Lâm Vỹ Dạ bật khóc khi nhắc về mẹ mình trong chương trình Là vợ phải thế tập 9.
Lâm Vỹ Dạ bật khóc khi nhắc về mẹ mình trong chương trình Là vợ phải thế tập 9.
Theo mức điểm chuẩn năm 2020 mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố, trong 113 trường THPT công lập, 7 trường có điểm chuẩn từ 40 trở lên, 94 trường từ trên 20 đến 39,75 và 12 trường lấy điểm chuẩn từ 20 trở xuống.
Trường THPT Chu Văn An có mức điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất toàn TP Hà Nội với 43,25. Xếp thứ hai là THPT Kim Liên với 41,5 điểm. THPT Phan Đình Phùng và Thăng Long cùng xếp thứ ba với 40,5 điểm.
Theo cách tính điểm xét tuyển của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh hệ số 1), những thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chu Văn An với điểm chuẩn 43,25 phải đạt trung bình 8,65 điểm mỗi môn. Muốn vào THPT Kim Liên, Phan Đình Phùng hoặc Thăng Long, thí sinh phải đạt điểm trung bình mỗi môn là 8,3 và 8,1.
Như vậy, nếu không có điểm ưu tiên thì kể cả đạt mức điểm giỏi là 8 điểm/môn, các thí sinh vẫn trượt các trường THPT lấy điểm chuẩn trên 40 như Chu Văn An, Kim Liên, Phan Đình Phùng, Thăng Long và Yên Hòa.
Để vào được các trường top 10, thí sinh phải đạt 7,85 điểm mỗi môn trở lên.
Trong khi đó, ngược lại, Trường THPT Đại Cường có mức điểm chuẩn chỉ là 12,5; trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần đạt 2,5 là trúng tuyển.
Các trường Lưu Hoàng, Minh Quang, Bất Bạt có mức điểm chuẩn 13, thí sinh cũng chỉ cần đạt 2,6 mỗi môn là trúng tuyển.
Các thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng |
Nếu xét theo mức trung bình 5 điểm mỗi môn, có 80/113 trường lấy điểm chuẩn từ 25 trở lên; 33 trường còn lại điểm chuẩn dưới 25.
Các trường có điểm chuẩn trung bình dưới 25 tập trung ở các huyện ngoại thành, trong đó khu vực 12 (Ứng Hòa và Mỹ Đức) có 7/9 trường, khu vực 11 (Thường Tín và Phú Xuyên) có 6/9 trường, khu vực 8 (Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì) có 7/12 trường.
Một số trường trong nhóm lấy điểm thấp hơn 25 còn có số nguyện vọng còn thấp hơn chỉ tiêu như Đại Cường (233 hồ sơ/280 chỉ tiêu), Lưu Hoàng (291 hồ sơ/320 chỉ tiêu), Thượng Cát (523 hồ sơ/540 chỉ tiêu)...
Như vậy, các thí sinh chỉ cần làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0 thì cứ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là trúng tuyển.
Mức chênh lệch giữa nội thành và ngoại thành cũng thấy rõ khi so sánh các trường có điểm chuẩn cao nhất ở các quận.
Trường có điểm chuẩn cao nhất của quận Tây Hồ (THPT Chu Văn An với 43,25 điểm) chênh tới 16,75 điểm so với mức điểm chuẩn trường cao nhất của huyện Ứng Hòa (THPT Ứng Hòa A với 26,5).
Thiên Thanh
Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, Trường THCS Cầu Giấy có 2 học sinh trúng tuyển vào cả 6 lớp chuyên (gồm Toán, Vật lý, Tiếng Anh) là Đặng Quang Thắng (học sinh lớp 9A2) và Nguyễn Đức Hiệp (lớp 9A6).
" alt=""/>Chỉ 2,5 điểm mỗi môn đã đỗ vào lớp 10 công lập Hà Nội![]() |
Minh Trang có quan niệm sống rằng: hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình. |
Sinh năm 1990, Minh Trang đã từng đạt giải 3 cuộc thi tài năng sinh viên của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Cô là một trong 10 sinh viên xuất sắc tham gia khóa học 2 tháng về quy trình sản xuất phim tại Hàn Quốc, có điểm số cao nhất lớp trong suốt 4 năm học và vào top 12 cuộc thi hoa khôi của trường vào năm 2010.
Không chỉ làm một nữ đạo diễn, cô bạn Hoàng Minh Trang còn kiêm thêm những công việc như MC, đóng quảng cáo, người mẫu ảnh… Với Trang, điều khiến cô đến với nghề đạo diễn là ước mơ muốn làm bộ phim về cuộc đời mình nhưng sau 4 năm học thì dường như điều đó đã thay đổi.
Kiên quyết theo đuổi niềm đam mê
- Điều gì đã khiến Minh Trang lựa chọn nghề đạo diễn?
Câu hỏi này khiến em nhớ lại câu hỏi lần đầu tiên khi em thi vấn đáp vào ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội: “Tại sao em lại chọn ngành đạo diễn”. Và em đã tự tin nói rằng: “Thưa thầy, vì em muốn làm một bộ phim về cuộc đời mình”.
Đó là câu trả lời của em 4 năm trước, và bây giờ khi được hỏi lại lần nữa, thì em vẫn không thay đổi, chỉ có điều nó không còn đơn giản như vậy. Em muốn làm những bộ phim về nhiều hoàn cảnh, số phận khác nhau trong cuộc sống. Dù cuộc sống của họ có như thế nào, em vẫn muốn chỉ ra những điều tốt đẹp trong đó. Nên hầu hết các bộ phim mà em đạo diễn đều là cái kết có hậu.
Ngoài ra, em yêu thích nó bởi đây là một nghề hấp dẫn cho sự sáng tạo. Đây cũng là nghề cho em nhiều cơ hội đi xa, được trải nghiệm, cảm nhân cuộc sống và hòa mình vào nó.
- Việc làm một nữ đạo diễn có khó so với em tưởng tượng? Điều gì theo em là quan trọng đối với nữ đạo diễn?
Quả thật làm nữ đạo diễn luôn gặp nhiều khó khăn hơn các nam đạo diễn về nhiều lĩnh vực nhưng không phải chính vì thế mà phái nữ lại tỏ ra thua kém.
Đối với nữ đạo diễn thì có 3 điều quan trọng nhất là sự nhạy cảm - có những sự việc thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống, hoặc những việc ngày vẫn diễn ra nhưng đòi hỏi người đạo diễn phải nhạy bén và nắm bắt nó. Yếu tố bản lĩnh cũng rất quan trọng. Bản lĩnh là khi phải chịu nhiều áp lực, nhưng bản thân vẫn phải vượt qua để hoàn thành và chứng minh được thành quả của mình.
![]() |
Phim ảnh là môn nghệ thuật thứ 7, mà đã là nghệ thuật thì mỗi người đều có cảm nhận riêng, nhận xét riêng của mình. Có người khen hay, có người chê dở. Đã từng có người cho rằng em chỉ là một đạo diễn chăm chỉ, không có năng khiếu hay cá tính đặc biệt. Nhưng bằng bản lĩnh của mình, em đã và đang chứng minh cho họ thấy rằng: “Thành công không bao giờ bỏ rơi những con người chăm chỉ. Rồi đến một ngày, năng khiếu cũng sẽ bị sự lười nhác bỏ quên. Còn đam mê và sự chăm chỉ sẽ tạo nên những tài năng thật sự”. Và yếu tố cuối cùng đó chính là sức khỏe.
- Vậy trở ngại lớn nhất với bản thân em là gì?
Trở ngại lớn nhất của bản thân em là vấn đề về thời gian. Sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật, bố mẹ đã ngăn cản quyết liệt. Em phải thi và học tại một trường khác. Tới năm thứ 2 em đã giấu bố mẹ để thi vào SKĐA. Lúc đó, thấy em có niềm đam mê với ngành học này nên bố mẹ cũng ủng hộ.
Một điểm nữa là đôi khi để có thêm ý tưởng, em cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Nhưng em phải làm việc nhà, và bố mẹ lo em gặp nguy hiểm nên thường không được phép về muộn, đi xa dài ngày. Đôi khi đối với em đó là một áp lực rất lớn. Em đã phải có nhiều cuộc nói chuyện với gia đình để mọi người thông cảm và hiểu hơn về nghề nghiệp của em.
- Nghề đạo diễn hoàn toàn vất vả, khắc nghiệt, có bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc?
Nghề đạo diễn thực sự rất vất vả và khắc nghiệt, đặc biệt với các bạn nữ. Nhưng nó khiến em trưởng thành, mạnh mẽ, hiểu cuộc sống hơn. Trước đây khi chỉ là một cô bé 18 tuổi ngây thơ, yếu ớt, nhẹ nhàng váy áo thì ngày hôm nay em đã là một cô gái 23 tuổi tự tin, chín chắn, độc lập. Và em chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ nghề đạo diễn. Bởi nó không chỉ là niềm đam mê mà còn là động lực giúp em thực hiện được ước mơ làm một bộ phim về cuộc đời của mình.
Người trẻ và hành trình làm phim
![]() |
- Em có thường xuyên đi xa để làm phim?
Em không thường xuyên đi quá xa, mới đi các tỉnh phía Bắc. Nhưng kỷ niệm em nhớ nhất đó là chuyến đi học ngắn hạn tại Hàn Quốc năm 2011. Khi đó là lần đầu tiên làm phim về đề tài thể thao, em lại không phải người làm đạo diễn mà “được” chọn là diễn viên đóng chung với một bạn Hàn Quốc. Có những cảnh quay rất khó để thực hiện và diễn xuất, nhưng em đặc biệt thích thú với cách chăm sóc diễn viên chuyên nghiệp và tận tình của đoàn ekip làm phim. Đó là một trải nghiệm mới lạ thú vị cho một đạo diễn trẻ như em.
- Tác phẩm nào khiến em mất nhiều công sức nhất?
Từ trước đến nay em đã làm được khoảng 15 tác phẩm, tất cả đều là phim bài tập tại trường hoặc phim tham gia các hoạt động xã hội. Thể loại khá phong phú như talk show, clip ca nhạc, phóng sự tài liệu nhưng chủ yếu vẫn là thể loại phim truyện ngắn.
Bộ phim mà em đã bỏ ra nhiều công sức nhất là phim ngắn Linh hồn - bài tập môn nghiệp vụ đạo diễn năm thứ 3. Đó là lần đầu tiên em muốn thử sức mình với thể loại phim hơi ma mị. Bởi vậy, tất cả thời gian trong phim đều quay buổi đêm với các bối cảnh chính là đường làng quê vắng vẻ và nghĩa trang.
Ban đầu đi tìm bối cảnh là một công đoạn khó khăn, em đã mất gần một tháng để có thể tìm được bối cảnh ưng ý, và khi tìm được phải lo bố trí đèn, các thiết bị làm phim khác như boom, ray, máy nổ.
Ngày quay đã được cố định và thiết bị đắt tiền đã được thuê đầy đủ, nhưng cứ mang đồ ra là trời lại mưa, cả đoàn lại bê đồ vào. Người ướt hết nhưng chỉ lo các thiết bị đó bị nước vào thì hỏng không thể đền được. Cứ ròng rã như vậy suốt 3 ngày, cả đoàn chưa quay được 1/5 số phân cảnh. Vậy là 3 ngày đó với công sức và hơn 20 triệu bỏ xuống sông xuống biển. 2 tuần sau, thấy trời hết mưa, cả đoàn quyết tâm làm lại. Thời tiết có đỡ hơn nhưng vẫn mưa, phải cố gắng khẩn trương.
Khi quay ở nghĩa trang, em rất sợ hãi. Trước đó, thậm chí em còn chưa đến nghĩa trang bao giờ, đặc biệt là vào buổi đêm.
Một kỷ niệm khác khi quay tại nghĩa trang là chúng em phải thuê đắp một cái mộ giả, nhưng do trời mưa dài ngày, mộ giả bị ngập úng nước, diễn viên không thể vào đó để diễn xuất được. Bắt buộc bọn em phải chuyển bối cảnh sang mộ thật gần đó. Sợ hãi vô cùng, thắp hương khấn vái xin nhiều lần nhưng khi diễn viên diễn bản thân quay phim cũng sợ, đạo diễn là em thì vừa mệt mỏi, buồn ngủ, vừa sợ hãi nhưng để hoàn thành được bộ phim một cách tốt nhất, em vẫn phải vượt qua tất cả.
Phân đoạn ở đó hoàn thành, ngày hôm sau khi quay lại dọn dẹp đồ đạc, nhìn lại ngôi mộ đó thì ngay tại chỗ rạng sáng sớm đó diễn viên ngồi xuất hiện một con rắn nằm hiên ngang. Cả đoàn sợ hãi, bỏ chạy không dám quay lại đó nữa. Vất vả như vậy nhưng bộ phim lại không được như mong muốn, sau đó em còn thường xuyên bị ngất và phải truyền nước, sụt mất 5kg.
- Khi mà bao nhiêu công sức làm phim đều trở nên vô ích, em có thấy chán nản và có ý định sẽ từ bỏ nó không?
Em và đoàn làm phim đã bỏ ra 3 ngày với bao công sức, tiền bạc mà chỉ được 1/5 phân cảnh, thực sự là rất nản chí. Em đã mất thêm gần 10 ngày để suy nghĩ, bình tĩnh đắn đo xem mình có nên tiếp tục làm kịch bản này nữa không, hay phải sửa nó như thế nào.
Thậm chí em còn bị stress rất nhiều ngày vì không phải chỉ công sức mình bỏ ra mà còn 15 người khác cũng đã quá mệt mỏi. Nhưng cuối cùng em lại gọi điện cho từng người, rất may là mọi người đều có cảm hứng với kịch bản này nên cũng tiếp thêm cho em rất nhiều nghị lực để hoàn thành. Vậy nên, một bộ phim là công sức của rất nhiều người, mỗi người đều có vai trò riêng nhưng lại cùng nỗ lực, tiếp sức cho nhau tạo nên thành quả chung. Đó là một ý nghĩa tuyệt vời của tình bạn, tình đồng nghiệp.
- Để hoàn thành một bộ phim chắc hẳn rất tốn kém. Vậy em có làm thêm công việc gì để đáp ứng được chi phí sản xuất?
Làm một bộ phim tất nhiên vô cùng tốn kém, nhưng cũng có không ít những bộ phim kinh phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao. Vì điều cuối cùng ở phim đó là thông điệp được tới khán giả. Tính sơ sơ thì mỗi phim ngắn 10 phút phải làm mất 2 ngày, tốn khoảng 20 triệu đồng.
Mỗi một năm học, phải làm ít nhất 2 phim. Tuy vậy nếu có thể cùng kết hợp với quay phim, diễn viên trong trường và các mối quan hệ khác trong nghề thì có thể bớt chi phí.
Với chi phí tốn kém như vậy, ban đầu thì em hoàn toàn được gia đình chu cấp. Nhưng từ năm thứ 2, em đã tham gia làm thêm các công việc khác như MC, thư ký phim, đóng phim quảng cáo, chụp mẫu ảnh. Ngoài ra em cũng kết hợp làm phim với các bạn lớp quay phim, dựng và tận dụng các mối quan hệ đang có để cùng nhau góp kinh phí tạo ra bộ phim là thành quả chung cho cả nhóm.
- Dự định trong tương lai của em là gì?
Em đang chuẩn bị cho phim tốt nghiệp của mình với sự hướng diễn của giảng viên - đạo diễn - NSND Khải Hưng. Em rất hi vọng bộ phim sẽ thành công và sẽ tốt nghiệp loại giỏi. Ngoài ra em cũng đang học tiếng Pháp để chuẩn bị cho khóa học cao học tại Pháp.
(TheoTùng Trần/Infonet)
" alt=""/>Nữ đạo diễn 9X xinh đẹp kể chuyện làm phim ma