Trong blog nhấn mạnh các tính năng Google Widgets tốt nhất dành cho Android, Google tiết lộ Google Maps sắp có widget mới mang tên Nearby Traffic. Cụ thể, Nearby Traffic (giao thông lân cận) sẽ có mặt trên màn hình chính của thiết bị, cung cấp các thông tin chi tiết về giao thông ở khu vực gần bạn với các dải màu xanh lá cây, hổ phách và đỏ. Bạn căn cứ vào đây để biết được có tắc nghẽn giao thông hay tai nạn nào không và từ đó điều chỉnh kế hoạch, tìm lộ trình thay thế.
Bạn cũng có thể phóng to, thu nhỏ để xem toàn cảnh tình hình giao thông mà không cần phải mở ứng dụng ra mọi lúc. Vị trí của bạn được minh họa bằng một chấm màu xanh dương nhỏ, di chuyển xung quanh bản đồ khi bạn thay đổi địa điểm. Nó biến Nearby Traffic thành một bản đồ mini phong cách video game thú vị.
Widget mới này sẽ được phát hành trong vài tuần tới và có sẵn trên điện thoại Android. Chưa rõ bản đồ Google trên iPhone có được widget tương tự hay không.
Dường như Google đã giữ đúng lời hứa sẽ mang lại nhiều cập nhật hơn cho ứng dụng bản đồ tại sự kiện I/O 2022. Các tính năng mới được bổ sung gần đây bao gồm ước tính phí cầu đường để người dùng dự đoán được chi phí cho hành trình của mình.
Du Lam (Theo TechRadar)
Google vừa cập nhật ứng dụng bản đồ Google Maps trên Android và iPhone để hiển thị chất lượng không khí của từng khu vực.
" alt=""/>Google Maps sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng giờ mỗi ngàyĐược cái bố tôi tính xởi lởi, hài hước nên hàng xóm ai cũng quý. Mỗi khi chúng tôi về quê có quà, bố chỉ dùng rất ít, còn lại mang chia hết cho mọi người.
Những việc ấy, chúng tôi thấy không vấn đề gì. Thế nhưng, có một việc 5 anh em không hài lòng là từ khi mẹ mất, mỗi tháng lĩnh lương người bố hiện 86 tuổi đều đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ để chia tiền.
Lương của bố được hơn 8 triệu đồng, bố chia cho mỗi nhà 300.000 đồng. Hai em ruột thì bố cho 500.000 đồng/người.
Có lần bức xúc quá, tôi nói thẳng với bố: “Nhà mình không nghèo, nhưng con cháu cũng chưa giàu. Lương của bố, nếu không tiêu hết, bố cất đi phòng lúc ốm đau. Việc gì bố phải cho người ngoài nhiều như thế?”.
Bố tôi cười, bảo: “Bố già rồi, tiền cầm cũng không làm gì. Bố chỉ giữ lại một phần để lúc ốm đau, về già thêm vào với các con. Còn lại bố chia cho các em, các cháu và hàng xóm - những người tối lửa tắt đèn với bố mấy chục năm qua. Họ khó khăn con ạ.
Xóm mình có 10 nhà, 2 nhà khá giả thì không cần giúp nữa. Còn lại, 5 nhà có cụ già không lương hưu mà con cháu lại ít quan tâm, 1 nhà có 2 đứa con khuyết tật, 2 nhà còn lại thì lũ trẻ học giỏi mà bố mẹ chúng khó khăn. Với mình, 300.000 đồng không quá quý nhưng với họ là một khoản to.
Ngày xưa, bố đi bộ đội, rồi lại đi làm kinh tế, một mình mẹ ở nhà nuôi các con, nếu không nhờ anh em họ hàng, làng xóm hỗ trợ, chưa chắc mẹ con đã kham nổi để lo cho các con.
Giờ các con khôn lớn, thành đạt cũng là lúc bố trả ơn người ta. Việc này cũng khiến bố có thêm niềm vui lúc tuổi già. Thời gian của bố không còn nhiều nữa, bố muốn các con hiểu và ủng hộ bố”.
Nghe những lời bố nói, sống mũi tôi cay cay. Tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, bố đi vắng, mẹ phải đổi công với hàng xóm láng giềng để lo gặt hái. Trong xóm, nhà tôi là khó khăn nhất nên bà Đa, bà Tiễn, bà Hảo… vẫn thường mang cho chúng tôi mớ rau, con tép, khi thì quả khế, quả đào tiên.
Nhiều hôm mẹ đi làm công ở xa, còn gửi chúng tôi sang nhà bác Thống. Trưa đến, bác lại tất tả sang nấu hộ nồi cơm độn khoai để mẹ đi làm về, cả nhà có cái ăn ngay.
Tình cảm làng quê ngày đó ấm áp là thế. Vậy mà, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng tôi quên đi, giận hờn khi thấy bố giúp đỡ người khác.
Sau cuộc nói chuyện với bố hôm đó, tôi cũng phân tích lại với các anh, em của mình về chuyện bố chia tiền cho hàng xóm mỗi khi có lương. Cả 5 anh em đều hiểu ra và tôn trọng quyết định của bố.
Thậm chí, chúng tôi còn góp thêm tiền để bố tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt trong làng. Số tiền tuy nhỏ nhưng mang đến niềm vui cho vài người. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn cùng bố lan toả những điều tốt đẹp, để con cháu nhìn vào và noi gương, để mỗi ngày thức dậy là một ngày thấy cuộc đời này còn rất nhiều điều đẹp đẽ.
Ngọc Chỉnh(Nam Định)
Tham dự các Hội nghị có các Bộ trưởng, trưởng đoàn giáo dục các nước ASEAN, các nước ASEAN +3 và các nước tham gia Cấp cao Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Australia, New Zeanland. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (ngồi giữa) |
Hội nghị tập trung vào nội dung xây dựng kế hoạch hành động trong giáo dục giai đoạn 2016 - 2020, định hướng hợp tác giáo dục trong 5 năm tới và thống nhất các nỗ lực hợp tác về giáo dục trong khuôn khổ các Đối tác Đối thoại của ASEAN, các tổ chức quốc tế và các thể chế khác ủng hộ ASEAN.
Kế hoạch hành động Giáo dục ASEAN tập trung vào 8 lĩnh vực: Nâng cao nhận thức về ASEAN thông qua củng cố kiến thức về lịch sử Đông Nam Á; Chất lượng và cơ hội học tập cơ bản cho mọi người đặc biệt là những nhóm bị thiệt thòi; Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục; Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) và học tập suốt đời; Giáo dục vì sự phát triển bền vững; Phát triển giáo dục đại học và cơ chế đảm bảo chất lượng; Liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp; Và tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Các Bộ trưởng nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 10, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 và EAS lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Myanma vào năm 2018.
Các Bộ trưởng đồng thời cũng đã phê duyệt dự thảo sửa đổi Hiến chương Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) để phù hợp với những định hướng tương lai của ASEAN.
Các Bộ trưởng đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong hợp tác giáo dục trong khối ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và TVET, khung trình độ, đảm bảo chất lượng, dịch chuyển sinh viên, chuyển đổi tín chỉ, hợp tác giữa các trường đại học, và kết nối giữa các cá nhân.
Đồng thời, thông qua Tài liệu hướng dẫn về trao đổi và dịch chuyển sinh viên nhằm phát triển giáo dục đại học trong khuôn khổ ASEAN + 3 thông qua việc thúc đẩy trao đổi sinh viên và cơ chế đảm bảo chất lượng đào tạo.