Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày tôn vinh những người thầy, người cô đã truyền tải những kiến thức, dạy bảo cho những người học trò nên người. Nhân dịp đặc biệt này, nam ca sĩ Dương Triệu Vũ cũng dành những lời biết ơn gửi đến Đàm Vĩnh Hưng.Dương Triệu Vũ xem Đàm Vĩnh Hưng như một người thầy đặc biệt đã dìu dắt, nâng đỡ trong suốt chặng đường sự nghiệp 15 năm qua. Không chỉ là một người thầy, Đàm Vĩnh Hưng còn là một người anh, một người bạn tri kỉ trong cuộc đời của Dương Triệu Vũ.
Anh viết: "Hôm nay là một ngày đặc biệt, nên Vũ nghĩ rằng nên gửi một lời cảm ơn đặc biệt cho một người rất đặc biệt trong cuộc đời của Vũ. Anh vừa là một người anh, một người bạn tri kỷ, một người thầy.
Vũ nghĩ rằng trong suốt cuộc hành trình sự nghiệp 15 năm nay của mình, Vũ đã nợ anh một lời cảm ơn.
Cảm ơn anh Đàm Vĩnh Hưng! “Người Thầy” trong âm nhạc của Vũ".
 |
Dương Triệu Vũ gửi lời cảm ơn tới Đàm Vĩnh Hưng ngày 20/11. |
Dương Triệu Vũ nhớ lại cách đây 15 năm khi lần đầu tiên về Việt Nam, hình ảnh Mr. Đàm đứng trên sân khấu, toả sáng dưới ánh đèn tròn rực rỡ là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong trí nhớ của nam ca sĩ về người anh của mình. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng lớn khiến Dương Triệu Vũ luôn thôi thúc bản thân mình để một ngày có thể đứng ở vị trí đó.
"Vũ vẫn còn nhớ cách đây 15 năm khi lần đầu tiên về Việt Nam. Hình ảnh anh Hưng đứng trên sân khấu toả sáng dưới ánh đèn tròn châu sa rực rỡ rất uy quyền, đó là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong trí nhớ của Vũ về anh Hưng. Nó là nguồn cảm hứng vô cùng lớn khiến Vũ luôn thôi thúc bản thân mình để một ngày có thể đứng ở vị trí đó. Và trong suốt những năm tháng non nớt chập chững vào nghề ấy, Vũ luôn có anh Hưng bảo vệ.
Cảm giác anh Hưng giống như “gà mẹ” sẵn sàng giang đôi cánh bảo vệ đám gà con mỗi khi có diều hâu xuất hiện mà chẳng cần biết mình sẽ sống hay chết. Thậm chí cho tới bây giờ mỗi người có một vị trí riêng, nhưng mỗi lần đứng trên sân khấu cùng anh Hưng Vũ vẫn luôn có cảm giác nhỏ bé, an toàn bởi chỉ cần có anh Hưng, điều duy nhất mình cần phải làm là chỉ cần hát vì cho dù trời long đất lỡ thì vẫn có anh ở đó sẵn sàng che chắn. Và có thể trên con đường nghệ thuật còn quá nhiều những chông gai, Vũ vẫn tin sẽ luôn có anh Hưng đồng hành" - Dương Diệu Vũ chia sẻ.
 |
Dương Triệu Vũ và Đàm Vĩnh Hưng giữ mối quan hệ thân thiết suốt nhiều năm. |
Đáp lại tình cảm của Dương Triệu Vũ, Mr. Đàm cũng dành tặng những lời có cánh cho người em thân thiết. Với Đàm Vĩnh Hưng, Dương Triệu Vũ là người hiếm có khi vừa thông minh, hát hay, khôn ngoan, lĩnh hội nhanh, có học thức, đẹp trai, văn minh và nhảy giỏi. Mr. Đàm luôn mong muốn Dương Triệu Vũ có vị trí, chỗ đứng nhất định và thành công rực rỡ trên con đường sự nghiệp.
"Đâu có bao giờ dám nói hay dám nhận điều này đâu! Vì biết tính Tin (tên thân mật của Dương Triệu Vũ - pv) tự ái cao lắm! Sau 17 năm mới nhận được chữ thầy từ người 'học trò' đầu tiên trong đời ca sĩ của mình! Bao nhiêu tâm huyết, công lực và mánh khoé nghề nghiệp đều truyền hết cho Tin, thậm chí nếu có ngai vàng thực sự thì Hưng cũng sẵn sàng giao cho Tin.
Vì Tin là 1 người hiếm có: thông minh, hát hay, khôn ngoan, lĩnh hội nhanh, học thức, đẹp, văn minh, nhảy giỏi, quá nhiều hạng mục để trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp đích thực.
Và lúc nào cũng mong Tin có vị trí, có chỗ đứng nhất định, có thành công rực rỡ... Tin đã làm được.
Cám ơn Tin với lời tri ân này! Đợi điều này 17 năm rồi, mãi mãi vẫn như thế dành cho Tin yêu dấu", Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ.
 |
Đàm Vĩnh Hưng dành những lời có cánh cho đàn em. |
Hà Lan

Đàm Vĩnh Hưng 'quẩy' cùng hàng ngàn cổ động viên ở phố đi bộ
- Tối 19/11, Đàm Vĩnh Hưng có mặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ cùng hàng ngàn người để xem và cổ vũ tuyển Việt Nam thi đấu với Thái Lan.
" alt=""/>Dương Triệu Vũ gửi lời cảm ơn đến Đàm Vĩnh Hưng nhân dịp 20/11


|
Bà Hoa học Cử nhân Luật để đòi công bằng cho đứa em trai |
Học luật vì cái chết tức tưởi của đứa em trai
Bà Phan Thị Kim Hoa, SN 1960 (ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, Thạnh Nhựt, Gò Công Tây, Tiền Giang) hàng ngày chạy xe ra chợ Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây) ngồi bán chuối, trứng vịt và một số món lặt vặt khác kiếm sống. Suốt mười mấy năm buôn bán, bà chỉ mong có đủ tiền nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Đùng một cái, người dân ở chợ quê này bất ngờ khi biết tin bà có bằng Cử nhân Luật.
Câu chuyện học để biết luật của bà là cả một quá trình gian nan để đòi lại công bằng cho đứa em trai bị người ta đánh chết nhưng tòa xử không thỏa đáng. Bà Hoa tâm sự: “Trước đây tôi có đi học nhưng chỉ mới lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 sau đó làm giáo viên mầm non, đến năm 1994 kinh tế gia đình khó khăn nên tôi nghỉ ra chợ bán lặt vặt để kiếm tiền nuôi 4 đứa con ăn học”.

|
Bà Hoa vừa bán chuối vừa nghiên cứu luật bảo hiểm |
Năm 2007, đứa em trai của bà Hoa tên Phan Chí Hiếu mắc chứng tâm thần nhẹ đi vào vườn bị người ta vu cho tôi ăn cắp rồi 7 thanh niên đánh đập, trói đưa vào công an xã Long Bình (Gò Công Tây) và sau đó chết tại bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi xử sơ thẩm 3 lần rồi đến 2 lần phúc thẩm tòa đều tuyên không thỏa đáng.
Bà Hoa nhớ lại: “Năm 2010 khi tòa xử phúc thẩm lần 2 vẫn tuyên không thỏa đáng nhưng tôi không biết luật nên rất uất ức. Trong khi kết luận bệnh viện và giám định pháp y em tôi chết không có tụ máu bầm, vết thương ở đầu còn biên bản lời khai là em tôi tự đập đầu vô cửa sắt mà chết. Cơ quan cảnh sát điều tra tạm giam 2 đối tượng 6 tháng 3 ngày thì tòa tuyên đúng ngày tạm giam để thả ra còn 5 đối tượng khác được hưởng án treo. Em tôi bị đánh chết nhưng tòa chỉ tuyên bắt giữ người trái pháp luật. Vì vậy, tôi tiếp tục đi khiếu nại và quyết học luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai đã chết của mình”.

|
Chiếc xe "cà tàng" vừa là phương tiện mưu sinh vừa đi học của bà Hoa |
Theo bà Hoa, uất ức nhất là 7 đối tượng này không những không thi hành án 33 triệu tiền bồi thường, không hề đến thắp 1 nén nhang xin lỗi mà còn thách thức khi bà đi khiếu nại để đòi công bằng cho em trai.
Sau khi kết thúc phiên tòa vụ em trai bị đánh chết, bà Hoa lên ngay Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh hỏi thủ tục học Cử nhân Luật hệ từ xa do trường Đại học Cần Thơ tổ chức đào tạo. Do có bằng tốt nghiệp cấp 3 và đủ điều kiện nên bà đăng ký học.
Suốt 4 năm học là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của bà khi đó đã ngoài 50 tuổi. Mỗi học kỳ bà đều phải học tập trung 3 đợt với mỗi đợt từ 15 đến 20 ngày. Những ngày đó bà phải thức dậy từ khuya để dọn hàng ra chợ nhờ mấy người bạn ở sạp kế bên bán giúp rồi chạy chiếc xe gắn máy "cà tàng" lên trung tâm tỉnh cách đó gần 30 km để học.

|
Bà Hoa là tấm gương để những đứa con phấn đấu noi theo |
Trong quá trình học, bà phải làm đủ thứ mọi việc từ việc bán chuối, trứng vịt đến lượm ve chai, bán bảo hiểm… để có tiền đóng học phí cho mình và 4 đứa con đang học phổ thông.
Tuy nhiên, số tiền kiếm được không đủ nên phải vay nợ khắp nơi với quyết tâm lấy cho được tấm bằng Cử nhân Luật. Bà Hoa tâm sự: “Học kỳ nào cũng vậy tôi và mấy đứa con đều đóng học phí vào giờ chót. Có đợt đi thi không có tiền nên tôi mượn của chị Nguyễn Thị Nê, Chủ tịch Hội khuyến học xã Thạnh Nhựt để có tiền lộ phí”.
Chuyện đi học Cử nhân Luật của bà Hoa nhiều người ủng hộ nhưng chồng bà kiên quyết không đồng ý vì biết rằng học xong cũng không biết để làm gì. Bà Hoa cho biết: “Lúc đó chồng tôi nói cán bộ công chức học để lên lương, lên chức còn tôi quanh năm suốt tháng chỉ bán chuối, trứng vịt thì học lấy bằng về cho “ông Táo” ở nhà bếp xem chứ chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên, biết tính tôi cản cũng không được nên ổng đành chấp nhận”.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Gò Công Tây cho biết: “Tấm gương hiếu học của bà Hoa khiến nhiều người nể phục khi lớn tuổi, bận mưu sinh lại vừa học vừa làm để lấy bằng Cử nhân Luật. Huyện hội đang đề nghị UBND huyện khen thưởng để tuyên dương tấm gương hiếu học của bà và gia đình”.
Quyết đòi công bằng cho đứa em trai và giúp đỡ người nghèo

|
Bà Hoàng kể chuyện giúp bán hàng khi bà Hoa bận đi học |
Mấy ngày nay, khi có thông tin bà Hoa bán chuối lấy được bằng Cử nhân Luật khiến cả chợ Vĩnh Bình xôn xao. Không ngờ bà lão đầu bạc trắng, suốt ngày bán chuối, trứng vịt lại lấy bằng Cử nhân Luật mà ngay cả thế hệ trẻ cũng mơ ước.
Bà Cao Kim Hoàng, 52 tuổi bán đậu hủ ở chợ Vĩnh Bình cho biết: “Tôi bán đậu hủ kế bên sạp của bà Hoa nên thường bán giúp bà những lúc đi có công việc gì đó. Lâu lâu lại có đợt bà Hoa nhờ tôi bán giúp nói là đi học luật nhưng ban đầu mấy chị em ở đây không ai tin. Thời gian sau thấy bà vừa bán hàng vừa đem sách luật ra học rồi giờ bà có bằng Cử nhân Luật mọi người ai cũng bất ngờ và khâm phục ý chí của bà”.

|
Bà Hoa hôm nhận bằng Cử nhân Luật |
Hôm phóng viên ghé chợ Vĩnh Bình, bà Hoa vừa ngồi bán hàng vừa lấy sách Luật bảo hiểm ra nghiên cứu. Hỏi ra mới biết, khách hàng mua bảo hiểm xe gắn máy nhưng khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm không chịu bồi thường, bà nghiên cứu để tìm cách giành quyền lợi cho họ. Bà Hoa tâm sự: “Người nghèo không hiểu biết pháp luật khổ đủ đường đến viết cái đơn cũng phải thuê, mướn nói gì đến đòi quyền lợi cho mình. Tôi mơ ước sẽ học Luật sư để giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho người nghèo”.

|
Tấm bằng Cử nhân Luật của bà Hoa sau 4 năm miệt mài học tập |
Vừa rồi, bà Hoa gom góp tiền bạc bắt xe khách ra tận Hà Hội để đến trụ sở tiếp công dân Trung ương gặp Thường trực tiếp công dân của Quốc hội khiếu nại về vụ án của đứa em trai mình bị đánh chết. Sau khi nhận đơn, Thường trực tiếp công dân của Quốc hội đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao. Bà Hoa hy vọng sắp tới vụ án sẽ đưa ra xét xử giám đốc thẩm để lấy lại công bằng và đứa em trai chết được yên lòng.

|
Bà Hoa muốn trở thành Luật sư để giúp đỡ người nghèo |
Hằng ngày bà vẫn miệt mày bán dăm ba nải chuối, mớ trứng vịt để kiếm vài chục ngàn đồng lo cho con và chính bản thân mình ăn học. Mái đầu bạc trắng mà bà vẫn miệt mài nghiên cứu luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai của mình và muốn giúp đỡ người nghèo khiến nhiều người khâm phục.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Chuyện chưa kể về người bán chuối lấy bằng cử nhân Luật