Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Một trong những điểm mới của Luật Di sản văn hóa sửa đổi đó là sẽ thành lập thanh tra di sản văn hóa.
Theo đó, cơ quan thanh tra về di sản văn hóa được thành lập ở cơ quan tham mưu, giúp quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở trung ương để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật; Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh (Ảnh: QH).
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi.
Ông Vinh cho biết, một số ý kiến nhất trí quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, sau Kỳ họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, gửi văn bản đề nghị Chính phủ có ý kiến, đề xuất phương án về sự cần thiết thành lập thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo Luật hay quy định tại Nghị định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nếu có thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.
"Chính phủ đã xem xét kỹ lưỡng, thống nhất đề xuất quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự thảo Luật, vì quản lý nhà nước về di sản văn hóa là lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nói.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, di sản văn hóa ở nước ta rất đa dạng về loại hình, tính chất, giá trị, quy mô nên rất cần đội ngũ thanh tra chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực thi hiệu quả việc phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa.
So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có những điểm mới cơ bản, trong đó là hoàn thiện quy định về các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm chính xác, đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Dự Luật cũng quy định cụ thể việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp; bổ sung Quỹ bảo tồn di sản văn hóa…
" alt=""/>"Chốt" thành lập thanh tra văn hóa để chống tham nhũng, tiêu cựcCố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan (Ảnh: Reuters).
"Theo tôi, điều quan trọng là Ukraine tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không bị áp đặt bởi các cường quốc bên ngoài, kể cả Mỹ", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ABC Newsngày 1/12.
Ông nói thêm: "Về lãnh thổ, an ninh hay các yếu tố khác, tôi sẽ không bàn công khai về vấn đề đó. Tôi nghĩ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên là người nói về điều đó bởi vì cuối cùng, chúng ta đang đề cập đến đất nước của ông ấy".
Theo ông Sullivan, Kiev hiểu rằng cuộc xung đột cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
"Trong suốt năm 2024, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Zelensky và đội ngũ của ông ấy về hình thức của các cuộc đàm phán như vậy. Điều quan trọng trong năm nay là chúng tôi cố gắng cung cấp cho Ukraine càng nhiều công cụ càng tốt để họ có thể tham gia đàm phán và cảm thấy có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn", ông cho hay.
Bình luận trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Zelensky bất ngờ để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được đề nghị bình luận về thông tin gần đây cho rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cho phép Nga giữ lại lãnh thổ đã kiểm soát ở Ukraine để đổi lấy việc Ukraine trở thành thành viên NATO.
Ông nói: "Nếu muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào chiếc ô bảo trợ của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng. Sau đó Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát bằng con đường ngoại giao".
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 3 năm, ông Zelensky phát tín hiệu sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, đổi lại, NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát.
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua, chính quyền của ông Zelensky luôn tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới năm 1991 cho Ukraine.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Kiev cũng như việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine là hai trong số các lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường.
Giới chức Kiev gần đây phát đi tín hiệu rằng họ ưu tiên đạt được các đảm bảo an ninh, hơn là vấn đề lãnh thổ, để chắc chắn Nga không thể mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở Ukraine cũng như không thể tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine sau này.
Tổng thống Zelensky hôm qua cho biết, Kiev cần gia nhập NATO và cần được trang bị thêm vũ khí trước khi đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Tuy nhiên, đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy NATO sẽ chấp thuận sớm kết nạp Ukraine.
Theo TASS" alt=""/>Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với Nga