Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, đơn vị tư vấn là Viễn thông Quảng Ninh đã xây dựng đề án Xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Mô hình đáp ứng giải pháp tự động hóa quy trình XNK, nhằm giảm tải cho doanh nghiệp thông quan, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.
Thông qua việc thực hiện mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số, sẽ tăng tính minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp lãnh đạo.
Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK hàng hóa qua cửa khẩu, cửa khẩu số sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời thích ứng với chuyển đổi cửa khẩu số phía Trung Quốc.
Cửa khẩu số - xu hướng tất yếu trong chuyển đổi số
Hiện nay, hạ tầng XNK của TP. Móng Cái cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số. Việc xây dựng cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số là yêu cầu tất yếu trong tiến trình phát triển của Móng Cái. TP. Móng Cái đang tiếp tục phối hợp với Sở TT&TT Quảng Ninh, đơn vị tư vấn xây dựng chuẩn hóa đề án xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Chuẩn hóa các phần mềm trong quá trình ứng dụng triển khai, để thực hiện thành công mô hình trên cơ sở nền tảng cửa khẩu số, nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, hiện đại.
Việc xây dựng mô hình không thay đổi quy trình của các ngành, mà kết nối các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu chia sẻ cơ sở dữ liệu.
Mô hình cửa khẩu số là giải pháp tự động hóa quy trình XNK nhằm giảm tải cho doanh nghiệp thông quan, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.
Với quan điểm quyết tâm, quyết liệt, đi đến cùng và thực chất, TP. Móng Cái cũng tập trung đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng trang thiết bị và hạ tầng truyền dẫn, đường truyền riêng, đảm bảo an toàn khu vực cửa khẩu và chuẩn bị về nhân lực để sử dụng và vận hành.
TP. Móng Cái đã chỉ đạo các ngành chức năng và đơn vị tư vấn xây dựng đề án tập trung khảo sát, chuẩn bị và đưa ra phương án xử lý các tình huống phát sinh, cũng như xây dựng kịch bản quy trình áp dụng đối với tất cả các ngành khối cửa khẩu trên nền tảng cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số.
Với quyết tâm chính trị cao, TP. Móng Cái sẽ triển khai thực hiện, đưa vào vận hành mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số trong năm 2022.
Đây là một trong những minh chứng, quyết tâm của thành phố, nhằm thể hiện sự nỗ lực đổi mới mạnh mẽ và đẩy mạnh cải cách TTHC trong hoạt động XNK tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền kiến tạo, hành động vì nhân dân và doanh nghiệp nói chung.
Phạm Công
" alt=""/>Cửa khẩu số vì doanh nghiệp ở Móng Cái, Quảng NinhCa ghép được tiến hành trong 8 tiếng,sau mổ 1 tuần sức khỏe người hiến, người ghép ổn định.
Chiều 24/11, tại cuộc gặp mặt báo chí Hội thảo khoa học thành tựu 200 ca ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, các bác sĩ đánh giá việc lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép gan bất đồng nhóm máu cho trẻ lớn này là "thành tựu ấn tượng".
Tại Việt Nam, ghép tạng từ nguồn cho bất đồng nhóm máu ABO đã được thực hiện trên bệnh nhân ghép thận và trên nhóm ghép gan ở trẻ nhỏ, tuy nhiên chưa được thực hiện trong ghép gan ở người trưởng thành. Việc triển khai ghép gan bất đồng nhóm máu giúp tăng cơ hội sống cho người cần được ghép gan, trong bối cảnh nhu cầu được ghép gan ngày càng tăng nhưng nguồn gan hiến hạn chế.
Mỗi năm, khoảng 50 ca ghép gan được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, thậm chí có những ngày có thể thực hiện 2 ca. Bệnh viện đặt mục tiêu tới đây nâng con số này lên 100-150 ca/mỗi năm.
Được biết, chi phí một ca ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hiện khoảng 1,3 tỷ đồng, so với mức khoảng 8 tỷ đồng tại Singapore, chi phí này được đánh giá là rẻ.
Hiện nay, cả nước có 9 trung tâm ghép gan, thực hiện ghép cho hơn 500 bệnh nhân. Riêng Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã thực hiện thành công 200 ca, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc. Bệnh viện cũng làm chủ được kỹ thuật ghép gan từ người cho sống, đây là kỹ thuật ghép gan khó và phức tạp hơn rất nhiều so với ghép gan từ người hiến chết não.
5 năm qua, Bệnh viện đã ghép được 8/11 loại mô tạng với trên 700 ca ghép (thận, gan, phổi, giác mạc, tế bào gốc, tủy, chi thể…). Các ca ghép được thực hiện với tỉ lệ thành công và thời gian sống sau ghép tương đương các nước tiên tiến.
Điển hình như giờ cao điểm tại một số địa điểm, người dùng rất khó để bắt xe từ các ứng dụng khác, bởi với giá xăng tăng cao ở thời điểm hiện tại, đa số các tài xế sẽ tắt ứng dụng, vì họ xác định chạy trong thời điểm này không được bao nhiêu, thêm vào đó còn bị kẹt xe, tắc đường...
Lúc này người dùng chỉ còn bắt Grab là dễ nhất, do họ có số lượng xe nhiều nhất và tất nhiên giá tăng một cách vô tội vạ theo ứng dụng, vì lúc này gần như là “độc quyền”. Grab muốn tăng cước bao nhiêu thì tăng, gần như không theo một quy tắc nào. Và người dùng để di chuyển bắt buộc phải chọn các chuyến xe từ Grab có giá cước cao này.
Phụ phí nào Grab cũng được hưởng
Với một số loại phí, chẳng hạn như giờ cao điểm, theo các tài xế Grab cho biết, khoản giá tăng gấp 2-3 lần từ các cuốc xe thuộc khung giờ này họ không được hưởng, tất cả đều chảy vào túi của hãng. Bên cạnh đó, mức phí nền tảng 2000 đồng/cuốc xe, cũng thuộc về Grab chứ tài xế không được hưởng đồng nào.
Điều đáng nói, ngay cả “phụ phí nắng nóng” hay “phí cuốc xe ban đêm” Grab đưa ra với lí do hỗ trợ tài xế, hãng cũng cộng thẳng vào cước mỗi cuốc xe. Các tài xế cho biết, khi cộng thẳng vào cước xe, họ không được hưởng toàn bộ mức phụ phí này, mà vẫn phải ăn chia với Grab ở tỉ lệ 7-3 với mức chiết khấu hiện nay.
Chỉ duy nhất mức phí “xe chờ quá 5 phút” là đối tác tài xế được nhận 100% số tiền, tuy nhiên mức phí này thường không xảy ra thường xuyên.
Rõ ràng bằng cách này hay cách khác, Grab vẫn tìm cách “bóc lột” người dùng qua các loại phí và “bóc lột” sức lao động của tài xế, khi họ được hưởng rất ít từ các loại phụ phí nhưng lại phải chạy xe vất vả trên đường. Tiền phần lớn chảy vào túi của Grab như một mặc định.
Tài xế nghỉ chạy, người dùng tẩy chay
Di chuyển trên các thành phố lớn hiện nay, đặc biệt là tại TP.HCM, có thể thấy lượng xe Grab, đặc biệt là GrabBike đã giảm hẳn rất nhiều so với trước đây.
Theo các tài xế cho biết, với tình hình giá xăng như hiện nay (trên 30.000 đồng), Grab vẫn lấy chiết khấu 30%, một tài xế GrabBike chạy 100.000 đồng/cuốc xe chỉ còn thu lại được gần 40.000 đồng, ngày thu về 300.000 – 350.000 đồng. Với thu nhập như hiện tại, chưa kể chi phí bảo trì xe, chạy ngoài đường vất vả, nhiều người đã quyết định dừng chạy để chọn qua một nghề khác.
“Tính ra chạy Grab bây giờ còn thua cả phụ hồ, khi thu nhập của họ từ 350.000 – 450.000 đồng/ngày”, một tài xế Grab tại TP.HCM cho biết.
Đa số các tài xế Grab cho rằng, việc Grab vẫn giữ chiết khấu 30% trong điều kiện giá xăng như hiện nay là quá cao và “bóc lột” tài xế, bên cạnh đó, giờ cao điểm Grab tăng cước gấp 2-3 lần, nhưng tài xế không được hưởng đồng nào, khiến cho họ trở thành công cụ để ứng dụng gọi xe này kiếm tiền. Chính vì thế, việc các tài xế tắt ứng dụng đi làm việc khác đang trở nên phổ biến trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoài ra, với việc tăng cước vô tội vạ, người dùng cũng bắt đầu chọn phương tiện di chuyển khác thay vì chỉ phụ thuộc vào xe công nghệ. Theo chị Hoàng Anh, hiện đang sống tại TP.HCM cho biết, gần 2 tháng nay chị đã trở về lại với taxi truyền thống. Bởi cùng một quãng đường từ quận 1 về quận 9 nhà chị, đi Grab trong giờ cao điểm giá lên tới 250.000 – 350.000 đồng, nhưng đi taxi truyền thống chỉ 120.000 – 150.000 đồng. Bên cạnh đó, taxi giờ cũng có ứng dụng để người dùng gọi xe nên thuận tiện hơn trước đây rất nhiều.
Lê Mỹ
" alt=""/>Khi Grab “độc quyền” móc túi khách hàng và “bóc lột” tài xế