Thời điểm mới sinh, Bảo Ngọc không khóc, chỉ “a…a…”. Con nằm trong phòng sơ sinh 20 ngày mới được gặp mẹ, không thể nuốt sữa mà phải ăn qua đường ống. Chị Dương chưa ôm ấp con trong vòng tay, hưởng thụ cảm giác làm mẹ được bao lâu thì phát hiện cơ thể con gái tím tái dần, vội vàng đưa con nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tại đây, Bảo Ngọc phải nằm thở máy khoảng 1 tháng. Bác sĩ chẩn đoán con bị hẹp khí quản do động mạch cánh tay đầu chèn ép, viêm phổi, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm trùng bào thai. Sau khi cai máy thở thành công, con được xuất viện về nhà. Đó cũng là đêm duy nhất trong suốt 2 năm qua con được ở trong nhà mình.
Do cơ thể con thường xuyên tím tái, chị Dương đưa Bảo Ngọc lên Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang để theo dõi, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Qua kiểm tra, bác sĩ cho biết đường thở của con thông thoáng, không gặp vấn đề gì, đồng thời nghi ngờ con mắc hội chứng Pierre Robin. Đây là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp có nguy cơ tử vong cao nếu không được chăm sóc y tế thường xuyên.
Khi biết Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng phẫu thuật thành công giúp những em bé mắc hội chứng này, vợ chồng chị Dương quyết tâm vay mượn tiền để thuê xe cứu thương và điều dưỡng chăm sóc cho con, lặn lội quãng đường hàng ngàn cây số.
Qua thăm khám, bác sĩ xác nhận con mắc hội chứng Pierre Robin mức độ nhẹ, chưa cần can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, do con bị hẹp đường thở nặng nên bác sĩ phải mở khí quản tạm thời để con hô hấp. Dự kiến đợi đến khi con được 2 tuổi, nếu sụn cứng cáp thì sẽ đóng khí quản cho con, còn nếu tình trạng dị tật không tiến triển sẽ phải tiến hành phẫu thuật điều trị.
Đầu năm 2021, trở lại TP.HCM trong tâm trạng phức tạp lẫn mệt mỏi, chị Dương không biết tương lai của con sẽ ra sao. Cô bé vẫn tiếp tục phải nằm theo dõi, thở oxy liên tục tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Cũng bởi trước đó nằm viện quá dài, con mắc bệnh viêm phổi hoại tử.
Người mẹ nghẹn ngào: “Chỉ riêng những lần tôi chứng kiến, con đã ngưng tim ngưng thở tới 7 lần, dẫn đến di chứng não luôn rồi. Tôi sợ sau này con sẽ khờ khạo, ở cái tuổi này, chẳng biết chúng tôi có thể chăm lo cho con được bao lâu”.
Trước khi có Bảo Ngọc, chị Dương làm công nhân, tháng nào cũng phải chắt bóp, dành dụm để trả khoản nợ đã vay mượn để dựng căn nhà cấp 4. Vừa trả hết nợ thì gặp và nên duyên với anh Nguyễn Phạm Trấn Vũ.
Kể từ khi sinh con đến nay, chị Dương phải túc trực bên con 24/24 giờ. Một mình anh Vũ, chồng chị đi làm kiếm tiền trang trải. Cuộc sống vốn đã khốn khó, vừa trải qua đợt thất nghiệp dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lại bị chủ lật lọng, không trả tiền công, họ chỉ biết khóc tức tưởi vì thương con.
Chị Dương giãi bày, 2 năm nay, vợ chồng chị đã phải lo chi phí khoảng 200 triệu đồng để chữa bệnh cho con. Riêng chí phí cho đợt ra Hà Nội kéo dài hơn 1 tháng đã hết hơn 100 triệu đồng, bởi chi phí thuê xe cứu thương và điều dưỡng quá lớn. Hầu hết số tiền là do vợ chồng chị đi vay mượn của những người thân, quen, nhưng cũng chẳng còn ai dư dả để cho anh chị vay thêm nữa.
Ở bệnh viện, chứng kiến những em bé không may qua đời, chị Dương lo lắng đến kiệt sức. Đến nay, con gái chị đã tròn 2 tuổi, chị khao khát có thể đưa con ra Hà Nội để khám lại, nhưng đành bất lực, bởi chẳng thể kiếm đâu ra khoản chi phí cả trăm triệu đồng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thùy Dương; Địa chỉ: Ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; Điện thoại: 0941312278. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.136 (Bé Nguyễn Quỳnh Bảo Ngọc) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Trên thực tế, việc đỗ xe "kém duyên" của cánh tài xế là không hiếm gặp. Nhưng ở phía ngược lại, nhiều chủ nhà cũng đã nghĩ ra đủ cách nhằm hạn chế người khác đỗ xe trước cửa hoặc khu vực kinh doanh của mình, thậm chí còn đặt các chướng ngại vật để "xí chỗ" cho xe của gia đình một cách kệch cỡm.
Dưới đây là những kiểu xí phần đỗ xe khiến những người xung quanh không khỏi "gai mắt":
![]() | ![]() |
Có thể thấy, dù với bất cứ mục đích gì nhưng việc chủ nhà tự ý ngăn cản trái quy định việc dừng đỗ xe của người khác và chiếm dụng lòng đường làm của riêng là vi phạm pháp luật, cần được nghiêm trị.
Hoàng Hiệp(t/h)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tại cửa ra vào các trụ sở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT, Cục Tin học hóa khuyến nghị cần dán mã QR Code cài đặt ứng dụng Bluezone tại vị trí dễ nhận biết để hỗ trợ người dùng.
Khách đến liên hệ công tác tại các cơ quan, trụ sở của Bộ TT&TT cũng cần phải khai báo y tế điện tử. Việc khai báo sẽ được thực hiện trên 1 trong 3 ứng dụng Bluezone, NCOVI, Vietnam Health Declaration hoặc trên website tokhaiyte.vn. Việc khai báo y tế bản giấy sẽ chỉ được áp dụng với những người không có smartphone.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trong Bộ TT&TT cũng nhận được khuyến cáo phải quản lý người ra, vào trụ sở cơ quan bằng hình thức quét mã QR.
Để làm điều này, các đơn vị cần đăng ký “điểm kiểm dịch” và lấy mã QR của mình tại website tokhaiyte.vn. Mã QR này sẽ được in ra vào dán tại vị trí dễ nhận biết ở cửa ra vào mỗi cơ quan, đơn vị.
Quét mã QR là biện pháp nhằm lưu lại các mốc dịch tễ của người dùng. |
Khách đến liên hệ công tác sẽ buộc phải quét mã QR để kiểm dịch bằng 1 trong 3 ứng dụng Bluezone, NCOVI, Vietnam Health Declaration. Trong trường hợp sau khi quét mã QR kiểm dịch, ứng dụng cho biết người dùng chưa khai báo y tế hoặc khai báo đã hết hạn, họ sẽ buộc phải khai báo y tế và thực hiện lại việc quét mã.
Tại cửa ra vào các trụ sở cơ quan, Cục Tin học hóa cũng khuyến nghị cần bố trí bộ phận kiểm tra, giám sát việc quét mã QR kiểm dịch của cán bộ công nhân viên và khách đến liên hệ công tác.
Sử dụng ứng dụng truy vết Bluezone, khai báo y tế điện tử và quét mã QR kiểm dịch chỉ là 3 trong 5 giải pháp chống dịch bằng công nghệ được Bộ TT&TT đề xuất với các địa phương.
Trước đó, chia sẻ tại bản tin thời sự 19h00 ngày 26/5 của Đài Truyền hình Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, đổi mới cách tiếp cận công nghệ trong phòng, chống Covid-19 là kết hợp hài hòa giữa “phòng ngự” và “tấn công”.
Về mặt công nghệ, “tấn công” là việc bắt buộc sử dụng một số ứng dụng chủ chốt để phòng chống Covid-19, thay vì chỉ khuyến nghị như trước đây. Nếu khi trước, dữ liệu được phân tán theo từng ứng dụng thì giờ đây, dữ liệu phải được quản lý tập trung.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. |
Bộ TT&TT đã đề xuất bắt buộc sử dụng ứng dụng Bluezone. Người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp bắt buộc thực hiện khai báo y tế. Người dân sử dụng smartphone bắt buộc phải sử dụng ứng dụng xác định tiếp xúc gần khi đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
Các địa điểm công cộng, trụ sở cơ quan phải kiểm soát người đến, người đi, người ra, người vào bằng cách quét mã QR. Biện pháp thứ 4 là dùng công nghệ hỗ trợ việc giám sát người cách ly y tế.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, việc bật Bluetooth và sử dụng ứng dụng Bluezone khi đến nơi công cộng sẽ giúp người dùng bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng, hỗ trợ khoanh vùng dập dịch, truy vết nhanh.
Khi sự việc xảy ra, giải pháp này cũng sẽ giúp khoanh vùng cách ly những người có nguy cơ cao, thay vì tất cả mọi người. Với các cơ quan, tổ chức, việc phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.
Trọng Đạt
Đã có những tỉnh, thành phố, lượng người tải về và cài đặt ứng dụng Bluezone vượt mức 35%, thậm chí trên 40% dân số. Tuy vậy, số lượng tài khoản Bluezone thực sự hoạt động chiếm không nhiều.
" alt=""/>Khuyến nghị việc bắt buộc cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone