VNPT cho biết, ứng dụng My VNPT nhắm tới mục tiêu khách hàng của VNPT có thể chủ động quản lý quá trình sử dụng dịch vụ bất kỳ lúc nào; đặc biệt là những khách hàng dùng dịch vụ Internet cáp quang, dịch vụ điện thoại cố định hay dịch vụ truyền hình vốn chưa có nhiều công cụ hỗ trợ.
Ra mắt đúng dịp sinh nhật mạng di động VinaPhone tròn 22 tuổi (26/6/1996 - 26/6/2018), My VNPT đánh dấu sự “thay máu” trong chiến lược chăm sóc khách hàng của VNPT: online hoá các công cụ để khách hàng chủ động, dễ dàng quản lý dịch vụ đang sử dụng. Đây cũng là công cụ kết nối VNPT và khách hàng, tạo ra mối tương tác 2 chiều chặt chẽ và tối ưu quyền lợi, quyền quyết định của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ của VNPT.
My VNPT là ứng dụng tự quản lý (selfcare) của VNPT dành cho tất cả các khách hàng bao gồm khách hàng di động VinaPhone, khách hàng điện thoại cố định, khách hàng Internet cáp quang và MyTV. Truy cập ứng dụng, khách hàng có thể tra cứu toàn bộ thông tin lịch sử sử dụng, lưu lượng tài khoản, cước, dịch vụ, khuyến mãi, nạp tiền/ thanh toán hoá đơn, phản ánh chất lượng hay báo hỏng... My VNPT đặc biệt tiện lợi với những khách hàng sử dụng đa dịch vụ của VNPT, bởi chỉ bằng 1 số điện thoại, khách hàng có thể chủ động quản lý, theo dõi tất cả các dịch vụ đang sử dụng.
Theo VNPT, điểm nổi bật của My VNPT là tính tiện ích, minh bạch và nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Các tính năng của ứng dụng My VNPT được thiết kế dựa trên phân tích nhu cầu của khách hàng đối với từng nhóm dịch vụ.
Đối với dịch vụ di động, My VNPT cho phép khách hàng tra cứu thông tin về các dịch vụ mình đang sử dụng, các chương trình khuyến mại, đăng ký/huỷ dịch vụ, nạp thẻ/ thanh toán hoá đơn đa kênh… Đặc biệt, My VNPT cung cấp dữ liệu về các tài khoản lưu lượng, tài khoản cước theo thời gian thực, cước nóng phát sinh đối với dịch vụ chuyển vùng quốc tế, tạm tính thử cước chuyển vùng quốc tế theo nhu cầu giúp khách hàng kiểm soát cước phí và chi tiêu di động.
" alt=""/>VNPT ra mắt ứng dụng hỗ trợ chăm sóc khách hàng My VNPTTrong trận đấu giữa Thụy Điển – Hàn Quốc, một bước ngoặt khiến cho trận đấu đi vào đó là vào phút 64, cầu thủ mới vào sân thay người Kim Min-woo xoạc bóng khiến Claesson bị ngã trong vòng cấm.
Tưởng chừng sẽ không có quả penalty nào dành cho Thụy Điển khi trọng tài Joel Aguilar xua tay cho trận đấu tiếp tục. Tuy nhiên chỉ vài giây sau đó, qua trao đổi với tổ giám sát trận đấu và sử dụng công nghệ VAR để bắt lỗi chính xác nhất, trọng tài đã cho dừng trận đấu và chỉ tay vào chấm phạt đền.
Thụy Điển được hưởng 1 quả penalty và dễ dàng ghi bàn, giúp đem về chiến thắng tối thiểu 1 bàn trước Hàn Quốc.
Ngay sau khi trận đấu giữa Thụy Điển và Hàn Quốc diễn ra lúc 19h ngày 18/6 kết thúc, Google tại Việt Nam ghi nhận lượt tìm kiếm về “VAR” bỗng dưng tăng vọt, thậm chí đứng số 1 về tìm kiếm tính đến đầu giờ sáng ngày 19/6.
Người hâm mộ Việt Nam có lẽ tò mò muốn biết VAR là gì, tại sao VAR lại quan trọng đến như vậy tại FIFA World Cup 2018?
" alt=""/>VAR, công nghệ khiến Hàn Quốc ôm hận gục ngã trước Thụy Điển là gì?Phát ngôn viên của mạng xã hội lớn nhất hành tinh, qua cuộc trao đổi với trang Quartz, cho biết hãng đã bắt đầu tung quảng cáo dạng video tự động phát tới một nhóm nhỏ người dùng. Facebook đã nhận ra Messenger là một môi trường tách biệt với mạng xã hội cũng như các sản phẩm khác như News Feed và Stories trên Instagram - nơi các sản phẩm quảng cáo vốn dĩ đã trở thành thiết yếu và người dùng cũng dần làm quen với việc phải nhìn quảng cáo.
“Chúng tôi sẽ dần dần phát hành quảng cáo video một cách có tính toán. Người dùng Messenger hằng tháng vẫn là ưu tiên hàng đầu của công ty và họ vẫn sẽ kiểm soát được trải nghiệm sử dụng dịch vụ”, phát ngôn viên Facebook nói.
Nhưng “kiểm soát được trải nghiệm” không đồng nghĩa với việc người dùng có thể loại bỏ quảng cáo hoàn toàn khỏi ứng dụng, chỉ có nghĩa rằng bạn được quyền ẩn quảng cáo, báo cáo hoặc quản lý cách Facebook target quảng cáo vào mình mà thôi.
![]() |