Như vậy là, liên tục sau sự cố mất an toàn thông tin xảy ra với hệ thống thông tin thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và một số đơn vị liên quan vào chiều ngày 29/7/2016, các website của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức đã bị các đối tượng xấu tấn công, làm thay đổi giao diện.
Cụ thể, vào 21h30 tối ngày 29/7, chỉ vài tiếng sau khi trang mạng chính thức của Vietnam Airlines bị chiếm quyền kiểm soát và chuyển sang trang mạng xấu ở nước ngoài, website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã bị hacker tấn công. Thời điểm đó, khi truy cập vào địa chỉ: vff.org.vn, màn hình trang chủ website của VFF đã bị thay đổi, hiển thị dòng chữ “Hacked - Wolf Hacker” thông báo trang đã bị nhóm Wolf tấn công, kèm hình ảnh con sói trên nền đen; phía dưới là dòng chữ Ả rập và tiếng Anh. Theo thông báo của VFF, sau 3 tiếng kể từ thời điểm phát hiện sự việc, website của VFF được khôi phục, hoạt động bình thường.
Tiếp đó, vào ngày 30/7, website của Đại học Kinh tế Quốc dân cũng được ghi nhận đã bị hacker xâm nhập, mặc dù giao diện trang không bị thay đổi, vẫn hoạt động bình thường song một số thư mục trong của website bị hacker để lại thông tin cảnh báo và một số nội dung xuyên tạc.
![]() |
Sáng nay, ngày 3/8/2016, trao đổi với ICTnews, ông Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở TT&TT Nam Định cho biết, vào ngày 1/8 vừa qua, trang web của Sở Tài chính Nam Định tại địa chỉ sotaichinh.namdinh.gov.vn đã bị hacker tấn công làm thay đổi giao diện website.
" alt=""/>Sau Vietnam Airlines, website Sở Tài chính Nam Định bị hacker “hỏi thăm”Ngay sau khi sự việc khách hàng bỗng nhiên mất 500 triệu đồng trong tài khoản, Vietcombank lên tiếng khẳng định nguyên nhân xuất phát từ việc chính khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/8/2016.
"Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên", Vietcombank khẳng định.
Ngay lập tức, nhiều người đã đặt câu hỏi nghi ngờ: Tại sao khách hàng không mất điện thoại, OTP trên điện thoại của khách hàng không nhận được mã xác nhận giao dịch mà tiền trong tài khoản vẫn chuyển đi thành công? Phải chăng đã có "sự cố" nào đó về bảo mật OTP từ phía ngân hàng?
Trong khi bản chất vụ việc còn chưa được công bố cụ thể do đang chờ cơ quan công an điều tra.
Hãy nghe Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico phân tích "Trong trường hợp này “lỗi” sẽ thuộc về ai?":
Trong trường hợp khách hàng bỗng dưng mất tiền sẽ có 3 khả năng xảy ra:
Một là lỗi của khách hàng. Do khách hàng sơ suất vào trang web mạo danh, vào những trang nhiễm virus có khả năng bị lộ mật khẩu, để bị đánh cắp thông tin. Sau đó “kẻ trộm” đã dùng những thông tin này để truy cập tài khoản, chuyển khoản, rút tiền.
Đặc biệt trong trường hợp khách hàng làm mất điện thoại, để “kẻ trộm” có thể vừa lấy được mật khẩu, lại vừa lấy được mã OTP và rút tiền một cách “hợp pháp”, thì khách hàng sẽ có lỗi 100%.
Trường hợp thứ 2 là lỗi ở ngân hàng. Có thể là ngân hàng làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng. Lỗi này có thể do lỗi trong bảo mật. Và trong trường hợp này thì lỗi hoàn toàn thuộc về ngân hàng, không liên quan tới khách hàng.
Trường hợp thứ 3 là lỗi thuộc về cả ngân hàng và khách hàng. Có thể là do lỗi kỹ thuật, phần mềm mà ngân hàng không đảm bảo được cho khách hàng về mặt bí mật, mật khẩu. Thì trường hợp này ngân hàng có thể chịu chính hoặc chịu một nửa, còn tùy vào kết luận sau khi kiểm tra.
Tuy nhiên, dù trong bất cứ trường hợp nào kể trên thì ngân hàng đều có lỗi, dù ít hay nhiều, ông Đức khẳng định.
Phân tích cụ thể trong trường hợp khách hàng như chị Hương, ông Đức cho biết hiện nay cũng khó có thể xác nhận lỗi thuộc về 100% ngân hàng hay chỉ là một phần, dù cho 7 lần chuyển khoản qua thẻ của chị đều không thấy gửi mã OTP về điện thoại.
Bởi, “kẻ trộm” có thể đã dùng phương thức nào đó để “qua mặt” ngân hàng bằng cách không cần OTP hoặc dùng một loại mã khác. Ngay cả việc chị Hương nói không truy cập trang web nào lạ hay giả mạo. Nhưng đó mới là lời nói từ một phía. Sự việc cần có điều tra, xác minh thì mới xác nhận lỗi thuộc về ai, ông Đức phân tích.
Tuy nhiên, việc này cũng rất khó, cần có sự hợp tác của ngân hàng, cần có một cơ quan trung gian đứng ra đánh giá, kiểm tra thì mới có kết luận khách quan. Nhưng cơ chế ở ta thì chưa thật rõ ràng trong vấn đề này.
"Nếu để bản thân ngân hàng tự kiểm tra thì lúc nào họ cũng có thể lắc đầu từ chối trách nhiệm, lúc nào cũng có thể viện lý do để đổ tội cho khách quan, thậm chí là đổ cho khách hàng được", Luật sư Trương Thanh Đức thẳng thắn.
" alt=""/>Câu hỏi nóng vụ nửa đêm mất 500 triệu trong tài khoản VietcombankBất chấp P3S Mobile lý giải rằng muốn đem đến một thời gian trải nghiệm thuần cầu thủ Việt để thể hiện tính chất bản địa hóa sâu của game, việc quanh quẩn một số lượng nhỏ cầu thủ vẫn khiến game thủ nhanh chóng chán nản.
Giờ phút này, hầu hết fan bóng đá của P3S Mobile đều kỳ vọng vào Mùa Giải 2 từ ngày 27/11 - phiên bản được P3S Mobile khẳng định sẽ "cập nhật những Siêu Sao sáng giá nhất làng túc cầu thế giới đương đại".
Trang chủ của tựa game này cũng đã có những thông tin cho biết hàng trăm Siêu Sao cùng hàng ngàn danh thủ quốc tế khác sẽ chắc chắn đổ bộ vào game ngày 27/11. Không những thế, game còn bổ sung đội hình huyền thoại của tuyển Việt Nam bao gồm Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Quyến ...
P3S Mobile cũng rất tự tin đặt tên cho phiên bản này là "Mùa Siêu Sao" và còn kèm theo sự kiện Black Friday phá giá thị trường. Được biết, trong ngày Black Friday, toàn bộ Cửa Hàng của P3S Mobile sẽ giảm giá mạnh tay đến 50%, kèm theo khuyến mãi bonus 30% Vàng.
Nếu tất cả thông tin trên của P3S Mobile không phải "hư cấu" thì tựa game này rất có khả năng sẽ tiếp tục leo thang Bảng Xếp Hạng khi thời gian qua, tuy số lượng cầu thủ bị hạn chế, game vẫn có lúc cùng MU Origin song bá Top New Free Google Play.
P3S Mobile là cái tên Hàn Quốc thứ 2 rung chuyển làng game mobile thời gian gần đây, sau MU Origin. Gameplay quản lý bóng đá hiện đại cùng công nghệ đồ họa Unity 3D và trí tuệ nhân tạo high-end là những tính năng nổi bật nhất của game, bên cạnh bộ dữ liệu cầu thủ quốc tế có bản quyền - điều mà rất ít tựa game khác có được.
Cầu thủ quốc tế bản quyền là tính năng xa xỉ thường chỉ những game PC, Console bom tấn mới dám chịu chi. Ngay cả Top Eleven, tựa game quản lý bóng đá danh tiếng những năm qua cũng không có điều này.
Trang chủ: http://p3s.goplay.vn
Bi Boyz
" alt=""/>P3S Mobile thanh minh cho nghi án quảng cáo sai sự thật