấp khoảng 1.000 lần so với thời điểm năm 2000 khi VNNIC mới thành lập. Đây là năm thứ chín liên tiếp Việt Nam dẫn đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia.
" alt=""/>Công dân Việt Nam có thể đăng ký tên miền cá nhân .ID.VN từ ngày 7/2/2022Huyền thoại Nokia 3310 (2000)
Không nhiều thương hiệu có thể duy trì được sự hấp dẫn đối với người dùng, nhưng Nokia, thông qua những lần thanh công và nhiều lần thất bại, đã tạo ra một niềm tin trong lòng người dùng, cho đến khi được bán cho Microsoft vào năm 2013. Chính Microsoft cũng không thể trụ được trên thị trường smartphone và đến năm 2016, họ rút chân khỏi thị trường này.
Sau đó là sự xuất hiện của HMD Global, một công ty mới nổi gồm các cựu nhân viên Nokia với hy vọng tận dụng quá khứ hào hùng của Nokia để mở đường cho các sản phẩm mới. 5 năm trước, vào ngày đầu tháng 12 năm 2016, HMD đã công bố kế hoạch khởi động lại thương hiệu Nokia và trở thành một tên tuổi mới trong thị trường smartphone toàn cầu. Công ty đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc tạo nên một chương tiếp theo cho Nokia với những chiếc điện thoại đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn.
Tại MWC 2017, HMD Global đã giới thiệu 4 chiếc Nokia mới toanh là Nokia 3310, Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Công ty hy vọng sẽ lấn sân sang dòng điện thoại phổ thông và phân khúc tầm trung. Những chiếc smartphone mang đến cảm giác đơn giản với Android gốc, và chiếc 3310 chắc chắn đã đánh thức cảm giác nhung nhớ quá khứ của nhiều người. Các mẫu điện thoại này đã nhận được sự quan tâm to lớn.
Nokia 3310 mới đã giúp HMD có được sự yêu thích từ khách hàng
Hãy nhớ rằng kể cả vào năm 2017, cách hãng smartphone vẫn còn đưa nhiều bloatware vào sản phẩm của mình và khả năng cập nhật vẫn chưa tốt. HMD mang đến smartphone với Android gốc và hứa hẹn cập nhật nhanh đã được người dùng chào đón nồng nhiệt. Các fan đã có hy vọng Nokia sẽ lại một lần nữa trỗi dậy và đứng đầu.
5 năm trôi qua và Nokia giờ lại trở thành một nỗi thất vọng lớn. HMD Global đã trở thành một ví dụ về việc hứa hẹn quá nhiều và làm không bao nhiêu. Ngày càng ít thiết bị ra mắt, sự hỗ trợ phần mềm ngày càng giảm và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã tạo nên viễn cảnh ảm đạm cho một thương hiệu tưởng chừng như đã có thể trở lại trong vinh quang.
Nhân tố quan trọng đằng sau việc mọi người phấn khích trước sự trở lại của Nokia chính là HMD Global đã tham gian chương trình Android One, về cơ bản là đảm bảo thiết bị sẽ có hệ điều hành sạch, cũng như được cập nhật nhanh chóng. Công bằng mà nói, HMD đã có gắng nâng cấp theo lời hứa trong một thời gian, nhưng cuối cùng cũng không thể theo được.
HMD đã làm rất tốt với Android 9 Pie, nhưng đã cho thấy sự thụt lùi trên Android 10, và càng tệ hơn ở Android 11, khả năng cập nhật của Nokia lần lượt được xếp hạng 1, 4 và 10 theo thống kê của AndroidAuthority. Đến hiện tại, HMD vẫn còn đang trong quá trình phát hành Android 11 và chưa có thông báo nào về Android 12.
Vấn đề về update của HMD xuất hiện ngay khi họ có nhiều mẫu điện thoại hơn, cho thấy việc thiếu nguồn lực.
Tuy nhiên, update chậm trễ còn có thể ráng chấp nhận được, nhưng update bị lỗi lại là sự cố nghiêm trọng hơn. Người dùng cho biết những bản update phát hành bởi HMD thường gặp lỗi. Ví dụ như Nokia 8.3, bản update đã ảnh hưởng đến ứng dụng camera và thậm chí khiến máy mất kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng Nokia 5.3 thường phàn nàn về phản hồi kém khi cuộn trang và nhận phím sau khi nâng cấp lên Android 11.
Nokia 8.3
Khách hàng chỉ có lại niềm tin với HMD nếu họ có những phương pháp phát hành phần mềm tốt hơn, và cho đến nay, HMD chưa cho thấy bất kỳ động thái cải thiện nào. Thậm chí, họ còn trở nên tệ hơn khi thay vì cập nhật cho Nokia 9 PureView, công ty lại đi khuyên người dùng mua điện thoại mới.
Những smartphone tầm trung có thể là nguồn thu lớn với tất cả các hãng smartphone, nhưng flagship đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Một chiếc smartphone mang tính sáng tạo, mạnh mẽ, hấp dẫn có thể là động lực tiếp thị mà một thương hiệu mới cần để thu hút sự chú ý của mọi người. Thật không may, phải đến năm 2018 HMD mới ra mắt flagship, nhưng một lần nữa, họ lại tìm cảm hứng từ quá khứ lâu đời của Nokia và ra mắt Nokia 8 Sirocco.
Nokia 8 Sirocco
Năm 2006, Nokia 8800 Sirocco có lẽ là hình tượng của một chiếc điện thoại cao cấp sang trọng. Nokia 8 Sirocco chắc chắn không thể đạt được điều đó. Dù có thiết kế cao cấp nhưng nó không thể đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập bởi các thiết bị cạnh tranh như Samsung S9 Plus hay LG V30. Camera mờ nhạt, hiệu chỉnh màn hình kém và thiếu loa stereo kết hợp với mức giá cao ngất ngưỡng khiến nó không trở nên hấp dẫn trong mắt người dùng.
Nokia 8 Sirocco Gold
Tạo ra một chiếc flagship là điều không dễ và bạn có thể cho rằng HMD vẫn còn non tay khi ra mắt Nokia 8 Sirocco, có lẽ họ sẽ học hỏi nhiều trong chiếc flagship tiếp theo. Không hẳn như vậy, nỗ lực thứ hai của HMD trong phân khúc flagship thậm chí còn thất bại hơn.
Nokia 9 PureView được cho là sẽ thay đổi công nghệ chụp ảnh trên smartphone. Chiếc flagship này sử dụng năm camera khác nhau để đạt được một tính năng quảng cáo duy nhất - khả năng điều chỉnh tiêu cự sau khi chụp - một tính năng không mấy hấp dẫn vào lúc đó. Tệ hơn nữa, khả năng chụp ảnh của nó cũng đáng thất vọng khi mang trong mình cái tên “PureView”.
Theo nhiều thử nghiệm, Nokia 9 PureView không thể chụp ảnh tốt bằng Galaxy S10 hay Huawei P30. Hơn nữa, hệ thống 5 camera hoành tráng lại thiếu các tính năng được ưa thích như góc siêu rộng và ống kính tele. Thêm vào đó, nó còn sử dụng một chipset cũ và tối ưu phần mềm tồi tệ.
Nokia 9 PureView
Hai năm kể từ khi ra mắt Nokia 9 PureView, HMD Global vẫn chưa mang đến chiếc flagship nào khác, thay vào đó, công ty dường như đang “tăng năng suất” hồi sinh những điện thoại cơ bản cổ điển của Nokia, cũng như ra mắt các điện thại cơ bản mới. Đúng là công ty đã bán được gần 11 triệu chiếc điện thoại cơ bản trong Q1 năm 2021, nhưng xây dựng thương hiệu dựa trên một thứ đang chết dần có vẻ không phải điều khôn ngoan. Công ty chỉ bán được khoảng 2 triệu smartphone trong cùng quãng thời gian đó.
Điện thoại cơ bản đang là thế mạnh của HMD
Ngay cả chiến thuật cung cấp phần mềm “sạch” của HMD ngày nay cũng đã trở nên nhạt nhòa, các đối thủ khác đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp những bản Android được tối ưu tốt. Ngoài giao diện đặc trưng và một vài bloatware, gần như mọi OEM đã và đang làm cho giao diện của họ nhẹ hơn và cải thiện tiến độ cập nhật.
Đối với một công ty đang hướng tới việc giành lấy thị phần smartphone cho chính mình, việc liên tục đưa ra điện thoại cơ bản và hiếm có mẫu máy gây ấn tượng chắc chắn là một điều không tốt. Nếu là một fan Nokia lâu năm, chắc chắn bạn sẽ không vui với những gì HMD Global đang làm với thương hiệu mang tính biểu tượng này.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, AA)
Nhằm kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại gần như không thể phá hủy Nokia 6310 (tháng 3/2001), HMD đã giới thiệu phiên bản mới của sản phẩm này với các tính năng hiện đại hơn.
" alt=""/>5 năm trở lại, HMD vẫn sống bám vào quá khứ của NokiaTheo ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc VNPT Bạc Liêu, kênh truyền hình “Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu” được phát trên nền tảng hệ thống MyTV của VNPT. Theo đó, hệ thống này tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin hiện có của VNPT. Đặc biệt, kênh truyền hình này giúp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ trên cơ sở đó thực hiện việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh được tốt, thuận lợi hơn; giáo viên chủ động trong việc giảng dạy, không còn phụ thuộc vào giờ phát sóng của kênh truyền hình Bạc Liêu (BTV) như nhiều tháng qua.
Theo đó, sau khi ra mắt, kênh sẽ hoạt động thường xuyên, liên tục kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Đồng thời, với khả năng mở rộng sang nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng học khác nhau như phổ cập kiến thức pháp luật, kiến thức các chuyên đề khác…, giúp giáo viên, học sinh trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa rất thuận lợi, thiết thực, bổ ích.
![]() |
VNPT Bạc Liêu trao hỗ trợ ngành giáo dục 10.000 SIM điện thoại. |
Nhân dịp này, VNPT Bạc Liêu đã hỗ trợ ngành giáo dục Bạc Liêu 10.000 SIM (miễn phí SIM và 2 tháng cước sử dụng đầu tiên) trị giá 900 triệu đồng, kết nối trực tuyến trong quá trình học tập cho các em học sinh trong tỉnh.
Cũng theo ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc VNPT Bạc Liêu, trước đó, ngày 23/11 vừa qua, được sự ủy quyền của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện lãnh đạo VNPT Bạc Liêu đã trao tặng 2.000 máy tính bảng và SIM 4G để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Phương Dung
" alt=""/>Bạc Liêu ra mắt kênh truyền hình hỗ trợ dạy và học trực tuyến