Trong thông tin mới phát ra hôm nay, ngày 30/5/2018, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, vị trí Giáo sư VinaCapital có nhiệm kỳ 4 năm, do Đại học RMIT Việt Nam và VinaCapital hợp tác tuyển dụng, sẽ tập trung nghiên cứu về kinh tế và thị trường vốn ở Việt Nam.
Là chuyên gia có tiếng tầm quốc tế về quy tắc và cách quản trị doanh nghiệp, Giáo sư Eddie đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong quản trị chiến lược cho các chương trình và hoạt động nghiên cứu của các khoa kinh doanh. Ông từng nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực học thuật tại ba trường đại học của Úc gồm Trưởng khoa Kinh doanh New England tại Đại học New England, Hiệu trưởng trường Kinh doanh và Quản trị tại Đại học Canberra, và Hiệu trưởng trường Đào tạo Sau đại học ngành Quản trị tại Đại học Southern Cross.
Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam cho biết ông vui mừng có được ứng viên hoàn hảo như Giáo sư Eddie cho vị trí giáo sư này.
Phó giáo sư Mathews Nkhoma chia sẻ: “Giáo sư Eddie đã đạt được những thành tựu nổi bật trên trường quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình nên chúng tôi hy vọng với vai trò đầu tàu trong mảng nghiên cứu, ông sẽ thúc đẩy mảng nghiên cứu của toàn trường. Giáo sư Eddie sẽ giúp phát triển và dẫn dắt nhóm nghiên cứu cũng như các chương trình nghiên cứu, đồng thời bồi đắp văn hóa nghiên cứu sôi động cho RMIT Việt Nam. Đặc biệt, ông sẽ thực hiện nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhân ở Việt Nam, tập trung vào một số ngành đặc biệt. Ông không chỉ mang lại những đóng góp giá trị cho VinaCapital và RMIT Việt Nam, mà còn cho cộng đồng và ngành tài chính”.
" alt=""/>RMIT Việt Nam bổ nhiệm Giáo sư chuyên nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhânViOlympic là cuộc thi Toán học và Vật lí trên Internet do Tập đoàn FPT tổ chức, dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Để góp mặt tại vòng thi quốc gia, tất cả các thí sinh đều phải trải qua các vòng thi tự do. Những thí sinh xuất sắc sẽ được tham gia kỳ thi cấp quốc gia.
Lễ tôn vinh và trao giải cuộc thi giải Toán và Vật lý qua Internet - ViOlympic năm học 2017 - 2018 khu vực miền Trung vừa được FPT tổ chức tại TP.Đồng Hới, Quảng Bình, với sự góp mặt của đại diện các Sở GD&ĐT khu vực miền Trung, đại diện các Phòng GD&ĐT ở tỉnh Quảng Bình cùng đông đảo thầy, cô giáo và học sinh xuất sắc của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Trước đó, lần lượt vào các ngày 19/5 và 23/5/2018, lễ tôn vinh và trao giải cuộc thi ViOlympic năm học 2017 - 2018 khu vực miền Bắc và miền Nam đã được tổ chức tại Hà Nội và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Năm học 2017 - 2018, toàn quốc có hơn 10.000 học sinh tham gia vòng chung kết cuộc thi Violympic, đến từ 49 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, tính chung cả 3 bộ môn Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lí có tổng số 2.151 học sinh đạt giải. Xét theo từng khu vực, tổng giải thưởng miền Bắc là 1.679 giải, miền Nam là 274 giải và miền Trung có 198 giải. Trong gần 200 học sinh đạt giải cuộc thi ViOlympic năm nay, có 8 huy chương Vàng, 23 huy chương Bạc, 46 huy chương Đồng và 121 giải Khuyến khích.
![]() |
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Đinh Bá Quang - Phó trưởng phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới, Quảng Bình nhận định, ViOlympic thực sự là một sân chơi bổ ích dành cho học sinh. Tham gia cuộc thi các em học sinh vừa được rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng khai thác Internet, kỹ năng giải Toán, hào hứng và hăng say hơn với môn Toán và Vật lý. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện để học sinh các cấp học được tham gia ViOlympic – một sân chơi trí tuệ thực sự bổ ích và lý thú”, ông Quang nói.
Năm nay cũng ghi dấu 1 thập niên phát triển của ViOlympic. Vào năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc thi giải Toán trên mạng Internet hoàn toàn miễn phí vì cộng đồng. ViOlympic mang trong mình sứ mệnh phát triển niềm đam mê toán học và công nghệ cho lớp trẻ Việt Nam.
Một năm sau khi thành lập, ViOlympic đã nhận được Giải thưởng CNTT và Truyền thông Việt Nam năm 2009, đồng thời, cũng ghi nhận lần đầu tiên giành giải thưởng Sao Khuê cho hạng mục sản phẩm và dịch vụ giáo dục.
Nhằm bồi dưỡng một thế hệ công dân toàn cầu, năm 2013, Violympic ra mắt cuộc thi giải Toán tiếng Anh. Năm học 2016 - 2017, Violympic cũng bổ sung thêm bộ môn Vật lí, đáp ứng niềm yêu thích môn học này của nhiều học sinh trên cả nước.
Với độ bao phủ rộng khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, những năm qua, ViOlympic đã liên tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc phổ cập và phát triển bộ môn Toán học trên toàn quốc. Trải qua 10 năm, ViOlympic đã có gần 50 triệu học sinh tham gia, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trở thành một thương hiệu tin cậy về Toán học trên Internet.
" alt=""/>Gần 200 học sinh miền Trung nhận giải cuộc thi ViOlympic năm học 2017Trong khi Bang chọn cách trả lời an toàn và dùng từ “tuyệt vời” để mô tả đạo đức nghề nghiệp của Faker, thì “Quỷ Vương Bất Tử” lại tỏ ra thoải mái hơn khi thừa nhận, anh thường xuyên trễ giờ và tỵ nạnh với người đồng đội ở tính đúng giờ.
“Tôi thường xuyên trễ giờ, nhưng Bang chẳng bao giờ muộn”, Faker giải thích khi cuộc nói chuyện đang xoay quanh chủ đề các buổi tập luyện vào buổi sáng, theo một bản dịch của trang Slingshot Esports. “Tôi muốn giống anh ấy hơn về khoản này.”
Faker và Bang đã sát cánh với nhau trong gần ba năm qua, và đã trải qua bao thăng trầm trong nghề game thủ khi khoác lên mình chiếc áo đỏ trắng đồng phục của SKT.
Gần một năm trước, SKT đã không thể lọt vào trận Chung kết LCK Mùa Hè 2016 sau khi bị KT đánh bại ở Bán kết. Tuy nhiên, năm nay, SKT đã không mắc phải sai lầm cũ, và đang hướng tới việc lần đầu tiên đứng nhất BXH một giải đấu LCK Mùa Hè – để đảm bảo có được một suất tại trận đấu quyết định tranh cúp vô địch.
Và với thắng lợi ở Ngày 1 – Tuần 5 LCK Mùa Hè 2017vừa qua, SKT vẫn đang đi đúng hướng. Giờ thì SKT đã vượt qua chính KT để tạm thời chễm chệ trên ngôi đầu BXH, Faker có thể tạm nghỉ giải lao để khắc phục thói xấu thường xuyên trễ giờ của mình.
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Faker nể Bang nhất ở điểm gì?