Bà Mai cho biết một lon nước ngọt 330ml chứa khoảng 35g đường, cung cấp khoảng 140 kcal nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng khác.
Lạm dụng đồ uống có đường gây ra những tác hại sau:
Thứ nhất, thừa cân, béo phì
Theo bà Mai, người dân tăng tiêu thụ đường tự do sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng do dư thừa lượng đường. Ngoài ra, thức uống này làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn.
Thứ hai, tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, tim mạch
Một người tiêu thụ thêm 355ml nước ngọt tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 88.000 phụ nữ tham gia nghiên cứu trong 20 năm cho thấy, một ngày uống 710ml đồ uống có đường có nguy cơ bị bệnh mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành cao hơn 1,35 lần.
Thứ ba, mắc bệnh đái tháo đường
Người lạm dụng nước ngọt kể cả nước hoa quả làm tăng tình trạng kháng insulin gây ra đái tháo đường tuýp 2. Uống 117ml nước ngọt một ngày, bạn có thêm 18% nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Hiện nay đái tháo đường là “đại dịch” ở Việt Nam (7 triệu người mắc).
Thứ tư, ảnh hưởng tới răng và xương
Một phân tích từ 104 bài báo cho thấy tiêu thụ nước ngọt có hàm lượng đường cao và nồng độ axit có thể góp phần gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Tại Trung Quốc, nghiên cứu trên 1.600 học sinh 12-14 tuổi cho thấy thanh niên tiêu thụ trung bình là 53,1g đường/ngày đến từ nước ngọt là chính làm gia tăng bệnh răng miệng. Tất cả các loại nước ngọt thử nghiệm đều ăn mòn men răng.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hành động quyết liệt để đảo ngược xu hướng lạm dụng nước uống có đường, giảm thừa cân béo phì.
Trên thế giới, một biện pháp phổ biến giảm đồ uống có đường đó là tăng giá thông qua tăng thuế đồ uống có đường. Hiện hơn 100 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Nếu chúng ta tăng giá 10% sẽ giảm 11% nhu cầu tiêu thụ. Người dân chuyển sang thức uống lành mạnh hơn, ngăn chặn thừa cân béo phì, giảm nguy cơ bệnh không lây trong tương lai.
1. Cá chép om dưa
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- Thịt mỡ (mình lựa phần mỡ có dính ít thịt)
- Dưa muối chua
- Cà chua, dấm bỗng
- Gừng, hành khô, nghệ, hành lá, thì là, ớt.
![]() |
Thực hiện:
Bước 1: Với món cá chép om dưa mình rất thích om với tóp mỡ để ăn cùng. Thế nên mình mua thịt mỡ, rửa sạch, thái miếng và rán mỡ vớt ra phần tóp để riêng, phần mỡ sẽ dùng để rán cá.
Bước 2: Cá chép đánh vẩy, mổ bụng, làm sạch. Khứa vào đường trên bề mặt cá. Sát ít muối vào trong phần bụng cá đã rửa sạch, thấm khô. Cho cá vào chảo rán qua cá cho vàng da là được. Đối với món cá chép om dưa bạn có thể rán hoặc không rán cá cũng được. Nhưng mình thích rán qua cá để cá giảm bớt mùi tanh.
Bước 3: Cà chua rửa sạch, bổ cau rồi xào với mỡ (hoặc dầu ăn).
Bước 4: Tiếp đó cho dưa chua vắt bớt nước vào xào cùng, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Bạn cho gừng thái sợi và ớt hiểm đập dập vào xào cùng nếu thích ăn cay. Dưa xào chín nếu muốn tăng độ chua có thể chế thêm một bát con dẫm bỗng (nếu dưa nhà tự muối có thể dùng nước muối dưa để tăng độ chua, nhưng chú ý điều chỉnh độ mặn vì nước muối dưa đã mặn sẵn). Lượng nước trong nồi phải chế đủ sao cho đến khi cho cá vào thì sâm sấp mặt cá.
Bước 5: Nước om dưa sôi bạn cho cá chép, tóp mỡ và ít bột nghệ (hoặc nghệ tươi giã dập) để om cùng.
Bước 6: Lật cá 1 lần trong khi om để cá ngấm đều vị chua, cay, mặn đều hai bên. Lật nhẹ nhàng tránh làm nát cá. Cá ngấm đều vị bạn rắc hành, thì là cắt khúc vào trong nồi và bắc xuống.
Bước 7: Cá chép om dưa ăn nóng mới ngon, nên món này mọi người thường để cá vào một đĩa inox hoặc vẫn để trong nồi vừa đun vừa ăn.
![]() |
Bạn nên ăn kèm món này với bún sợi và rau sống để cân bằng với vị chua, cay, nóng của món ăn. Nếu thích bạn có thể phi hành khô để rắc lên món này khi ăn nhé!
2. Đậu nhồi thịt xốt cà chua
Nguyên liệu:
- 4 bìa đậu phụ to
- 200g thịt mông xay nhỏ
- 1 nắm hành lá; 1 củ hành ta; 3 quả cà chua lớn
- Gia vị: Bột canh, đường, nước mắm, ớt vừa đủ
![]() |
Cách làm:
Bước 1: Đậu phụ cắt đôi theo chiều ngang. Dùng dao rạch hình vuông ở giữa mỗi miếng đậu nhỏ, dùng thìa múc phần đậu bên trong hình vuông ra nhưng không làm thủng đáy miếng.
Bước 2: Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu.
Hành lá thái nhỏ, hành củ bóc vỏ thái nhỏ.
Bước 3: Trộn thịt với một ít đậu được múc ra cho mịn. Thêm xíu bột canh, hành lá, rồi trộn đều.
Bước 4: Dùng thìa, xúc phần thịt này vào giữa các miếng đậu. Dùng thìa ấn nhẹ và miết cho mịn. Làm lần lượt cho đến hết.
Bước 5: Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho đậu nhồi thịt vào rán vàng cả hai mặt nhưng không cần rán kỹ quá sẽ khiến đậu và thịt bị khô. Sau đó cho đậu ra đĩa.
Bước 6: Phi hành củ thơm trong nồi với ít dầu ăn. Sau đó, cho cà chua vào xào. Thêm nước mắm, bột canh, đường vừa đủ vào. Đun cho đến khi cà chua nhuyễn.
Thêm chút nước nếu cà chua đặc quá.
Sau đó, thêm đậu phụ nhồi thịt rán vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi đậu ngấm cà chua và gia bị.
![]() |
Cho đậu nhồi thịt ra đĩa sâu lòng, rưới xốt cà chua lên trên, trang trí ít hành lá lên rồi thưởng thức nhé!
Món đậu nhồi thịt xốt cà chua tuy giản dị nhưng vô cùng trôi cơm.
3. Kho quẹt
Nguyên liệu:
- 250g thịt ba chỉ (càng mỡ càng tốt)
- 30g tôm khô
- 1 tép tỏi nhỏ
- Nửa củ hành khô, 1 cây hành lá (không bắt buộc), 1 quả ớt nhỏ (không bắt buộc)
- 2 thìa mắm, 1 thìa đường, 2 thìa nước (dùng nước ngâm tôm khô), 1 thìa cà phê nước hàng
Cách làm:
Bước 1: Thịt ba chỉ lọc bỏ da, cắt riêng mỡ và thịt nạc, cắt hạt lựu cả hai thứ này. Tỏi bóc vỏ, bằm nhuyễn. Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng. Hành lá cắt khúc nhỏ. Tôm khô ngâm nước nóng cho nở mềm, vớt ra và giữ lại nước ngâm tôm.
Bước 2: Món này dùng niêu đất là ngon nhất, nhưng nếu không có thì cả nhà dùng chảo chống dính cũng được. Để lửa vừa, cho phần mỡ vào và rang để mỡ lỏng tiết ra từ từ. Trong quá trình rang nếu thấy mỡ bị dính chảo thì có thể cho thêm một chút dầu ăn vào. Rang đến khi mỡ chuyển màu vàng nâu và teo lại thì vớt ra để sang một bên.
Bước 3: Phần mỡ lỏng trong chảo nếu còn nhiều thì có thể bỏ bớt, chỉ giữ lại 2-3 thìa súp. Tăng lên lửa trung bình – to, cho tỏi và hành khô vào phi cho thơm, sau đó cho thịt nạc và tôm khô vào xào cho săn.
Bước 4: Pha nước sốt theo tỉ lệ: 1 nước mắm : 0,5 đường : 1 nước (dùng nước ngâm tôm khô sẽ đậm đà hơn). Tỉ lệ này cũng chỉ mang tính tham khảo thôi nên các bạn có thể nêm nếm lại theo khẩu vị cá nhân nhé. Phần sốt này nhiều hay ít hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích của mọi người.
Cho phần nước sốt này vào trộn với tôm và thịt, giảm xuống lửa vừa, đun thêm khoảng 10-15 phút đến khi nước sốt cạn bớt và hơi sệt lại. Cho hành xanh, ớt và tóp mỡ vào rồi tắt bếp. Dọn ra dùng nóng.
Rau củ đủ các loại tươi ngon, ăn với nồi kho quẹt nóng hổi đậm đà, sốt mặn ngọt cay vừa phải, tóp mỡ giòn tan. Ngoài ra, xôi, cơm cháy hoặc cơm trắng cũng có thể ăn cùng kho quẹt.
4. Sườn rang muối
Chuẩn bị:
- 500gr sườn heo
- 5 củ sả, 3 thìa bột muối
Cách làm:
Bước 1: Sườn rửa sạch và cắt thành miếng hình chữ nhật vừa phải. Sả rửa sạch, thái chỉ mỏng, muối bột có thể mua bán sẵn hoặc tự làm (Làm muối rang bằng 100gr gạo nếp rang, 50gr đậu xanh rang, 100gr muối, tất cả xay nhuyễn thành bột).
Bước 2: Sườn ta chần qua nước sôi và muối.
Bước 3: Cho dầu rán vào chảo nóng và cho sườn vào chiên cho vàng đều hai mặt, khi sườn chín vàng đều, cho sả đã thái chỉ vào chiên cùng đến khi sả chín vàng. Tắt bếp và chắt hết phần dầu rán có trong chảo đi.
Bước 4: Cho một thìa to bột muối vào rang cùng sườn và đảo nhanh đều tay sao cho từng miếng sườn bám đủ gia vị bột muối và rang đến khi sườn có màu vàng và khô.
Tắt bếp, trình bày sườn rang muối ra đĩa. Món sườn ngon quyện lẫn hương sả cùng với bột muối thơm lừng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
5. Cà ri bò khoai tây
Nguyên liệu:
- 700g thịt ức bò, thái thành các miếng vừa ăn
- 1 bát cà rốt, cắt thành miếng vừa ăn; ½ củ hành tây đỏ, thái lát; 1 bát lớn khoai tây, cắt thành các miếng vừa ăn; 1 quả ớt xanh, cắt nhỏ; 2 tép tỏi; 100g sốt cà ri vàng
- 240ml nước ấm; 15ml dầu ăn; Muối
- Cơm trắng ăn kèm
- 50ml sữa dừa
Để hầm thịt:
- 1 nhánh hành lá
- 2 lát gừng
Cách làm:
Bước 1: Thái thịt thành các miếng nhỏ rồi chần trong nước sôi từ 2-3 phút cho hết chất bẩn.
Bước 2: Cho thịt bò vào một nồi áp suất, thêm hành lá, gừng thái lát và nước xâm xấp mặt thịt. Hầm trong khoảng 40 phút hoặc 20 phút ở áp suất cao cho bò mềm.
Bước 3: Rau củ cắt miếng như phần nguyên liệu đã yêu cầu. Đun nóng dầu ăn trên chảo, thêm tỏi vào xào thơm, sau đó cho tất cả các nguyên liệu bên trên vào xào cùng trong 1-2 phút.
Bước 4: Cho thịt bò từ nồi áp suất sang một nồi thường. Đổ nước thịt bò sang, rồi cho tất cả các nguyên liệu vừa được xào vào, đun sôi.
Bước 5: Thêm sốt cà ri vào, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, nêm nếm, thêm muối cho vừa miệng.
Khi khoai tây mềm, cho cà ri bò ra bát, ăn kèm cơm nóng nhé!
(Theo Khám phá)Trong cơ cấu thu của các đài, đáng quan tâm nhất là doanh thu từ hoạt động quảng cáo. Năm 2022, tổng doanh thu quảng cáo trên phát thanh, truyền hình đạt 7.565 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với năm 2021. Mặc dù tổng thu từ quảng cáo tăng nhưng một số đài địa phương ghi nhận doanh thu quảng cáo giảm đáng kể.
Một số hoạt động có thu khác cũng chứng kiến dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, thu từ hoạt động liên kết sản xuất chương trình chỉ đạt 185,5 tỷ đồng, giảm 30%. Hoạt động tài trợ chỉ đem về 206 tỷ đồng cho các đài, giảm hơn 70% so với năm 2021.
Năm 2022, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đài PTTH vẫn duy trì ổn định ở mức trên 4.900 tỷ đồng.
Đa số đài PTTH chưa thực hiện cơ chế đặt hàng, tự chủ
Theo quy định, đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu.
Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế báo chí năm 2023, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết, hết năm 2022, cơ bản các cơ chế chính sách, pháp luật hỗ trợ đặt hàng tuyên truyền thuộc lĩnh vực báo chí, trong đó có PTTH đã khá đầy đủ và đồng bộ.
Cả nước hiện có 22 đài tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Một số đài PTTH địa phương từng tự chủ nhưng do ảnh hưởng từ đại dịch nên phải kiến nghị cấp ngân sách, đồng thời xin giảm mức tự chủ xuống tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
Hiện 17/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) và đơn giá sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình phục vụ cơ chế đặt hàng tuyên truyền cho các đài.
10/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt định mức KTKT nhưng chưa phê duyệt đơn giá sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình. Các tỉnh, thành phố còn lại vẫn tiếp tục cơ chế giao dự toán kinh phí để các đài thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền như trước đây.
Theo đánh giá của Cục PTTH&TTĐT, các cơ quan chủ quản, đặc biệt ở địa phương đã từng bước chuyển đổi việc cấp ngân sách từ cơ chế giao dự toán kinh phí sang đặt hàng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.
Tuy nhiên, đa số các đài vẫn được cấp kinh phí từ ngân sách thông qua cơ chế giao dự toán thực hiện nhiệm vụ, chưa thực hiện được cơ chế đặt hàng để hình thành phương án tự chủ chi thường xuyên.
Hiện trạng này phản ánh mục tiêu tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên đối với khối đài PTTH chưa có kết quả như định hướng của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc.
Đổi mới để lĩnh vực phát thanh, truyền hình phát triển
Thói quen nghe, xem, hưởng thụ thông tin của người dân Việt Nam đang dần thay đổi. Nhờ sự phát triển của công nghệ, mỗi cá nhân giờ đây hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Đây là thách thức lớn buộc các đài PTTH phải tự làm mới để duy trì và phát triển.
Một thách thức khác là nguồn nhân lực bị giới hạn do chủ trương cơ cấu lại theo hướng tinh giản về số lượng biên chế, đổi mới về tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo Cục PTTH&TTĐT, trước thực tiễn hiện nay, để thích ứng và phát triển, lĩnh vực PTTH cần đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ từ các cấp, các ngành và từ chính các đài. Trong đó, thay đổi nhận thức của người đứng đầu là quan trọng nhất.
Để các đài sớm tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, cơ quan chủ quản cần chủ động xử lý, quyết định các vấn đề theo thẩm quyền đã được phân cấp.
Các đài cũng cần đổi mới cách quản trị con người, tài chính, tài sản... bằng các giải pháp số để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí.
Hoạt động sản xuất chương trình PTTH phải áp dụng công nghệ số, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn. Các đài cần phân phối, truyền dẫn nội dung đến khán, thính giả trên các nền tảng số bên cạnh phương thức truyền thống.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho rằng, chính các đài PTTH cần chủ động tham mưu, đề xuất cơ quan chủ quản để dần tăng tỷ trọng nguồn thu từ đặt hàng tuyên truyền so với nguồn thu từ giao dự toán thực hiện nhiệm vụ.
Bộ TT&TT đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các đài dần tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, tự đổi mới để phát triển bền vững. Tuy nhiên, để sớm đạt kết quả, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chủ quản và tinh thần chủ động của các đài PTTH.