Thực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh có nhiều chất béo xấu (Ảnh: Getty).
Thực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), đây là những tác nhân gây hại trực tiếp đến gan.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Hepatologyđã chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có liên quan mật thiết đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các chất béo này làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan, làm suy giảm chức năng gan và gây viêm gan. Khi tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến xơ gan hoặc thậm chí ung thư gan.
Ngoài ra, đồ ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối và đường, làm tăng huyết áp và gây hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời gia tăng áp lực cho gan khi phải xử lý các chất độc tích tụ từ chế độ ăn uống không lành mạnh.
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện
Fructose được chuyển hóa trực tiếp thành chất béo trong gan, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Ảnh: Getty).
Đường tinh luyện, đặc biệt là fructose, là một thành phần chính trong nhiều loại đồ uống có ga, nước ép trái cây công nghiệp và các loại bánh kẹo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ một lượng lớn fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác liên quan đến gan.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology, fructose không được gan xử lý một cách bình thường như glucose. Thay vào đó, fructose được chuyển hóa trực tiếp thành chất béo trong gan, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Việc tiêu thụ nhiều fructose trong thời gian dài còn gây ra viêm gan mãn tính, thúc đẩy quá trình xơ gan.
Ngoài việc ảnh hưởng đến gan, đường tinh luyện cũng làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2, hai yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến các bệnh lý về gan.
Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm mốc tàn phá gan nghiêm trọng (Ảnh: Getty).
Thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các loại hạt như: đậu phộng, ngô, và gạo, có thể chứa aflatoxin, một loại độc tố sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Aflatoxin là một chất gây ung thư gan mạnh mẽ và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến gan khi bị tích tụ trong cơ thể.
Một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành vào năm 2016 đã chỉ ra rằng, aflatoxin là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan, đặc biệt là ở các khu vực có mức tiêu thụ cao thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Khi ăn phải thực phẩm có chứa aflatoxin, độc tố này sẽ gây hại trực tiếp cho các tế bào gan, gây viêm và dẫn đến các tổn thương không thể hồi phục. Về lâu dài, việc tiêu thụ thực phẩm bị mốc có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng aflatoxin không chỉ gây hại đến gan mà còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác của cơ thể. Điều này càng làm tăng nguy cơ bệnh lý liên quan đến gan.
Để hạn chế rủi ro từ aflatoxin, người tiêu dùng cần chú ý đến việc bảo quản thực phẩm đúng cách, đặc biệt là các loại hạt và ngũ cốc. Đồng thời, nên tránh ăn các loại thực phẩm có dấu hiệu bị mốc dù chỉ là ở một phần nhỏ, vì aflatoxin có thể lây lan nhanh chóng qua thực phẩm.
" alt=""/>3 món càng ăn càng nhanh hỏng ganTổng tiêu thụ đồ uống có đường tại nước ta tăng nhanh qua các năm (Ảnh: H.K).
Nghiên cứu ở Anh cũng đã cho thấy áp thuế đồ uống có đường có thể giúp phòng tránh hơn 19.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 mỗi năm và giảm gần 270.000 trường hợp răng sâu làm mất hoặc phải trám răng hàng năm.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của trường Đại học Y tế Công cộng năm 2022 cũng đã chỉ ra nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2% và 1,5%.
Thứ 2, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu do Tổ chức HealthBridge Canada, Văn phòng Việt Nam và WHO Việt Nam tiến hành đã ước tính với thuế suất 40% giá bán ra của nhà sản xuất thì sẽ có thể dẫn đến số thu ngân sách là khoảng 17,4 tỷ đồng.
Nguồn thu có được này có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe.
Nó có thể giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Thứ 3, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất về năng suất lao động trong tương lai.
Ví dụ, ở Úc, mức thuế 20% đối với đồ uống có đường giúp tiết kiệm chi phí cho chăm sóc sức khỏe lên tới 1.733 triệu đô la Úc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra nếu áp thuế với mức thuế suất để tăng giá bán lẻ lên 20% sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm được 2,1% tỷ lệ thừa cân, 1,5% tỷ lệ béo phì, phòng tránh được 81.462 ca đái tháo đường type 2 và tiết kiệm được 24,55 triệu đô la Mỹ (hơn 600 tỷ đồng) chi phí y tế.
Đã đến lúc Việt Nam cần kiểm soát mạnh mẽ việc tiêu thụ đồ uống có đường
Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh (420%) từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên thành 66,5 lít/người năm 2023 (tăng ở mức 350%).
Trong dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, lần đầu tiên nước giải khát có hàm lượng đường trên 5gr/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Là người theo dõi sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường của người Việt trong 10 năm qua, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng, chúng ta cần kiểm soát mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến đồ uống có đường.
"Ngoài vấn đề truyền thông, chúng ta cần phải áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Và như vậy đây là một trong thời điểm mà chúng tôi cho thời gian rất là phù hợp", PGS Mai nhấn mạnh.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (ẢNH: N.P).
Chung quan điểm, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cho rằng, việc áp thuế bây giờ rất phù hợp với xu hướng quốc tế. Các nước đã nhận thức vấn đề này sớm hơn Việt Nam và họ đã bắt đầu áp thuế để quản lý sự sử dụng gia tăng của sản phẩm này. Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo các chuyên gia, thuế là giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu dùng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là giải pháp dự phòng hữu hiệu đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.
Việc áp thuế trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng cần đặc biệt ưu tiên mục tiêu bảo vệ sức khỏe, phát triển bền vững của đất nước, không vì lợi nhuận đánh đổi sức khỏe nhân dân.
Tại Việt Nam, việc áp thuế đối với nước giải khát có đường đã được đề xuất trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Do đó, thuế suất cần đủ lớn để tác động thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng giảm tiêu thụ mặt hàng này.
Trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất áp mức thuế 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán, mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ. Mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng.
Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai.
Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).
" alt=""/>Áp thuế với đồ uống có đường giúp tiết kiệm hơn 600 tỷ đồng chi phí y tếThứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (Ảnh: BTC).
Thứ trưởng Thuấn cho biết thêm, việc chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương cho các địa phương đã được Bộ Y tế triển khai thực hiện từ lâu và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Điều này nhằm hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước là phát triển y tế cơ sở, tạo điều kiện tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao, chất lượng cao cho bà con nhân dân vùng sâu, vùng xa, đồng thời hạn chế quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương.
Trong đợt này, các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Nội tiết Trung ương, Đại học Y Hà Nội chuyển giao những kỹ thuật y tế chuyên sâu, tổ chức các khóa đào tạo cho đội ngũ y tế của tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu là địa phương có thể tự chủ trong chẩn đoán và điều trị các ca bệnh phức tạp.
Qua đó, người dân Bắc Kạn có thể tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên sâu ngay tại tỉnh nhà.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần xác định rõ nhu cầu cần chuyển giao kỹ thuật, đề xuất cụ thể với Cục Quản lý Khám chữa bệnh để cùng xây dựng, thống nhất chương trình đào tạo.
Điều này để đảm bảo việc chuyển giao thiết thực, hiệu quả, các kỹ thuật mới được triển khai thành công, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Hơn 1.000 người dân được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí (Ảnh: BTC).
Tại Trạm Y tế xã Cao Thượng và Trạm Y tế xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, đoàn đã khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 1.000 người dân và 300 trẻ, cùng nhiều hoạt động khác nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau cơn bão số 3. Tổng giá trị là khoảng 1,8 tỷ đồng.
Người dân được khám và xét nghiệm tầm soát miễn phí với các hạng mục khám nội tổng quát, khám chuyên khoa tiêu hóa và da liễu, siêu âm, điện tim, xét nghiệm máu cơ bản, cấp phát thuốc miễn phí.
Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động "Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phát động từ tháng 5 với mong muốn tiếp cận hỗ trợ cho hơn 1 triệu người dân trên cả nước.
" alt=""/>Chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu cho tuyến dưới để điều trị ca nặng