Theo Sky Sports, HLV Thomas Tuchel ký hợp đồng có thời hạn 18 tháng với FA khi ngồi vào "ghế nóng" của "Tam sư" nhưng ông chỉ bắt đầu làm việc từ ngày 1/1/2025.
Điều này đồng nghĩa với việc HLV tạm quyền Lee Carsley sẽ tiếp tục dẫn dắt tuyển Anh ở các trận UEFA Nations League gặp Hy Lạp và Ireland vào tháng 11 tới.
HLV Thomas Tuchel thể hiện tham vọng lớn cùng đội tuyển Anh (Ảnh: FA).
Giám đốc điều hành FA, Mark Bullingham cho biết có khoảng 10 ứng viên đã được phỏng vấn cho chiếc ghế HLV trưởng tuyển Anh nhưng cuối cùng HLV Thomas Tuchel được chọn là do có tầm nhìn rõ ràng trong mục tiêu giành chức vô địch World Cup 2026.
Kể từ chức vô địch World Cup 1966, tuyển Anh vẫn chưa một lần đăng quang ngôi vương ở giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh cũng như chưa giành bất kỳ danh hiệu lớn nào khác.
Tại Euro 2020, tuyển Anh để thua Italy trong loạt sút luân lưu ở trận chung kết và chỉ giành ngôi á quân. Đến Euro 2024, "Tam sư" một lần nữa chỉ về nhì khi thất bại trước Tây Ban Nha ở trận chung kết với tỷ số 1-2.
"Tôi hiểu rằng để có thể vô địch World Cup là nhiệm vụ rất khó khăn. Nhưng khi tôi đưa ra kế hoạch cho mình từ tháng 1/2025 cho đến World Cup 2026, tôi cảm thấy phấn khích vì nó phù hợp với đam mê của tôi, phấn đấu thúc đẩy nhóm cầu thủ này tiến lên.
Tôi hy vọng có thể thuyết phục mọi người và chứng minh mình xứng đáng vai trò HLV trưởng đội tuyển Anh. Tôi sẽ làm mọi thứ để thể hiện sự tôn trọng với trách nhiệm được giao phó và đó là mục tiêu của tôi trong 18 tháng tới.
Mọi người có thể yên tâm rằng chúng tôi sẽ thực hiện điều đó bằng niềm đam mê và cảm xúc. Chúng tôi sẽ cố gắng thiết lập các giá trị, nguyên tắc và quy tắc càng nhanh càng tốt để biến giấc mơ thành hiện thực", HLV Thomas Tuchel nói về mục tiêu giúp tuyển Anh tái hiện chức vô địch World Cup năm 1966.
Chiến lược gia người Đức cho biết hợp đồng 18 tháng tương đối ngắn nhưng sẽ rất hợp lý bởi nó cho phép ông tập trung hoàn toàn vào World Cup.
"Đó là 18 tháng và sau đó chúng tôi sẽ quyết định ngồi lại với nhau hay không. Cá nhân tôi có nhiều kinh nghiệm với những bản hợp đồng kéo dài 18 tháng. Tôi nghĩ đây là khoảng thời gian tốt vì nó sẽ giúp chúng tôi tập trung.
Chúng tôi ở đây để làm việc hướng đến kết quả tốt nhất có thể cho World Cup và sau đó hãy cùng xem điều gì sẽ xảy ra", chiến lược gia 51 tuổi chốt lại.
" alt=""/>HLV Thomas Tuchel đặt mục tiêu vô địch World Cup cùng đội tuyển AnhCác golfer vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Ví dụ như trong môn golf, có 3 hệ thống các giải đấu lớn, có ảnh hưởng gần như ngang nhau, gồm PGA Tour (do người Mỹ điều hành), DP World Tour (trước mang tên European Tour) và LIV Golf (được sáng lập và điều hành bởi các tỷ phú Saudi Arabia).
Trong số này, nếu như DP World Tour gần như giữ thái độ trung dung, thì 2 hệ thống PGA Tour và LIV Golf đối đầu nhau ra mặt. PGA Tour quy định, các golfer đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf thì không được thi đấu ở các giải thuộc hệ thống PGA Tour, và ngược lại.
Điều này khiến cho nhiều golfer buộc phải đánh đổi, khi lựa chọn hệ thống để thi đấu. Ví dụ như cựu số một thế giới Brooks Koepka (Mỹ), hay người đang giữ kỷ lục là tay golf lớn tuổi nhất từng vô địch một giải major (tương đương với tính chất các giải Grand Slam trong môn quần vợt) Phil Mickelson (Mỹ), không thể tham dự PGA Tour, sau khi đã chuyển sang LIV Golf.
Trong môn golf, cựu số một thế giới Brooks Koepka do đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, nên bị cấm thi đấu ở hệ thống PGA Tour (Ảnh: Getty).
Tương tự như thế là trường hợp của golfer có cú phát bóng mạnh nhất thế giới hiện nay Bryson DeChambeau (Mỹ). Anh chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, không còn cơ hội đấu các giải trên PGA Tour. Đồng thời, PGA Tour cũng gây sức ép khiến các golfer đã chuyển sang LIV Golf, không còn được cộng điểm xếp hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Những nhà điều hành các hệ thống giải này không giải thích dài dòng, họ chỉ tuyên bố đã thi đấu trên hệ thống khác, xem như đương nhiên sẽ không được thi đấu song song trên hệ thống của họ. Hiểu đơn giản là các vận động viên (VĐV) không được phép đầu quân cho 2 nơi cùng lúc. Các golfer cứ thế mà lựa chọn hệ thống thích hợp với mình.
Giải pháp giải quyết xung đột
Quay trở lại với câu chuyện 87 cơ thủ Việt Nam vừa bị Liên đoàn billiards pool thế giới (WPA) cấm thi đấu 6 tháng (từ tháng 10/2024 - 4/2025), do dự giải Hà Nội Open (kết thúc cách đây vài ngày).
Giải đấu này nằm trong hệ thống của WNT (hệ thống các giải billiards pool chuyên nghiệp trên khắp thế giới), trong khi đây là hệ thống từng xung đột với WPA. Chính vì thế, WPA một khi không thể ngăn cản các cơ thủ xuất hiện ở các giải đấu của WNT, họ thực hiện luôn lệnh cấm dành cho các cơ thủ nói trên, ở các giải đấu do WPA điều hành.
Giải pháp tốt nhất cho các cơ thủ là WPA và WNT phải giải quyết tốt các xung đột đang có giữa 2 tổ chức này (Ảnh: HT).
Trong số các giải đấu do WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành, có các giải thuộc những đại hội thể thao quen thuộc với người Việt Nam, gồm SEA Games và Asiad. Thế nên, thiệt thòi dành cho các VĐV Việt Nam trong cuộc xung đột quyền lợi giữa hai hệ thống quản lý các giải đấu lớn này càng lớn.
Cũng liên quan đến vụ việc này, bên tổ chức giải gồm Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Liên đoàn billiards & snooker Hà Nội, không sai, bởi họ tổ chức giải đúng luật. Phía WPA cũng có lý với lệnh cấm của mình, bởi lệnh cấm chỉ diễn ra trong nội bộ các giải đấu do WPA điều hành.
Chỉ có các VĐV phải chịu thiệt vì buộc phải chọn hệ thống mà họ muốn thi đấu, đã chọn hệ thống này thì không được tham dự các giải thuộc hệ thống kia và ngược lại.
Giải pháp tốt nhất chỉ đến một khi các tổ chức lớn trong môn billiards gồm WPA và WNT tìm được tiếng nói chung, giải quyết các xung đột giữa hai tổ chức này. Khi đó, các VĐV mới được thi đấu nhiều giải hơn, không cần phải đau đầu để lựa chọn nữa!
" alt=""/>Cơ thủ Việt Nam bị cấm thi đấu và sự phức tạp của hệ thống thế giớiKatie Ledecky ăn mừng sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết nội dung bơi tự do 1.500m nữ (Ảnh: Getty).
Trước đám đông hò reo phấn khích tại đấu trường La Defense (Pháp), kình ngư người Mỹ đã tách khỏi những người bơi khác ngay từ đầu và dần dần nới rộng khoảng cách dẫn trước. Ledecky dần bỏ xa các đối thủ qua từng vòng bể từ đầu đến cuối để giành tấm HCV một cách thuyết phục.
Kình ngư Anastasiia Kirpichnikova của chủ nhà Pháp giành huy chương bạc (HCB) trong khi Isabel Gose của Đức giành huy chương đồng (HCĐ).
"Tôi hài lòng với thời gian, hài lòng với cảm giác của mình. Hạnh phúc và niềm vui, nó cứ thế tuôn trào", Ledecky nói sau chiến thắng.
Ledecky hiện đã giành được tổng cộng 8 HCV ở 4 kỳ Olympic khác nhau (nữ vận động viên bơi lội đầu tiên làm được điều này) và chưa từng thua cuộc đua này trong 14 năm qua. Kình ngư người Mỹ hiện đang nắm giữ 20 lần bơi nhanh nhất trong lịch sử ở cự ly 1.500m tự do nữ.
Katie Ledecky còn thi đấu nội dung số một của mình là 800m tự do nữ, nhiều khả năng cô sẽ bảo vệ thành công HCV để thiết lập cột mốc mới. Đó là đoạt 4 HCV tại 4 kỳ Olympic liên tiếp trong cùng một nội dung thi đấu gồm tại London 2012, Rio de Janeiro 2016, Tokyo 2020 và Paris 2024.
Đây cũng là nội dung nữ kình ngư 27 tuổi người Mỹ này đang nắm giữ cả 2 kỷ lục Olympic và thế giới với thành tích 8 phút 04,79 giây. Nội dung 800m tự do nữ thi đấu vòng loại ngày 3/8 và chung kết ngày 4/8 (giờ Việt Nam), cũng là ngày thi đấu cuối của môn bơi lội tại Olympic.
Ryan Murphy, VĐV giành huy chương vàng Olympic bơi ngửa người Mỹ, đã ca ngợi về tầm quan trọng của Ledecky đối với môn bơi lội của đội tuyển bơi Mỹ.
Murphy cho biết: "Cô ấy liên tục nỗ lực để cải thiện bản thân và điều đó thật đáng kinh ngạc đối với môn thể thao của chúng tôi. Ledecky là một trong những người giỏi nhất mọi thời đại. Chúng tôi thực sự may mắn khi có cô ấy trong đội với tư cách là một VĐV và một người lãnh đạo."
" alt=""/>Kình ngư Katie Ledecky giành HCV thứ 8, lập kỷ lục Olympic