Được biết, ông Tuấn bắt đầu thực hành tại bệnh viện này từ ngày 1/7.
Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967 ở Hà Nội, là bác sĩ tim mạch nổi tiếng. Tháng 10/2021, khi đang là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Tuấn bị khởi tố liên quan vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội (nơi ông từng là giám đốc từ 2012-2020). Tháng 12/2021, ông bị cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam. Tháng 4/2023, tòa tuyên mức án 3 năm tù với ông Tuấn.
Ông bị tước chứng chỉ hành nghề nhưng không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án.
Một lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết "có nghe thông tin" Giáo sư Tuấn xin được thực hành tại Bệnh viện Hữu Nghị (là bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý), tuy nhiên chưa có báo cáo cụ thể.
“Theo quy định, trường hợp bác sĩ Tuấn đã gián đoạn 24 tháng liên tục không hành nghề khám chữa bệnh nên để được cấp giấy phép hành nghề lại, bác sĩ này phải trải qua thời gian thực hành 12 tháng”, vị lãnh đạo trao đổi với VietNamNet.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định.
Theo Nghị định 96/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, từ năm 2024, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sĩ là 12 tháng, giảm 6 tháng so với quy định trước đó. Trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 9 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Trừ các trường hợp trên, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp tỉnh/thành phố (ví dụ sở y tế) cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2023).
Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc, có thời hạn 5 năm.
Với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, năm 2023 - “Năm dữ liệu số quốc gia” đã đã được xác định tập trung vào phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã “cầm nhịp” năm dữ liệu số quốc gia, hướng đến tạo ra sự thay đổi căn bản, tạo những tiền đề cơ bản cho sự phát triển về dữ liệu của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Trao đổi tại hội nghị ngày 20/12, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia cho hay: “Dữ liệu không thể xây dựng ngay mà cần tích lũy, làm giàu theo thời gian. Năm 2023 - Năm dữ liệu số quốc gia cần được hiểu mới là sự khởi đầu cho quá trình phát triển dữ liệu với bước đầu tiên là “ươm mầm” dữ liệu. Tuy vậy, năm dữ liệu số quốc gia cũng đã đạt được một số “hoa, nụ, quả bói”, tạo niềm tin về những vụ mùa bội thu tiếp theo”.
Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng thông tin về một số kết quả chính trong năm quốc gia về dữ liệu số. Qua tổng hợp, năm nay, Bộ TT&TT nhận thấy dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Cụ thể, hiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu đã được ban hành đủ các khía cạnh về tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu tương đồng với xu hướng chung của thế giới.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho chuyển đổi số như cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử, cán bộ công chức viên chức đã cơ bản hoàn thành, được đưa vào khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia mang lại những giá trị đo lường được, cảm nhận được.
Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 63%. Số cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng trưởng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 lên 2.077 cơ sở dữ liệu. Việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50%.
Bên cạnh một số bộ, ngành đã xây dựng đưa vào khai thác hiệu quả, tạo ra giá trị từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhiều địa phương như Đà Nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên Huế... đã bắt đầu xây dựng, đưa vào khai thác các kho dữ liệu dùng chung, cung cấp dữ liệu mở phục vụ xử lý thủ tục hành chính theo hướng lấy người dân làm trung tâm.
Nhờ vậy, người dân không phải kê khai thông tin, dữ liệu thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi; đồng thời, phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp theo hướng dựa trên số liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.
Đặc biệt, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo ra những giá trị cụ thể thực tế như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Theo thống kê, trung bình hằng ngày có khoảng 1,78 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP; tổng số giao dịch qua nền tảng này từ khi đưa vào sử dụng đến nay là hơn 1,65 tỷ giao dịch.
Ngoài ra, trong năm 2023, Bộ TT&TT đã lần đầu tiên tổ chức kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về việc tuân thủ Nghị định 47 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; qua đó thúc đẩy hơn việc tạo lập, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia.
Bộ TT&TT đã trình dự thảo Chiến lược dữ liệu quốc gia
Cũng tại hội nghị, các chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm trong tạo dựng, khai thác và chia sẻ dữ liệu nhằm phục vụ hữu hiệu công cuộc chuyển đổi số.
Từ thực tế triển khai, ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay, hiện các cơ quan trung ương như Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT... chưa chia sẻ dữ liệu cho các địa phương do vướng các quy định pháp luật chuyên ngành trái với quy định tại Nghị định 47 năm 2020 của Chính phủ; vì thế các cơ quan này chờ sửa luật chuyên ngành, mới chia sẻ dữ liệu. “Chúng tôi kiến nghị Bộ TT&TT có đề nghị các cơ quan trung ương rà soát, ban hành Nghị định sửa đổi một số điều hoặc có Thông tư hướng dẫn việc chia sẻ dữ liệu cho các ngành, địa phương”, ông Trần Ngọc Thạch đề xuất.
Điểm ra những thông lệ quốc tế tốt trong việc phát triển và khai thác dữ liệu, bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia cao cấp về khu vực công của Ngân hàng Thế giới nêu ra 5 yếu tố đảm bảo thành công trong triển khai. Đó là: Lãnh đạo - Cam kết hỗ trợ, quyết định đầu tư trọng điểm của toàn chính phủ; Ứng dụng - Triển khai nhanh các trường hợp ứng dụng; Vai trò rõ ràng - Quản lý dữ liệu, chủ quản dữ liệu, giám quản dữ liệu và người dùng; Quản lý dữ liệu - Chính sách dữ liệu, kiến trúc dữ liệu và chất lượng dữ liệu; Công nghệ - Tích hợp dữ liệu và nền tảng chia sẻ dữ liệu.
Trong dài hạn, các chuyên gia đều cho rằng cần thiết có chiến lược phát triển dữ liệu quốc gia. Theo thống kê sơ bộ, trên thế giới đã có hơn 10 nước, 4 tổ chức quốc tế ban hành chiến lược dữ liệu.
Với kỳ vọng Việt Nam sẽ bước cùng nhịp với các nước đi đầu trên thế giới về thúc đẩy phát triển dữ liệu số, Bộ TT&TT đã tham mưu, xây dựng dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc ban hành Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030. Dự thảo Chiến lược này đã được Bộ TT&TT trình trong tháng 12/2023 và đang trong quá trình thẩm định của các cơ quan liên quan.
Theo đại diện Viện Chiến lược TT&TT, đơn vị trực tiếp soạn thảo, tư tưởng xuyên suốt của dự thảo Chiến lược dữ liệu quốc gia là Nhà nước dẫn dắt, định hướng toàn dân tham gia xây dựng và cùng hưởng lợi ích.
" alt=""/>Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc![]() |
Tại Paris, Pháp, điều luật về việc bất cứ ai cũng có quyền được trồng cầy trong khuôn viên thành phố vừa mới được thông qua. Theo đó, những người làm vườn có thể trồng cây trên những bờ tường, mái nhà, dưới gốc cây hay quanh hàng rào. |
![]() |
Họ cũng có thể trồng cây ở phía trước cửa nhà hoặc trụ sở, cơ quan. Họ có thể trồng hoa, rau hay các loại quả. |
![]() |
Mục tiêu của thị trưởng Paris- Anne Hidalgo là có thể tạo ra khoảng 100 hec-ta bờ tường sinh động và những mái nhà xanh cho đến năm 2020. Người dân trong thành phố cũng được khuyến khích trồng đa dạng cây cối và họ có thể trở thành “người làm vườn của không gian Paris”. |
![]() |
Những người làm vườn phải sử dụng các phương thức trồng trọt không làm nguy hại đến môi trường, tránh thuốc trừ sâu, đồng thời đẩy mạnh đa dạng sinh học. |
![]() |
Họ cũng cần phải duy trì một thành phố xanh và cùng với đó vẫn phải đảm bảo cây trồng tạo cảnh quan, thẩm mỹ cho thành phố. |
![]() |
Chính quyền thành phố Paris hy vọng, cư dân nơi đây có thể sáng tạo ra những địa điểm độc đáo có thể trồng cây hoặc có thể tạo ra dụng cụ trồng cây với hạt giống và một chút đất. |
![]() |
Những người dân ở đây cho biết, họ cũng có một vài gợi ý từ phía thành phố thế nhưng họ hy vọng có thể sử dụng sức sáng tạo của mình để có thể biến Paris thành một thành phố xanh. |
![]() |
Chính quyền thủ đô Paris mong rằng điều luật này có thể đem lại lợi ích cho người dân đồng thời tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi đây. |
Thi Thi(Theo Inhabitat)
" alt=""/>Thủ đô Paris: Người dân trồng cây quanh thành phố