Mỗi ngày, ông Cho Sung-whoi (71 tuổi) đều đi giao hàng bằng tàu điện ngầm rồi xuống đi bộ đến nhà khách hàng.
Ông đi theo lộ trình trong ứng dụng điện thoại di động để đến địa chỉ của người nhận. Sau khi hoàn thành, ông quay lại văn phòng để nhận đơn hàng mới.
Ông Cho hiện là một trong 10 người "shipper tóc bạc" ở công ty giao hàng.
Nếu làm cả ngày, ông nhận tiền công khoảng 30 USD (hơn 764 nghìn đồng). Số tiền này được bổ sung vào khoản lương hưu ít ỏi, chưa đầy 110 USD/tháng của ông.
“Tôi có thể xin nghỉ bất cứ khi nào tôi muốn. Ưu thế lớn nhất của công việc này là tự do về thời gian”, ông nói.
Sau khi nghỉ hưu, ông Cho từng đi du lịch nhưng nhanh chóng cảm thấy vô nghĩa. Chỉ khi được giới thiệu công việc, ông mới tìm thấy lại sự hứng khởi.
Công việc không chỉ giúp ông tìm thấy niềm vui mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, sử dụng thời gian hữu ích hơn.
Trên thực tế, những người trên 65 tuổi vẫn tiếp tục đi làm như ông Cho không hề hiếm ở Hàn Quốc.
Bà Kim Nan-hyang (69 tuổi) dành cả đời để chăm sóc con cháu và cảm thấy tuổi hưu của mình bị chôn vùi trong những công việc thường nhật.
"Tôi muốn ra ngoài, hòa nhập với cộng đồng xã hội, để biết được bản thân có khả năng gì và khám phá nhiều con đường mới", bà nói.
Bà tìm đến Trung tâm Hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi Seoul. Bà yêu thích các công việc như hướng dẫn viên ở bảo tàng kim chi.
Bà nghĩ mình có thể tham gia các hoạt động xã hội, nhưng sẽ ý nghĩa hơn nếu tạo ra thu nhập. Do đó, bà Kim nghĩ đến việc bắt đầu kinh doanh.
Nỗ lực tạo việc làm cho người cao tuổi
Dù tuổi đã cao, nhiều người già vẫn tiếp tục đi làm. Lý do một phần vì lương hưu thấp, một phần vì họ tìm thấy niềm vui trong công việc.
Họp báo mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nói chính phủ sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người cao tuổi, đi cùng với cam kết tăng lương hưu.
Bà Park Joo-im, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi Seoul, cho biết người cao tuổi thường thiếu thông tin về cơ hội việc làm.
Họ cảm thấy không chắc về việc mình có thể làm và thường bắt đầu với những câu hỏi như: "Tôi có thể làm việc không?" hay "Có nơi nào thuê người cao tuổi không?".
Giáo sư Jung Jae Hoon, Đại học Phụ nữ Seoul nói: “Thay vì chỉ cung cấp việc làm, các chính sách trong tương lai nên tập trung tạo ra cơ hội việc làm theo định hướng thị trường.
Hỗ trợ họ làm chủ doanh nghiệp hoặc khuyến khích khởi nghiệp, đồng thời tuổi nghỉ hưu cần được điều chỉnh linh hoạt”.
Tối 17/7, chương trình Cuộc hẹn cuối tuầnsố đầu tiên lên sóng VTV3. Cùng với BTV Quốc Khánh và MC Huyền Trang, BTV Việt Hoàng - Người dẫn chương trình ấn tượng nhất VTV 2020đồng hành xuyên suốt mỗi số phát sóng. Ngay trong lần đầu xuất hiện, Việt Hoàng - người vốn đã được khán giả rất yêu thích qua chương trình điểm tuần của bản tin Chuyển động 24htiếp tục gây ấn tượng với phần bình luận về trào lưu sống ảo trên mạng.
Trong Cuộc hẹn cuối tuần,Việt Hoàng nhắc đến ca khúc chế đang gây sốt làChị ong nâu.Bên cạnh đó anh đề cập đến các ca khúc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học từng gây sốt là Để Mị nói cho mà nghecủa Hoàng Thuỳ Linh. "Em làm gì có người yêu, em còn đang sợ ế đây này". Diễn viên Việt Anh chia sẻ quan điểm, không nên đặt lên vai các trend vui vẻ trên mạng xã hội áp lực gì ghê gớm vì nó chỉ mang tính giải trí, với xu hướng bây giờ chỉ 1-2 tuần là hết sứ mệnh.
![]() |
BTV Việt Hoàng và các MC, khách mời. |
Đồng tình với nhận xét này, BTV Việt Hoàng nói: "2 tuần là tuổi thọ trung bình cho 1 trào lưu trên mạng xã hội, 2 tuần nữa không ai quan tâm chị ong nâu bay đi đâu. Trào lưu trên mạng xã hội đáng sợ đến mức có thể thay đổi cách sống của con người mà chúng ta hay gọi là trào lưu sống ảo".
Sau khi hát ca khúc nhạc chế về trào lưu chụp ảnh khoe lên Facebook trích trong chương trình Gặp nhau cuối năm 2018 với phần trình diễn ấn tượng của NSND Tự Long, Việt Hoàng tiếp tục có bình luận thú vị. "Những người sống như mơ, như thơ nhưng lại bất ngờ vẫn hiện diện từ Táo Quân 2018 đến nay, không bớt nhưng chỉ thêm. Tuy nhiên nhiều nước nhận ra đã đến lúc phải kiểm soát cách sống này".
![]() |
BTV Việt Hoàng dẫn chứng bức ảnh chế của Việt Anh minh hoạ cho chương trình. |
Na Uy thông qua đạo luật khi nhiều người nhận quảng cáo mà đăng lên mạng xã hội thì phải chú thích ảnh đã qua chỉnh sửa hay chưa nếu không sẽ bị xử phạt. BTV Việt Hoàng lấy ví dụ ảnh quảng cáo Việt Anh với thân hình 6 múi có thể sẽ bị xử phạt vì bị cáo buộc các bức ảnh chỉnh sửa quá đà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của người xem. Nhiều bức ảnh chỉnh sửa đẹp đến mức phi thực tế có thể làm người xem mặc cảm với ngoại hình bản thân, đặc biệt là trẻ em và vị thành niên. "Vẻ đẹp trên mạng có thực sự giúp chúng ta tự tin hơn khi đối diện với một người ở ngoài đời không", BTV Việt Hoàng đặt câu hỏi.
"Anh da nâu" bình luận: "Bước vào mạng xã hội giống như ngày xưa đi vào nhà gương. Con người có thể làm căng, làm méo, hay thổi phồng chính mình mà tấm gương che khuất lối ra".
Đoạn clip cho thấy quá trình chuẩn bị của cô gái thời tiết 9X cho bản tin sớm nhất trong ngày. Theo đó, cô phải dậy từ 4h sáng, 4h25 ra khỏi nhà, 4h45 đến VTV, thay trang phục - trang điểm, và 5h15 bước vào trường quay. Sau khi đọc kịch bản chuẩn bị thì 5h40, Xuân Anh lên hình bản tin đầu tiên. 6h20 cô lên sóng lần 2, cùng tham gia phần chào kết lúc 6h55 và kết thúc ca làm đầu tiên vào 7h sáng.