Bà Kamikawa khẳng định, Nhật Bản coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn nữa trên tất cả lĩnh vực; đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Hai bên cùng điểm lại những thành tựu nổi bật của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong 50 năm qua và trao đổi cởi mở, thực chất về phương hướng, biện pháp nhằm duy trì đà phát triển quan hệ và thúc đẩy quan hệ hai nước trong giai đoạn mới với tầm cao mới.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc cấp cao, trước mắt là các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên nhất trí tiếp tục chú trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân và hợp tác trong lĩnh vực mới.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị thúc đẩy và triển khai có hiệu quả ODA thế hệ mới cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam; Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu cùng các đối tác Nhật Bản.
Bộ trưởng cũng đề nghị Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục trong cấp thị thực cho công dân Việt Nam như xem xét: Đưa Việt Nam vào danh sách các nước được cấp thị thực điện tử; cấp thị thực dài hạn (5-10 năm) đối với người Việt Nam đã vào Nhật Bản nhiều lần và không vi phạm pháp luật; từng bước tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu, tầm nhìn chiến lược dài hạn đến năm 2030 - 2045, theo đó tập trung vào 4 lĩnh vực trọng điểm. Đó là làm sống động lại hợp tác ODA, trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược; mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại. Nhật Bản coi Việt Nam là thị trường và đối tác quan trọng nhiều tiềm năng, mong muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thêm sức hút mới đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực mới như chuyển đổi số, năng lượng xanh; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Ngoại giao Kamikawa cũng đánh giá cao vai trò và sự đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản; mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân; cho biết sẽ xem xét tích cực việc tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản.
Hai bên cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế đáng chú ý gần đây; khẳng định phối hợp chặt chẽ cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế.
Lệnh cấm được đưa ra nhằm giảm bất bình đẳng giáo dục. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng sự phổ biến ngày càng tăng của dịch vụ dạy thêm học thêm, gia sư riêng đang làm gia tăng khoảng cách tiếp cận giáo dục giữa các gia đình giàu có và thu nhập thấp.
Con cái những gia đình đủ khả năng chi trả có lợi thế rõ rệt về thành tích học tập cũng như khả năng tiếp cận các trường học hàng đầu, dẫn đến sự phân tầng xã hội lớn hơn.
Đồng thời, ngày càng nhiều sự lo ngại về sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh khi các em phải học nhiều giờ liền ở trường và trong các buổi học thêm ngoài trường. Áp lực học tập căng thẳng, lo lắng gia tăng và thậm chí dẫn đến các trường hợp tự tử ở học sinh.
Chính phủ Trung Quốc muốn chấn chỉnh ngành công nghiệp dạy - học thêm để khẳng định lại vai trò trung tâm của giáo dục công trong sự phát triển học thuật của học sinh.
Đầu năm 2024, Bộ Giáo dục Trung Quốc xin ý kiến về Dự thảo Quy định về Quản lý Đào tạo ngoài trường nhằm quản lý chặt chẽ hơn ngành công nghiệp này.
Cuba, Triều Tiên: Cấm hoàn toàn
Tại Triều Tiên, việc dạy kèm riêng là bất hợp pháp. Chính phủ quản lý chặt chẽ mọi khía cạnh của giáo dục. Bất kỳ hình thức dạy kèm riêng nào ngoài hệ thống giáo dục do nhà nước phê duyệt đều bị cấm.
Chính phủ Triều Tiên nhấn mạnh đến sự bình đẳng trong giáo dục và hệ tư tưởng tập thể - hai khía cạnh được cho là có thể bị việc dạy kèm riêng làm suy yếu. Cho phép các hoạt động như vậy sẽ đưa vào các yếu tố cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, nhu cầu dạy - học thêm, gia sư tại quốc gia này vẫn lớn, theo The Economist. Bất chấp lệnh cấm chính thức, thị trường gia sư tư nhân của Triều Tiên vẫn đang mở rộng, đặc biệt tập trung vào việc học tiếng Anh, theo thông tin của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Cuba cũng có hệ thống giáo dục tập trung, trong đó giáo dục tư nhân là bất hợp pháp, bao gồm cả dạy thêm, học thêm. Chính phủ Cuba coi giáo dục là một lợi ích công cộng nên được nhà nước cung cấp và tin rằng việc cho phép gia sư riêng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục.
Phương Tây vắng bóng?
Các nước phương Tây, cụ thể ở châu Âu hay châu Mỹ, vắng bóng trong danh sách này chủ yếu là do sự khác biệt về chính sách giáo dục hay thái độ văn hóa.
Ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và châu Mỹ, gia sư, dạy thêm và các lớp học thêm được chấp nhận như một phương tiện bổ sung cho giáo dục chính quy. Những hoạt động này thường được coi là cần thiết cho sự thành công toàn diện trong học tập, đặc biệt là trong các hệ thống giáo dục cạnh tranh.
Thay vì cấm hoàn toàn, nhiều quốc gia phương Tây quản lý việc dạy thêm thông qua việc cấp phép, đánh thuế và kiểm soát chất lượng.
Dạy thêm thường được coi là lựa chọn cá nhân bổ sung cho giáo dục công lập, và chính phủ thường tập trung vào việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục công chất lượng cao thay vì cấm việc lựa chọn các cơ sở giáo dục tư nhân hay học thêm, dạy thêm ngoài trường.
Trong khi bất bình đẳng giáo dục là một mối quan tâm trong ngành công nghiệp dạy thêm các chính phủ phương Tây thường giải quyết nó thông qua các chính sách nhằm cải thiện giáo dục công lập, cung cấp học bổng hoặc các chương trình dạy thêm miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay học lực kém.
Ở Đức, dạy thêm, học thêm là điều phổ biến, đặc biệt đối với học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp phổ thông Abitur.
Khoảng một nửa số học sinh được dạy kèm riêng tại một thời điểm nào đó trong suốt quá trình học tập, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hille, Spieß, & Staneva đăng trên Tạp chí DIW Economic Bulletin. Chính phủ không cấm nhưng đưa ra các quy định để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục.
Ở Mỹ, ngành công nghiệp dạy thêm tư nhân rất lớn, đặc biệt khi chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh đại học như SAT và ACT.