Máy ảnh của Sony Xperia XZ sở hữu 3 cảm biến, gồm cảm biến ảnh Exmor RS, cảm laser để lấy nét nhanh và rõ nét trong điều kiện sáng yếu, và cảm biến màu sắc giúp nhận biết màu sắc chính xác hơn.
![]() |
Camera chính 23MP của máy có tốc độ khởi động 0,6 giây từ chế độ chờ cho đến khi có thể bắt đầu chụp ảnh. Bên cạnh đó, Xperia XZ được trang bị thêm công nghệ chống rung hình ảnh được thừa hưởng từ các máy quay cá nhân Handycam của Sony. Với hệ thống chống rung 5 trục, người dùng có thể quay những thước phim ổn định trong khi đang bước đi hay quay cận cảnh.
![]() |
Camera trước 13MP có độ nhạy sáng cao - ISO 6400 và ống kính góc rộng tiêu cự 22mm/ tương đương góc 90 độ.
XZ được thiết kế kim loại nguyên khối, mặt lưng làm từ kim loại. Máy được bổ sung thêm màu xanh – Xanh-Forest Blue – bên cạnh những màu phổ thông như Đen-Mineral và Bạc-Platinum.
Như các dòng cao cấp khác của Sony, máy được trang bị khả năng kháng nước và bụi. Cảm biến vân tay được đặt cùng nút nguồn, ngay bên hông máy.
![]() |
Xperia XZ được trang bị bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 820, RAM 3GB, bộ nhớ trong 64GB. Máy có hai khe cắm SIM, pin dung lượng 2.900mAh.
Sản phẩm dự kiến được phân phối tại Việt Nam với các màu Đen Mineral, Bạc Platinum, Xanh Forest Blue từ ngày 03/10/2016.
Khi đặt hàng trước, khách hàng sẽ được tặng loa Hi-Res Bluetooth SRS-HG1 trị giá 4.290.000 đồng.
Những hình ảnh khác của máy:
" alt=""/>Sony giới thiệu Xperia XZ cao cấp nhất, giá gần 15 triệu đồngSự thật là khi chúng ta "delete" (xóa) dữ liệu nào đó trên máy tính, hay trên smartphone, trên máy ảnh số, hay các thiết bị tương tự, chúng ta không thực sự gỡ bỏ chúng ra khỏi thiết bị, chúng ta chỉ vừa mới ẩn chúng đi mà thôi. Dữ liệu mà chúng ta "delete" vẫn còn ở đó.
Các dữ liệu đã được "delete", đặc biệt là các dữ liệu chỉ vừa mới được "delete" gần đây có thể dễ dàng được khôi phục lại nhờ các phần mềm khôi phục dữ liệu như GetDataBack, hay Data Recovery và rất nhiều các phần mềm khác mà chúng ta có thể tìm thấy được trên Internet. Điều này sẽ là một tin tốt nếu chúng ta lỡ tay xóa đi dữ liệu cần thiết, nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu chúng ta thật sự muốn xóa hẳn dữ liệu đó.
Tóm lại, khi chúng ta thực hiện "delete" dữ liệu, chúng ta chỉ mới ẩn nó đi và khiến cho nó khó tìm thấy mà thôi.
Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng với ý nghĩa gỡ bõ hẳn khỏi cái gì. "Erase" dữ liệu thường được sử dụng có cân nhắc và hàm ý dữ liệu đó không còn tồn tại nữa thì tốt hơn. Thông thường có 3 cách để "erase" (xóa hẳn) dữ liệu: "wipe" hoặc "scrub" chúng bằng các phần mềm chuyên biệt, hay xử lý triệt để vùng từ lưu trữ dữ liệu, và cách thứ 3 là … tự tay phá hủy thiết bị bằng búa hoặc những công cụ khác gây tổn hại hoàn toàn.
Nếu chúng ta không còn muốn sử dụng dữ liệu trên ổ cứng hay thẻ nhớ, hay thiết bị nhớ di động, hay các thiết bị nhớ khác nữa, cách đầu tiên chúng ta nên sử dụng là "wipe" hoặc "scrub". Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở phạm vi trong cách xóa dữ liệu mà thôi.
Tóm lại, khi chúng ta "erase" dữ liệu, chúng sẽ rất khó hoặc không thể khôi phục lại được.
Thuật ngữ này thường được sử dụng khi chúng ta muốn xóa sạch mọi thứ hiện có trên ổ cứng, hoặc các thiết bị lưu trữ khác. Điều này có nghĩa là bao gồm cả dữ liệu mà chúng ta có thể thấy, truy cập được và dữ liệu đã bị "delete".
Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm chuyên biệt để xóa toàn bộ ổ cứng như File Destroyer, Sure Delete. Chúng sẽ phá hủy toàn bộ dữ liệu bằng cách ghi đè từng phần ổ đĩa bằng một trong các phương pháp tiêu hủy dữ liệu. Điều này, có thể xem là chúng ta sẽ có một ổ mới hoàn toàn sạch sẽ.