Djokovic thi đấu vất vả ở trận ra quân (Ảnh: ATP).
Vukic chơi tốt hơn trong các pha giao tranh kéo dài với Djokovic, ghi 19 điểm từ đường cuối sân còn Djokovic chỉ có 13 điểm, trong đó có 18 điểm từ cánh thuận tay. Dẫu vậy, Djokovic đã giành được 83% số điểm trong lần giao bóng đầu tiên và đáp trả tốt khi đối phương giao bóng lại, khiến Vukic chỉ có 27 % điểm số trong giao bóng hai.
Djokovic có khởi đầu tốt với break ở game đầu tiên của set thứ nhất. Nhanh chóng bứt phá, tay vợt người Serbia giành thêm break ở game thứ 7 để tiến tới chiến thắng 6-2 rất chóng vánh.
Tuy nhiên, Djokovic khởi đầu không tốt tại set thứ hai, anh để đối thủ sớm có break. Vukic sau khi cứu triple break-point ở game thứ 3 đã không thể kéo dài lợi thế, anh bị đòi break ở game thứ 5. Sau một màn rượt đuổi quyết liệt, Djokovic mắc sai lầm ở game 12, để mất break ở game này anh đã không còn cơ hội sửa sai. Vukic thắng 7-5 và quân bình tỷ số 1-1.
Ở set quyết định, Djokovic chơi chắc tay, anh đã có break ở game thứ 5 và game thứ 9, qua đó thắng nhanh 6-3 và kết thúc trận đấu với chiến thắng 2-1 sau 2 giờ 12 phút.
Djokovic đang giữ kỷ lục 40 danh hiệu Masters 1000. Với chiến thắng trước Vukic, tay vợt người Serbia cán mốc 400 chiến thắng, cùng với Rafael Nadal (406) là hai tay vợt có trên 400 chiến thắng tại đấu trường Masters 1000.
Trở lại giải đấu ở California sau 5 năm vắng bóng, Djokovic đang hướng tới việc giành được danh hiệu kỷ lục thứ sáu ở Tennis Paradise, giúp anh trở thành người thứ ba đạt được 1.100 trận thắng trong sự nghiệp thi đấu. Lần gần nhất Djokovic vô địch Indian Wells là năm 2016, khi anh nâng cao chiếc cúp ở giải đấu này năm thứ ba liên tiếp.
Djokovic đã lập kỷ lục 415 tuần ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP và chắc chắn anh sẽ tiếp tục kéo dài kỷ lục sau Indian Well. Tiếp theo, tay vợt người Serbia sẽ gặp Luca Nardi, tay vợt nhận suất đặc cách người Italia đã bất ngờ đánh bại Zhang Zhizhen tại vòng 2 với tỷ số 6-3, 3-6, 6-3 để tiến bước.
" alt=""/>Djokovic cán mốc 400 chiến thắng tại Masters 1000Sau khi nghỉ hưu, cựu HLV Ferguson thường xuyên tới sân theo dõi Man Utd thi đấu (Ảnh: Getty).
Theo một nguồn tin từ đội chủ sân Old Trafford, cuộc chia tay diễn ra trong hòa bình. Nguồn tin cho biết đây là một trong nhiều trách nhiệm tốn thời gian mà Ferguson phải từ bỏ, và ông luôn được chào đón tại Old Trafford.
Man Utd đã thực hiện các đợt cắt giảm việc làm trên diện rộng như một phần của các biện pháp tiết kiệm chi phí, trong bối cảnh câu lạc bộ đã chịu lỗ trong một thời gian dài. Ferguson sẽ từ chức đại sứ vào cuối mùa giải này. Ông từng dẫn dắt Man Utd giành 38 danh hiệu, bao gồm 13 chức vô địch Premier League và 2 danh hiệu Champions League, trước khi ông nghỉ hưu vào năm 2013.
Hiện tại, Man Utd đang đứng ở vị trí thứ 14 sau khi kết thúc mùa giải tệ nhất ở vị trí thứ tám tại Premier League, mặc dù đã chi hơn 200 triệu bảng cho cầu thủ trong mùa giải trước. Tổng cộng, câu lạc bộ đã chi khoảng 600 triệu bảng Anh cho các cầu thủ mới kể từ khi huấn luyện viên người Hà Lan Erik ten Hag lên nắm quyền trước mùa giải 2022-23.
Hiện chưa rõ liệu việc cắt giảm chi phí có ảnh hưởng đến các đại sứ khác của Man Utd hay không, bao gồm các cựu cầu thủ Andy Cole, Park Ji-sung, Dwight Yorke, Denis Irwin và Bryan Robson.
" alt=""/>Man Utd "cắt việc" của cựu huấn luyện viên Alex FergusonPan Zhanle là VĐV châu Á đầu tiên giành HCV nội dung bơi 100m tự do nam sau 92 năm (Ảnh: Getty).
Đồng thời, Pan Zhanle cũng phá luôn kỷ lục Olympic thuộc về Caeleb Dressel (Mỹ) lập năm 2021 với thành tích 47 giây 02.
Đáng chú ý, kình ngư 19 tuổi người Trung Quốc trở thành VĐV thứ hai của châu Á giành HCV ở nội dung 100m tự do nam (vốn là thế mạnh của các VĐV châu Âu và Mỹ). Người châu Á gần nhất làm được điều này là VĐV người Nhật Bản, Yasuji Miyazaki, lập nên ở Olympic 1932 tại Los Angeles với thành tích 58 giây 02.
Kể từ đó tới nay, các VĐV giành HCV nội dung 100m tự do nam đều đến từ các nước phương Tây như Mỹ, Nga, Pháp hay Australia…
Cần nói thêm rằng trước khi lập kỷ lục thế giới, Pan Zhanle suýt phải dừng bước ở vòng loại. Anh có thành tích 48 giây 40 ở vòng loại, chỉ đứng ở hạng 15/16 VĐV lọt vào bán kết. Chính vì vậy, ở bán kết, anh chỉ bơi ở làn 8 lượt 2.
Tuy nhiên, ở vòng bán kết, Pan Zhanle đã lấy lại phong độ. Do đó, anh được xuất phát ở làn 4 ở phần thi chung kết.
Pan Zhanle mang về tấm HCV duy nhất cho Trung Quốc ở môn bơi (Ảnh: SS).
Xếp sau VĐV Trung Quốc là Kyle Chalmers (Australia) và David Popovici (Romania). Trong khi đó, niềm hy vọng huy chương của Mỹ là Jack Alexy và Chris Guiliano gây thất vọng lớn khi chỉ về đích ở vị trí thứ 7 và 8.
Sau khi giành tấm HCV, Pan Zhanle đã bị đối thủ kỳ thị. Anh chia sẻ: "Khi thi đấu xong, tôi đã chào hỏi Kyle Chalmers, nhưng anh ta không đáp lại và bỏ đi. Ngoài ra, Jack Alexy cũng không đáp lại tôi, rồi tỏ ra bực tức đập nước khi HLV tiến lại gần".
Sở dĩ các VĐV bơi lội Trung Quốc bị kỳ thị được cho là bởi họ đang bị điều tra vì sử dụng doping ở các giải đấu trước. Thậm chí, đã có án phạt được đưa ra, nhưng cuối cùng những VĐV này vẫn có mặt ở Olympic Paris 2024. Đó là lý do mà các VĐV Trung Quốc phải xét nghiệm doping liên tục trước khi giải đấu diễn ra.
Cho tới thời điểm này, đoàn thể thao Trung Quốc mới chỉ giành 1 HCV ở môn bơi. Dẫn đầu đang là Australia với 4 HCV, 5 HCB và 1 HCĐ, trong khi Mỹ xếp thứ 2 với 3 HCV.
Michael Phelps choáng váng trước kỷ lục của Pan Zhanle
Chia sẻ sau khi chứng kiến Pan Zhanle lập kỷ lục thế giới, VĐV huyền thoại Michael Phelps cho biết: "Điều đó thật kinh ngạc đối với tôi. Tôi chưa bao giờ thấy một chiến thắng cách biệt như vậy trong sự nghiệp bơi lội của mình. Thành tích 46 giây 40 không thể tin được".
" alt=""/>Kình ngư Trung Quốc bị kỳ thị sau khi đem về kỳ tích cho châu Á sau 92 năm